Ngày 20-04-2024 21:08:51
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6684804
Số người online: 12
 
 
 
 
“Thần y dược” hoa hòe
 
TNTT>) Tên khoa học Sophora japonica L. Họ đậu (fabaceae). Tên gọi khác: hoa hòe mễ. Dạng cây thân mộc, thuôn mảnh, cao có khi đến 4m, mọc hoang ở đồng cao trên 7m. Vỏ cây (thân, cành) màu lục, về già chuyển xanh huyền, nhẵn, không sần sùi.
“Thần y dược” hoa hòe 
 
24/07/2009 16:01 
 
(TNTT&GT) Tên khoa học Sophora japonica L. Họ đậu (fabaceae). Tên gọi khác: hoa hòe mễ. Dạng cây thân mộc, thuôn mảnh, cao có khi đến 4m, mọc hoang ở đồng cao trên 7m. Vỏ cây (thân, cành) màu lục, về già chuyển xanh huyền, nhẵn, không sần sùi.

Lá kép dáng lông chim, mọc so le, có từ 10-15 lá chét, mặt dưới có lông tơ, nhám. Hoa chùm hoặc lẻ màu vàng nghệ nhạt trổ ở đầu cành, khi kết nụ cho trái nhẵn, thắt cổ chai ở giữa các hạt, đầu mũi nhọn dài. Hạt dẹt, khi chín ngả màu nâu vẹc-ni bóng loáng.

Hoa trổ tháng 5- 8 âm lịch, đậu trái tháng 11-12 âm lịch. Ngành Đông y học thu hoạch nụ hoa phơi khô 3 nắng hoặc sao khử thổ chế biến thuốc (hoa nở không còn tác dụng chữa trị), trái cũng được áp dụng trong một số đơn thuốc.

Hoa hòe vị đắng nhạt, tính mát. Trái  tính mát, vị đắng pha chát. Được coi là vị thuốc giúp hạ thân nhiệt ở người sốt cảm, gan suy yếu, bổ và hạ độ huyết áp cao, cầm máu (nụ hoa tốt hơn trái) nhanh như vitamin K. Đặc biệt trái hòe chứa nhiều vitamin A như ớt, cà chua. Trị đau mắt, làm võng mạc và thủy tinh thể sáng lại. Cuối cùng, hoa hòe được xếp vào hàng “thần y dược” bổ não và phòng chống tình trạng căng thẳng hệ thần kinh dẫn đến đứt vi mạch máu não (nhờ trong hoa, trái có từ 20%-50% hoạt chất rutin củng cố sự bền chắc thành mạch máu dẫn về não).

Một số đơn thuốc từ hoa hòe

- Chọn mua hoa hòe còn tươi (hoặc đã phơi khô) ở hiệu thuốc Đông y, sao khử thổ cháy đen, tán nhuyễn thành bột. Đối với trẻ con, người lớn thân nhiệt hỏa vọng vượt mức (trên 390C), biến chứng các bệnh xuất huyết, chảy máu cam, dom chảy máu (ở hậu môn), ho khạc có đờm pha máu, nếu bệnh sơ khởi, dùng thang 10-15gr, người mắc bệnh lâu ngày dùng 20-30gr sắc trong 3 chén nước còn 8 phân. Uống mỗi sáng thức dậy, liền trong 7 ngày. Có thể xe thành viên, uống 2 cữ/ngày, 1 lần 3-5 viên, tùy lớn hay nhỏ.

- Cao huyết áp chữa thuốc Tây y lâu không dứt, trưa và chiều thường bị choáng váng (khi ngồi xuống, đứng dậy), nhức đầu, hoa mắt, các đầu ngón chân tay cảm thấy đau tê, vọp bẻ cơ chân (bắp chuối), mất ngủ, ăn không ngon, thần kinh bất ổn định. Mỗi ngày dùng từ 15-20gr hoa hòe và thảo quyết minh (hạt muồng trâu). Cả hai liều lượng bằng nhau, sao vừa vàng tới, tán nhuyễn thành bột cho vào 5ml nước cốt ngò gai + cần tây (khoảng 10gr mỗi thứ), xe thành viên. Ăn 3-5 viên/lần, 2 lần/ngày trước mỗi bữa ăn hoặc khi cảm thấy đói. Có thể pha từ 5-10gr (thuốc bột) vào 20ml trà xanh, uống khi khát.

- Phát hiện trẻ em (kể cả thanh niên) bị sốt, nóng (nghi sốt xuất huyết), trước khi nhập viện chẩn đoán, xét nghiệm, có thể áp dụng thang thuốc sau để sơ cấp cứu: 8-12gr hoa hòe, 8-12gr hạt muồng trâu (cả hai sao khử thổ đen sẫm), 10gr cỏ mực, 12gr rau má, 10gr mã đề, 8gr cỏ mần chầu và 8gr rau dấp cá, sắc với 1.000ml nước còn 500ml, chia làm 2 phần bằng nhau (250ml), giữ một phần, phần còn lại nấu tiếp với xác thuốc còn 100ml, pha với phần đã giữ, chia làm 5 phần (70ml), uống 5 lần trong ngày (sáng, trưa, xế, chiều và trước lúc ngủ). Thang thuốc này cũng dùng chữa chảy máu cam, chân răng (nướu) bị sưng nhiễm, chảy máu và người cao tuổi khó ngủ, tiểu khó.

Đông y sĩ Kiều Bá Long

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn