Ngày 17-04-2024 05:56:02
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6682864
Số người online: 12
 
 
 
 
ÔN THI THPT quốc gia MÔN NGỮ VĂN 12; ÔN TẬP KT HKII 11
 
Cô Sen lớp 12 Cô Sen - Cô Thái Nguyên, Ôn tập KY HKII thầy Vũ Văn 11;

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: NGỮ VĂN 11 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Giáo viên soạn giảng: Trương Khắc Vũ

---❧✯❧---

A.  Giới hạn nội dung ôn tập:

Phần 1: Đọc – hiểu (3 điểm)

- Học sinh ôn tập kĩ năng làm bài đọc – hiểu, phạm vi nằm ở những văn bản trong và ngoài chương trình.

- Văn bản trong chương trình (Ngữ văn 11), lưu ý một số văn bản: Lưu biệt khi xuất dương, Hầu trời, Tương tư, Về luân lý xã hội ở nước ta, Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác…

Phần 2: Làm văn:

1. Viết đoạn văn nghị luận xã hội (nghị luận về tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội) (2 điểm).

2. Nghị luận văn học: Phân tích, cảm nhận về một bài thơ hoặc một khía cạnh nội dung trong tác phẩm văn học (5 điểm).

- Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

- Vội vàng (Xuân Diệu)

- Từ ấy (Tố Hữu)

- Chiều tối (Hồ Chí Minh)

B. Phần soạn giảng của giáo viên:

Phần 1: Đọc - hiểu:

1. Xác định phương thức biểu đạt (5 phương thức biểu đạt đã học): Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.

Cách xác định: học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm của mỗi phương thức để xác định:

- Tự sự (kể chuyện, tường thuật): Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc

- Miêu tả: Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

- Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

- Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

- Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

2. Xác định phương cách ngôn ngữ của văn bản (gồm 4 phóng cách ngôn ngữ đã học trong chương trình văn 11)

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

Nhận biết:

+ Gồm các dạng: chuyện trò, nhật kí, thư từ.

+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).

- Phong cách ngôn ngữ báo chí: Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

Một số thể loại văn bản báo chí:

     + Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.

     + Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

     + Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.

Ngoài ra còn có một số thể loại khác như phỏng vấn, quảng cáo, xã luận,…

- Phong  cách ngôn ngữ chính luận: là phong cách được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội nhằm trình bày quan điểm, ý kiến về một vấn đề nào đó (chú ý lớp từ ngữ chính trị, cú pháp câu và các biện pháp tu từ).

3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và tác dụng của nó.

- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,…(tạo âm hưởng và nhịp điệu cho

câu)

- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…

- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng…

Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)

So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng

tượng, gợi hình dung và cảm xúc.

Ẩn dụ: Cách diễn đạt hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc

Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn

Hoán dụ: diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc Điệp từ/ ngữ/ cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm

Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng

Thậm xưng (phóng đại): Tô đậm ấn tượng về…

Câu hỏi tu từ: Bộc lộ cảm xúc, gây chú ý…

Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về…

Đối: Tạo sự cân đối nhịp nhàng giữa các vế câu…

Im lặng(…): Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc, diễn biến tâm lý…

Liệt kê: Diễn tả cụ thể, toàn diện sự việc.

4. Hiểu về một từ, một câu, một ý trong văn bản?

5. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm.

6. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản than về một vấn đề đặt ra trong đoạn văn.

 

 

Phần 2: Làm văn:

1. Nghị luận xã hội:

Ôn tập và cung cấp dàn ý khái quát 2 dạng văn nghị luận xã hội:

a. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Nghị luận văn học:

Giáo viên khái quát các khía cạnh nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong phần giới hạn.

C. Phần ôn tập của học sinh:

I. Phần đọc – hiểu:

1. Nắm được phương pháp trả lời các câu hỏi.

2. Thực hành một số đề mẫu cho giáo viên cung cấp.

II. Phần làm văn:

1. Thực hành viết đoạn văn nghị luận xã hội.

2. Lập dàn ý phân tích, cảm nhận về một bài thơ:

-  Bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu

-  Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

- Bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh

- Bài thơ Từ ấy – Tố Hữu
























MỘT SỐ ĐỀ MẪU

ĐỀ 1:

Phần 1: Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích  và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Mỗi người, dù ít hay nhiều, dù nặng hay nhẹ, đều đã từng phạm lỗi, làm sai trong đời, đó là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, thái độ của con người đối với lỗi lầm hoàn toàn khác nhau. Có một số người dám dũng cảm thừa nhận mình làm sai, dám gánh vác trách nhiệm, như cậu học trò ở Hải Phòng, vô tình làm vỡ gương ôtô mà không có chủ xe ở đó, đã để lại bức thư xin lỗi và số điện thoại với mong muốn được đền bù. Cũng có những người trốn tránh lỗi lầm, rũ bỏ trách nhiệm. Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình. Đây là phẩm đức tối thiểu mà mỗi người nên chuẩn bị cho mình.

Nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm cần dũng khí. Dũng khí này bắt nguồn từ cảm giác chính nghĩa của con người – lòng tự trọng của nhân loại. Lòng tự trọng là tất cả những thứ cơ bản nhất của lương thiện và nhân từ. Nó khiến con người có hành vi đúng đắn, tư tưởng cao thượng, tín ngưỡng chân chính, cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong não chúng ta.

(Trích nguồn Internet)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? (0,5  điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung chính văn bản. (1.0 điểm)

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu “Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong não chúng ta.”? (1,0 điểm)

Câu 4. Nhận thức của em từ đoạn trích trên. (0.5 điểm)

Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm)

Viết đoạn văn (15 – 20 dòng) thể hiện suy nghĩ của anh/chị về quan niệm nêu ra ở phần Đọc –  hiểu: “Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình.”

Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)

Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử là những vần thơ tuy buồn đau mà trong sáng, tuy đầy hư ảo mà đẹp một cách lạ lung. Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm nổi bật điều đó:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hang cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang, mặt chữ điền.


Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến song trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

(Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2)

Đề 2:

Phần 1: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người chỉ còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.

Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm:“Tạo sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”. Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”.

Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.”

Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những que củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng…

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả đã đặt các nhân vật vào tình huống như thế nào? (1.0 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, nguyên nhân nào đã khiến cả sáu người chết cóng? (1.0 điểm)

Câu 4: Em có đồng tình với cách ứng xử của sáu nhân vật trong văn bản trên không? (0.5 điểm)

Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)

Từ phần Đọc – hiểu văn bản trên, anh /chị hãy viết một đoạn văn (15-20 dòng) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự chia sẻ trong cuộc sống.

Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)

Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là tiếng reo vui, rạo rực của một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống trần thế tha thiết. Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau đây để làm rõ điều đó:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất,

Tội muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.


Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tội sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2)

Đề 3:

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4.

Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc đầu tắt mặt tối không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa. Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi…là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì những phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn. Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.

(Theo Hữu Thọ, Ngữ văn 11 nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.94)

Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? ( 0.5 đ)

Câu 2. Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu ngắn gọn nghĩa của thành ngữ đó. (1.0 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra câu văn thể hiện thông điệp của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 4 .Anh/ chị hãy nêu ít nhất 3 biện pháp sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân để phát triển chính mình. (1.0 điểm)

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội

Anh/chị hãy viết đoạn văn (15 – 20 dòng) thể hiện suy nghĩ của mình vể đức tính cần cù, chăm chỉ.

Câu 2: Nghị luận văn học

Cảm nhận của anh chị về bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh:

Phiên âm:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Tầng mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2)


Đề 4:

I. Đọc hiểu (4,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 4:

Xã hội cứ phải “sốc” vì cái chết của mấy cô cậu trẻ tuổi với slogan (khẩu hiệu)“Việt Nam nói là làm !”. Nhưng họ đã nói và làm cái gì? Đó là những status (dòng trạng thái trên Facebook) nói rằng nếu được nhiều người like (thích, đồng tình) thì sẽ nhảy xuống sông, sẽ mang xăng đốt trường, thậm chí sẽ tự tử ! Sau khi treo status “câu like” chưa đến một ngày thì các Facebooker (người dùng Facebook) này đã nhận được hàng chục ngàn like, vượt xa “chỉ tiêu” đề ra. Lời nói không thể gió bay vì đã bị cư dân mạng buộc chặt bằng hàng ngàn comments (ý kiến), hàng trăm share (chia sẻ) khích bác, xúi giục, đe nẹt, chửi bới mà phần lớn đến từ những người trẻ. Không khác được, chủ nhân “status ngàn like” đã phải làm đúng như đã nói, dù chỉ là nói trên Facebook !

Vâng, “Việt Nam nói là làm” của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy !

(Dẫn theo Nguyễn Thị Hậu, Những cái chết trẻ, Vietnamnet.vn)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì ? (0.5 điểm)


Câu 2. Theo anh/chị, ở đoạn trích trên, người viết có nên bỏ dấu ngoặc đơn và các từ trong dấu ngoặc đơn không ? Vì sao ? (1.0 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu gì về thái độ của người viết qua câu văn: “Vâng, “Việt Nam nói là làm” của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy !” ? (1.5 điểm)

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)

Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (15 – 20 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng viết status câu like trên mạng xã hội.

Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)

Anh/chị hãy phân tích bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.


Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để hồn trang trải khắp trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.


Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ.

(Sách giáo khoa Ngữ văn, tập 2)







Ngày soạn: 14/04/2018

NGỮ VĂN 12 Cô Thái Nguyên


Tuần 1 Tiết 1-2

VỘI VÀNG (Xuân Diệu)

TRÀNG GIANG ( Huy Cận)

ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn Mặc Tử)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  • Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về nội dung chủ đạo và nghệ thuật của 3 tác phẩm trong phong trào Thơ mới.

  1. CHUẨN BỊ

  • Sử dụng SGK, giáo án giấy

  • Sử dụng USB bài giảng do tự soạn

  1. NĂM BƯỚC LÊN LỚP (45 PHÚT)

I. Ổn định lớp (1 phút): HS vắng:

12/1………………………………………………………………………………………

12/2………………………………………………………………………………………

II. Kiểm tra bài cũ (0 phút): Không kiểm tra

III. Giảng bài mới (38 phút)


STT

Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học

1. Bài thơ “VỘI VÀNG”

* HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại tác phẩm “Vội vàng”

- GV nhắc lại nét chính về Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả XD

- Là nghệ sĩ lớn đem đến cho thơ ca đương thời sức sống mới, cảm xúc mới với những cách tân nghệ thuật.

- Là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say yêu đời tha thiết.

2. Tác phẩm:

In trong tập “Thơ thơ” (1938), là bản tuyên ngôn về lẽ sống vội vàng của nhà thơ.


- GV giảng lại nội dung các khổ thơ.

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung khái quát

  1. Phần đầu: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và những lí giải vì sao phải sống vội vàng

- Ước muốn kì lạ – được quay ngược quy luật tự nhiên: muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”. Bởi thi sĩ sợ “màu nhạt mất”, “hương bay đi” – sợ rằng hương sắc, vẻ đẹp của trần gian sẽ phai nhạt mất.

- XD muốn níu giữ tất cả hương sắc, vẻ đẹp của trần gian. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, đó thật sự là một ước muốn không thể → tình yêu vô bờ với trần gian thắm đượm hương sắc này.

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Khổ hai: Phát hiện và ca ngợi thiên đường ngay trên mặt đất với bao hạnh phúc:

- Điệp từ “này đây” + hàng loạt cụm từ (tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất, yến anh, khúc tình si…)

- Nhịp thơ dồn dập, sôi nổi → trần gian hiện ra đầy đủ vẻ đẹp, sắc hương.  

- Liên tưởng độc đáo: “ánh sáng chớp hàng mi”, “thần Vui gõ cửa”, “tháng giêng ngon như cặp môi gần”

→ Trần gian là một thiên đường trên mặt đất, tươi đẹp, mơn mởn sức sống, chan chứa niềm hạnh phúc, ngập tràn tình yêu.

→ Thi sĩ ngất ngây, say đắm tận hưởng (từ “sung sướng” “vội vàng một nửa”, “không chờ” cho đến “nắng hạ” mới tiếc nhớ “mùa xuân)

→ Quan niệm mới: Trong thế giới này, đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Khổ ba: Lí giải vì sao sống vội vàng

- Từ “xuân” ở 3 câu đầu có thể được hiểu là mùa xuân, cũng có thể là “tuổi xuân”, tuổi trẻ của con người.

- Diễn tả sự trôi chảy tuyến tính của thời gian: “đương tới” – “đương qua”, “còn non” – “sẽ già Thời gian là một dòng chảy liên tục, mỗi khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Và cuộc đời cũng sẽ chẳng còn gì nếu tuổi xuân qua mất. Thái độ trách móc, tiếc nuối (“lượng trời”, “chật”, “không cho dài thời trẻ của nhân gian”,  “chẳng còn tôi mãi”, “bâng khuâng”, “tiếc”)

- Thời gian trôi đi không trở lại, kiếp người lại ngắn ngủi, hữu hạn, tất cả rồi sẽ phải phai tàn theo thời gian (than thầm tiễn biệt, “Con gió xinh” tưởng không bao giờ mất mà cũng phải “bay đi”; tiếng chim hót “reo thi” cũng phải “đứt”…)

=> Phải sống “vội vàng” vì: cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khi đó, thời gian một đi không trở lại, và đời người – đặc biệt là tuổi trẻ của con người – lại quá ư ngắn ngủi, hữu hạn, nên chỉ còn một cách là phải sống vội.

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Khổ thơ cuối: Cách “thực hành” lẽ sống “vội vàng”

- Nhà thơ giục giã mọi người mà cũng là giục giã chính mình: hãy mau lên, gấp lên để tận hưởng cuộc sống.

-  Sáu câu tiếp theo bộc lộ những hành động sống vội vàng, tận hưởng: ôm, riết, say, thâu + từ ngữ miêu tả: sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm, cây, cỏ rạng…

→ Lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt


III. Nghệ thuật

- Kết hợp hài giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận làm cho  mạch thơ được tự nhiên, nhuần nhị.

- Cách nhìn, cách cảm mới, những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ và cách sử dụng ngôn từ, nhịp điệu sôi nổi dồn dập, hối hả, cuồng nhiệt.

2.Bài thơ “TRÀNG GIANG

* Hoạt động 2: Ôn tập bài thơ “Tràng giang”

I. Tìm hiểu chung

- Huy Cận (1919 - 2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới (1932-1945)

- Bài thơ “Tràng giang” in trong tập “Lửa thiêng”.

- Bài thơ khắc họa nỗi sầu, cô đơn của cái “tôi” cá nhân trước thiên nhiên, vũ trụ thấm đượm: tình đời, tình người, lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín.

- GV giảng lại, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung

1. Nhan đề và lời đề từ

- Nhan đề “Tràng giang”: từ Hán-Việt gợi không khí cổ kính, gợi sự mênh mông bát ngát của không gian và gợi nỗi buồn mênh mang rợn ngợp.

- Lời đề từ: Thâu tóm khá chính xác và tinh tế cả tình (bâng khuâng, thương nhớ) và cảnh (trời rộng, sông dài) của bài thơ.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Bức tranh thiên nhiên

- Không gian: mênh mang, bao la, rộng lớn “Trời rộng sông dài” .

- Cảnh vật: hiu quạnh, hoang vắng, hiu hắt buồn:

+ H/ả đậm màu sắc cổ điển: sóng, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu, bến cô liêu…; mây đùn núi bạc, cánh chim nghiêng thi liệu quen thuộc trong thơ Đường sự vắng vẻ, lặng lẽ, buồn.

+ Bức tranh vẫn gần gũi, thân thuộc với mỗi người Việt Nam bởi: “cành củi khô”, “tiếng làng xa vẫn chợ chiều”... âm thanh, hình ảnh của cuộc sống con người miền quê VN

- Sự đối lập giữa bao la mênh mông của trời nước với vạn vật nhỏ nhoi tạo nên cảm giác lạc lõng con người cảm thấy cô đơn, bơ vơ.

- Bao trùm bài thơ là một giọng điệu buồn nỗi buồn đã thấm sâu vào cảnh vật.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3. Tâm trạng nhân vật trữ tình (nỗi lòng của nhà thơ)

- Cô đơn nhỏ bé trước mênh mông sông nước đất trời, không một niềm hi vọng của sự gần gũi, thân mật:“Đâu tiếng làng xa vẫn chợ chiều”,“bến cô liêu”; “không cầu”; “không chuyến đò”…

- Nhìn cảnh vật trôi trên dòng sông nhà thơ cảm thấy thấm thía sâu sắc hơn sự trôi nổi của kiếp người.

Nỗi buồn mang tính thời đại - thời đại thơ mới - thời đại con người mất nước, mất tự do, cuộc sống chỉ là hư ảo, mộng mị, sống không có lí tưởng, không tương lai hạnh phúc.

- Nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của thơ mới và hồn thơ Huy Cận.

“ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên.
“ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” – thời gian đã biến chuyển, hoàng hôn buông xuống và cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà dễ gợi nỗi buồn xa vắng – nỗi buồn nhớ quê hương

=> Đứng trước cảnh sông nước bao la, những đợt sóng xa bờ tít tắp, thi nhân thấm thía một nỗi buồn bơ vơ, lặng lẽ thả hồn mình về với quê hương.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

4. Những đặc sắc nghệ thuật

- Cảnh vật vừa mang nét cổ kính thường gặp trong thơ Đường, vừa gần gũi thân thuộc đối với con người Việt Nam.

- Giọng thơ ảo não buồn

3.Bài thơ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ”  

- GV giảng

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Tìm hiểu chung

- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới: “ Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên).

- Phong cách thơ: kì dị có sự đan xen, biến hóa của nhiều hình ảnh phức tạp, bí ẩn. Tuy nhiên đằng sau đó là tâm hồn yêu đời, chan chứa khát khao sống.

- Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ Điên” được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc – một cô gái ở thôn Vĩ Dạ gửi cho Hàn Mặc Tử, khi tác giả đang dưỡng bệnh ở Quy Hoà

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Nội dung khái quát

  1. Khổ 1: Cảnh bình minh Vĩ Dạ

* Mở đầu: Câu hỏi tu từ nhiều thanh bằng gợi âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng, da diết → Sắc thái hỏi han, mời mọc, trách móc → ước ao được trở về thôn Vĩ.

* Ba câu thơ tiếp:

- Cảnh thôn Vĩ với các hình ảnh:

+) nắng hàng cau + nắng mới lên: Cái nắng đầu tiên của một ngày -  tinh khôi, trong trẻo

Điệp từ nắng nhấn mạnh một hình ảnh ấn tượng, khái quát nét đặc trưng của nắng miền Trung.

+) vườn ai: gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm lĩnh

+) mướt quá  vẻ mượt mà, non tơ, mơn mởn xanh tươi, vừa thể hiện giọng điệu trữ tình mê đắm, say sưa.

+)  Câu thơ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc: gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng → vẻ đẹp tốt tươi, màu mỡ và trù phú của làng quê này.

- Người thôn Vĩ

+) mặt chữ điền là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực.

+) “lá trúc che ngang”: lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế.

=> Cảnh trong sáng, người thuần hậu. Thiên nhiên và con người hài hòa trong vẻ đẹp dịu dàng, thắm đượm tình quê, hồn quê. Vĩ Dạ bình minh mời gọi, trong tưởng tượng, trong kí ức nhưng ta nghe như có tiếng thì thầm của gặp gỡ, vui tươi. Đó là tình yêu và nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử đối với cảnh và người xứ Huế…

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Cảnh Vĩ Dạ lúc đêm trăng và tâm trạng ngóng trông đầy khắc khoải của nhà thơ

- Hình ảnh gió theo lối gió, mây đường mây biểu hiện của sự chia cách.

- Bút pháp lấy động tả tĩnh ở câu thơ thứ hai làm cho bức tranh Vĩ Dạ hoàn toàn mang màu sắc khác lạ so với khổ một

- Hình ảnh bến sông trăng là một hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo

- Câu hỏi Có chở trăng về kịp tối nay? sáng lên hi vọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung, xa vời

=> Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Khổ 3: Hình bóng con người cùng những hoài nghi, mơ tưởng trong tâm trạng của nhà thơ

- Mơ khách đường xa khách đường xa: Khoảng cách về thời gian, không gian giữa thi nhân và người trong mộng. Điệp ngữ khách đường xa và động từ → niềm mong mỏi của thi nhân về một sự gặp gỡ đã thành ám ảnh.

- Hình ảnh Áo em trắng quá nhìn không ra: hư ảo, mơ hồ - hình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời, không thể tới được nên nhân vật trữ tình rơi vào trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng, xót xa.

- Cụm ngữ chỉ không gian xác thực: ở đây với hình ảnh sương khói mờ nhân ảnh nhấn mạnh thêm vào sự hư ảo, mơ hồ khi thi nhân càng mong muốn thì sự mong muốn càng xa xôi.

- Câu hỏi cuối bài → nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của thi nhân đang ở thời kì đau thương nhất. Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc

=> Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Nghệ thuật

- Trí tưởng tượng phong phú.

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, đối lập; thủ pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ...

- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.

IV. Củng cố (3 phút)

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

V. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Vội vàng”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Tràng giang”?

Câu 3: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”?

  1. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY

1. Tiết học này là thiếu/ thừa cần bổ sung

……………………………………………………………………………………………………

2. Ưu điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

3. Khuyết điểm của tiết này

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 14/04/2018

Tuần 1 Tiết 3-4

TỪ ẤY (Tố Hữu)

CHIỀU TỐI (Hồ Chí Minh)

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Nguyễn Huy Tưởng)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  • Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về nội dung chủ đạo và nghệ thuật của 3 tác phẩm.

  1. CHUẨN BỊ

  • Sử dụng SGK, giáo án giấy

  • Sử dụng USB bài giảng do tự soạn

  1. NĂM BƯỚC LÊN LỚP (45 PHÚT)

I. Ổn định lớp (1 phút): HS vắng:

12/1………………………………………………………………………………………

12/2………………………………………………………………………………………

II. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Vội vàng”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Tràng giang”?

Câu 3: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”?

III. Giảng bài mới (32 phút)


STT

Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học

1. Bài thơ

“TỪ ẤY”

* HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại tác phẩm “Từ ấy”

- GV nhắc lại nét chính về tác giả và tác phẩm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Tố Hữu

- Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VNHĐ. Thơ Tố Hữu có chỗ đứng nhiều nhất trong lòng công chúng cách mạng bởi một phong cách trong sáng, đam mê và chân thật, bằng một chất giọng ngọt ngào, đằm thắm.

- Là nhà thơ trữ tình- chính trị

2. Tác phẩm: Viết vào tháng 7/1938, bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

3. Nhan đề “Từ ấy”: Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ, thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà CM trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.


- GV giảng lại nội dung các khổ thơ.

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung khái quát

  1. Khổ 1: Niềm vui lớn

+ Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng ( chú ý động từ bừng; những hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ" "mặt trời chân lí" đã nhấn mạnh: ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm)

+ Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng qua nghệ thuật liên tưởng, so sánh: " Hồn tôi là một vườn hoa lá - Rất đậm hương và rộn tiếng chim" → vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Khổ 2: Lẽ sống lớn

Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung ( chú ý từ "buộc", "trang trải", "trăm nơi") để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3. Khổ 3: Tình cảm lớn

Từ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới tự xác định mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ ( sử dụng điệp từ "là" kết hợp với những từ "con", "em", "anh" để nhấn mạnh tình cảm thân thiết như người trong cùng một gia đình)

- GV hệ thống điểm chính về nghệ thuật tác phẩm

III. Nghệ thuật

- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng.

- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu.

- Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở...

2.Bài thơ “CHIỀU TỐI

* Hoạt động 2: Ôn tập bài thơ “Chiều tối”

I. Tìm hiểu chung

- Hồ Chí Minh (1890-1969) là một nhà cách mạng vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc

- Những bài thơ nghệ thuật viết theo thể thơ tứ tuyệt cổ điển, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa màu săc cổ điển với bút pháp hiện đại.

-  Bài thơ được Bác sáng tác vào cuối thu năm 1942, trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, là bài thơ thứ 31 của tập “Nhật kí trong tù”

- GV giảng lại, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung

1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối nơi rừng núi.

- Nghệ thuật chấm phá theo bút pháp cổ điển → Khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng khi chiều muộn với cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ, và chòm mây cô đơn lững lờ giữa tầng không đã được phác họa bằng những nét chấm phá theo bút pháp cổ điển

→ cảnh núi rừng chiều tuy đẹp nên thơ nhưng âm u, vắng vẻ, buồn quạnh hiu.

→ sự hòa hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho thiên nhiên cho mọi sự sống trên đời.

→ Bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ, bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cảnh tù đày. Nói khác đi đó là chất thép ẩn sau chất tình.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Hai câu cuối: Bức tranh tâm cảnh của nhà thơ.

- Bức tranh cuộc sống lao động ở vùng sơn cước với vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than → nét hiện đại: hình ảnh cô gái xay ngô, con người nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Cuộc sống đời thường đã đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui.

- Bài thơ chuyển một cách đột ngột, từ quang cảnh buổi chiều tôi buồn bã sang những hình ảnh sinh động, đầy sức sống. hình ảnh thiếu nữ nơi rừng núi xuất hiện với hoạt động xay ngô làm cho không khí buổi chiều có chút náo nhiệt, có thêm một chút sinh khí, là trung tâm của  bức tranh thiên nhiên

→ vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động và chính cuộc sống lao động bình dị đáng trân trọng biết bao giữa núi từng chiều tối âm u, heo hút.

→ Đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm tin niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người, con người ấy tuy vất vả mà tự do.

- Những chữ “ma bao túc” ở dưới câu 3 được điệp vòng ở đầu câu 4 “Bao túc ma hoàn” đã tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô – qua đó có thể thấy cô gái thật chăm chỉ, kiên nhẫn, cần mãn với công việc của chính mình → Trong cảnh tù đầy khổ sai, chưa bao giờ Bác thôi lưu tâm đén những người lao động. Không kết thúc bài thơ trong u ám, lạnh lẽo. Bác đã lồng vào đó vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, rực lên sắc hồng thiết tha tin yêu vào cuộc sống.

- Trong câu thơ cuối, sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh, chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng. Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng của nhà thơ, từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm áp nóng tình người. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân của một con người “đại nhân, đại trí, đại dũng”. 

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

4. Tổng kết

* Giá trị nội dung

Qua bức tranh cảnh vật thấy được những nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ chiến sĩ: lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt tăm tối.

* Giá trị nghệ thuật

- Sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tính hiện đại.

- Từ ngữ cô đọng, hàm súc, vận dụng tinh tế thủ pháp đối lập, phát huy giá trị nghệ thuật của biện pháp điệp liên hoàn.

3. Kịch “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”  

- GV giảng

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Tìm hiểu chung

- Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là nhà văn có thiên hướng khai thác về đề tài lịch sử và có nhiều đóng góp về thể loại tiểu thuyết và kịch.


- Văn phong Nguyễn Huy Tưởng giản dị, đôn hậu mà thâm trầm sâu sắc.

- Vở kịch “Vũ Như Tô” là vở kịch đầu tay - bi kịch lịch sử 5 hồi, viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517 dưới triều Lê Tương Dực

- Đoạn trích: "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"thuộc hồi V, hồi cuối cùng của TP

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Nội dung khái quát

  1. Những mâu thuẫn xung đột kịch

- Mâu thuẫn 1: nhân dân lao động lầm than, làm việc cật lực, bị ăn chặn, chết chóc, mất mùa, nghèo đói >< bắt xây Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, tăng sưu thuế truy nã, hành hạ người chống đối, lôi kéo thợ làm phản; Trịnh Duy Sản cầm đầu phe nổi loạn chống triều đình: Giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm, cung nữ, thiêu hủy Cửu Trùng Đài

Mâu thuẫn thứ hai:

+ Quan niệm nghệ thuật thuần túy, cao siêu muôn đời >< Lợi ích thiết thực, trực tiếp của nhân dân.

+ Vũ Như Tô - Kiến trúc sư - nghệ sĩ: Tâm huyết, hoài bão, muốn đem lại cái đẹp cho muôn đời; mượn uy quyền, tiền bạc của vua để thực hiện hoài bão lớn lao: → mục đích chân chính >< con đường thực hiện mục đích sai lầm.

→ Đẩy Vũ Như Tô vào tình trạng đối nghịch với nhân dân - kẻ thù của nhân dân- người thợ.

→ Bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ thiên tài VNT

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Nhân vật Vũ Như Tô

- Là một kiến trúc sư tài ba “nghìn năm có một”

- Nhân cách cao cả, hoài bão lớn lao, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, không khuất phục trước uy quyền, kiên quyết không chịu nhận xây lâu đài cho vua Lê Trương Dực.

- Không hám lợi, chia hết vàng bạc vua thưởng cho thợ.

- Khát khao suốt đời là xây được một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, bền vững muôn đời, để dân ta nghìn thu hãnh diện.

→ Lí tưởng chân chính, cao đẹp nhưng cao siêu xa rời đời sống nhân dân lao động.

→ Vũ Như Tô không nhận ra một thực tế: Cửu Trùng Đài xây bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân.

- Ông nhất mực cho rằng mình không có tội mà chỉ có công. Luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình, và hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu.

- Khát vọng, đam mê sáng tạo nghệ thuật của ông xuất phát từ thiên chức của nghệ sĩ chân chính, nhưng chưa đúng vì đặt nhầm chỗ, vì xa rời thực tiễn, vì lợi dụng giai cấp cầm quyền tàn bạo để thực hiện mục đích chân chính của mình.

→Vô hình chung tự đưa ông sang hàng ngũ kẻ thù của nhân dân - ông thất bại - trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

=> Vũ Như Tô - nhân vật bi kịch lịch sử, mang khát vọng lớn, cao cả nhưng lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Chỉ thực sự bừng tỉnh khi biết chính An Hòa ra lệnh đập phá, đốt Cửu Trùng Đài.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3.Khổ 3: Nhân vật Đan Thiềm

- Dưới con mắt của Vũ Như Tô thì Đan Thiềm là tri kỷ, tri âm duy nhất ở triều đình. (Vũ mê cái đẹp, Đan Thiềm mê cái tài) .

- Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.

- Là con người luôn tỉnh táo: Biết chắc Đài không thành, tìm cách bảo vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như Tô, khuyên Vũ bỏ trốn.

- Sẵn sàng đổi mạng sống của mình cứu Vũ. Đau đớn khi không thể cứu được người tài.

- Bệnh Đam Thiềm: Bệnh mê đắm cái đẹp, cái tài. Có tấm lòng biệt nhỡn liên tài -> Thuyết phục Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng Đài.

=> Sống chết hết mình vì cái, cái đẹp.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

III. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, hành động dồn dập đầy kịch tính.

- Ngôn ngữ cao đẹp có sự tổng kết cao, nhịp điệu lời thoại nhanh.

- Tính cách tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ hành động.

- Các lớp kịch được chuyển tự nhiên, linh hoạt liền mạch.


- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

IV. Ý nghĩa văn bản

Đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thưở về cái đẹp, và mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch.

IV. Củng cố (3 phút)

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

V. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Từ ấy”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Chiều tối”?

Câu 3: Nêu hiểu biết về nhân vật Vũ Như Tô?

D. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY

1. Tiết học này là thiếu/ thừa cần bổ sung

……………………………………………………………………………………………………

2. Ưu điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

3. Khuyết điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

TUẦN 1:

TIẾT 5-6: CHÍ PHÈO_NAM CAO

                HAI ĐỨA TRẺ_THẠCH LAM

          

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  • Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về nội dung chủ đạo và nghệ thuật của 3 tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại trước 1945.

  1. CHUẨN BỊ

  • Sử dụng SGK, giáo án giấy

  • Sử dụng USB bài giảng do tự soạn

  1. NĂM BƯỚC LÊN LỚP (45 PHÚT)

I. Ổn định lớp (1 phút): HS vắng:

12/1………………………………………………………………………………………

12/2………………………………………………………………………………………

II. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Từ ấy”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Chiều tối”?

Câu 3: Nêu hiểu biết về nhân vật Vũ Như Tô?

III. Giảng bài mới (32 phút)


STT

Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học

1. CHÍ PHÈO_NAM CAO

* HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại tác phẩm “Chí Phèo”

- GV nhắc lại nét chính về Nam Cao và truyện ngắn “Chí Phèo”

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Nam Cao

- Nhà văn hiện thực xuất sắc, bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

- Ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.

2. Tác phẩm:

Kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại.


- GV giảng lại nội dung.

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung khái quát

1. TIẾNG CHỬI MỞ ĐẦU TÁC PHẨM VÀ Ý NGHĨA

– Trích lại tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…. Rồi hắn chửi đời….hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này…”

– Tiếng chửi của Chí Phèo cất lên vô lí, không có nguyên do.

– Những tiếng chửi oái ăm, tức giận, phẫn uất, chửi từ những thứ xa vời, mông lung đến những gì cụ thể, gần gũi nhất.

  • Ý NGHĨA CỦA TIẾNG CHỬI

– Thể hiện bản chất côn đồ, lưu manh của Chí Phèo. Hắn dường như mất hết tính người, giao tiếp với đời, với người bằng những tiếng chửi.

– Chí Phèo đặt mình trong tư thế quay lưng với tất cả

– Tiếng chửi rơi vào im lặng, không một ai đáp trả -> Thể hiện sự cô độc, lẻ loi, đáng thương của Chí

– Khát khao hòa nhập của Chí.

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. BUỔI SÁNG SAU CƠN SAY CỦA CHÍ PHÈO:

– Lần đầu tiên cảm nhận được không gian, ánh sáng, âm thanh của cuộc sống bình dị (Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”, “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”, “tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, “tiếng cười nói của những người đi chợ”,..)

– Đây là lần đầu tiên tâm hồn Chí Phèo mở cửa để đón nhận âm thanh, hơi thờ của cuộc sống sau chuỗi ngày tù tội, tha hóa

– Nhớ về quá khứ với những ước mơ giản dị

– Ý thức về cảnh ngộ đáng thương hiện tại của mình

– Mơ hồ nghĩ về tương lai

– Thị Nở đem đến cho hắn bát chào hành

– Những cảm xúc chân thành đầu tiên của Chí: xúc động và ngạc nhiên, vừa vui vừa buồn, ăn năn -> Ánh sáng lương tri le lói trong con người Chí

– Sau khi đón nhận bát cháo hành, Chí Phèo một lần nữa thấm thía cảnh ngộ của mình. Hắn buồn tủi và xuất hiện những rung động rất nhân tính, khát khao hạnh phúc, tình yêu, hắn như biến thành một con người khác – một con người lương thiện như bao người khác, hắn hóa trẻ con, muốn làm nũng với Thị Nở -> khơi gợi cho người đọc về cảnh ngộ đáng thương, về quá khứ nhiều nỗi buồn của Chí. -> Sự bửng tỉnh trong tâm hồn Chí Phèo, một tâm hồn đã chai sạn vì sự nghiệt ngã của cuộc sống giờ đây đang rung lên những khát vọng giản dị, đẹp đẽ và tiếng lòng xúc cảm đầy nhân tính.

– Chí Phèo khao khát làm người lương thiện, khao khát hạnh phúc và tình yêu.


- GV giảng lại nội dung, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3. BÁT CHÁO HÀNH:

– Là liều thuốc giải cảm, liều thuốc giải những độc tố bên trong con người Chí, đánh thức trong con người Chí những rung động mà trước đây hắn chưa từng có.

– Nguyên liệu: Ngoài gạo, hành, bát chào được nấu bằng tình yêu của Thị Nở.

– Công dụng: giải cảm, khơi dậy những cảm xúc chân thành trong tâm hồn Chí, mở đường cho khao khát hoàn lương. Tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt.

– Được xem là bi kịch tâm hồn của Chí

– Nguyên nhân: định kiến xã hội hẹp hòi, lòng ghen tị của bà cô quá lứa, sự ngô nghê của Thị Nở. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo

– Thoáng hít thấy hơi cháo hành, ngồi ngẩn mặt, không nói gì

– Níu kéo đầy tuyệt vọng: Sửng sốt đứng lên, gọi lại… nắm lấy tay -> những nỗ lực níu kéo, vớt vát hạnh phúc, tình yêu

– Đau đớn, uất hận, bế tắc. Con quỷ dữ trong tâm hồn Chí Phèo bắt đầu sống dậy

– Tìm đến rượu, uống rượu để quên nhưng càng uống càng tỉnh, càng tỉnh càng buồn

– Ôm mặt khóc nức nở Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến, tự sát

– Đến nhà Bá Kiến trong tư thế của người say nhưng thực tế, Chí hoàn toàn tỉnh táo

+ Bước chân không đưa hắn đến nhà thị Nở như suy nghĩ ban đầu của hắn

+ Đi có mục đích rõ ràng “xông xông đi vào”

+ Đến để đòi quyền sống, quyền làm người chính đáng, quyền làm người lương thiện

+ Nhận ra  bi kịch không lối thoát của mình, nhận ra kẻ thù lớn nhất của cuộc đời mình

+ Hành động giết Bá Kiến: dữ dội, bất ngờ

–  Tự sát trên con đường tìm về bản tính lương thiện -> thể hiện bi kịch bế tắc, không thoát ra được của người nông dân bị xã hội cự tuyệt quyền làm người, đẩy vào con đường bần cùng. -> Thể hiện mâu thuẫn giai cấp căng thẳng. -> Tin tưởng vào tinh thần phản kháng của người nông dân và bản tính lương thiện của họ

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

MỘT SỐ CHI TIẾT CẦN CHÚ Ý

(1) Bát cháo hành

(2) Buổi sáng sau cơn say của Chí Phèo

(3) Thị Nở nhìn xuống bụng và nghĩ về hình ảnh cái lò gạch cũ


III. Nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật điển hình.

- Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo

2.Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.

* Hoạt động 2: Ôn tập ngắn “Hai đứa trẻ”.

I. Tìm hiểu chung

- Thạch Lam ( 1910 – 1942) ; Ông tên thật là Nguyễn Tường Vinh .Ông là một trong những cây bút viết truyện ngắn tài hoa của nhóm Tự lực văn đòan.
- Tác phẩm của Thạch Lam đậm cảm hứng lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực đời sống : thấm đượm lòng nhân ái với một văn phong nhẹ nhàng, man mác chất thơ.

- GV giảng lại, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung

1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
- Không gian tạo vật: 
+ Được hiện lên với nhiều âm thanh, màu sắc, hình ảnh và đường nét ( Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve; phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng , dãy tre làng đen lại…)
+ Khung cảnh ấy được nhà văn thể hiện qua những câu văn êm dịu, uyển chuyển, tinh tế.Mỗi câu như một nét vẽ đơn sơ , không cầu kỳ kiểu cách nhưng lại gợi được cái hồn của cảnh vật , cái thần thái của thiên nhiên …Mỗi câu văn như mở ra một cảnh : cảnh trước gọi cảnh sau rất độc đáo và ấn tượng…
à Một bức “họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi , bình dị và gợi cảm , không kém phần thơ mộng, mang cốt cách của hồn quê Việt Nam.Qua đó thể hiện được tình cảm và gắn bó của nhà văn với một vùng quê nghèo.
- Cuộc sống của người dân:
+ Cảnh chợ tàn : người về hết , tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi…
+ Hình ảnh người dân xuất hiện với : mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh rác, mẹ con chị Tý nghèo khổ ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước nhỏ trên cái chõng tre ; bà cụ Thi.., vợ chồng Bác Xẩm…
à Tất cả… đều thể hiện sự tàn lụi ( cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ); sự nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại của người dân nơi phố huyện.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Bức tranh phố huyện lúc về đêm:
- Không gian, tạo vật :
+ Ngập chìm trong bóng tối mênh mông ( đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối; tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà; các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn..) à gợi nỗi buồn đầy cảm thương về kiếp sống chìm khuất trong cuộc sống của người dân nghèo quẩn quanh, bế tắc.

+Một vài ánh sáng le lói , yếu ớt lóe lên từ một vài cửa hàng (…với những quầng sáng từ ngọn đèn dầu của chị Tí, chấm lửa nhỏ từ bếp lửa của Bác Siêu; hột sáng, khe sáng lọt qua những phên nứa…)
à Thứ ánh sáng nhỏ bé, le lói như chính cuộc đời , số phận của những người dân phố huyện nghèo.
- Cuộc sống của người dân: với giọng văn đều đều , chậm buồn và tha thiết , Thạch Lam guíp người đọc cảm nhận rất rõ về cuộc sống lặp đi lặp lại ngày nào cũng như thế một cách đơn điệu, buồn tẻ của người dân :
+ Vẫn những động tác quen thuộc của : Chị Tí dọn hàng, bác Siêu thổi lửa, gia đình bác xẩm xuất hiện với cái thau trước mặt…
+ Vẫn “tiếng đàn bầu bần bật” của bác xẩm ế khách 
+ Vẫn những mong đợi như mọi ngày : Chờ đợi tàu đi qua…
à Dẫu vậy, họ vẫn không mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống : một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày .Điều đó chứng tỏ : trong hòan cảnh nào , con người vẫn không thôi mơ ước những điều tốt đẹp .Bởi lẽ, sống là phải biết ước mơ và hy vọng. Qua đó thể hiện niềm xót thương da diết của nhà văn. 

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3.  Bức tranh phố huyện huyện khi tàu đến và táu đi:
- Lúc tàu đến : phố huyện bừng sáng , náo nhiệt trong cái im lặng mênh mông của đêm tối. Một phố huyện sáng rực, vui vẻ và huyên náo.
- Khi tàu đi : bóng tối lại dày đặc và để lại bao tiếc nuối của mọi người , đặc biệt là hai chị em Liên.
à Hình ảnh đòan tàu : là biểu tượng của một thế giới thât đáng sống : sức sống mạnh mẽ, giàu sang và rực rỡ ánh sáng.Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi , nghèo khổ, tăm tối của người dân phố huyện. Đồng thời, hình ảnh đòan tàu ( với riêng Liên và An ) còn là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những ký ức tuổi thơ êm đềm.
* Tóm lại, tác phẩm là ba bức tranh liên hòan , cảnh mỗi lúc một tối hơn, mỗi lúc một hiu hắt hơn, có sự tương phản giữa : sáng và tối; giữa động và tĩnh, giữa sinh họat nhàm chán với khỏanh khắc huyên náo khi đòan tàu đi qua.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

4. Những đặc sắc nghệ thuật

- Cảnh vật vừa mang nét cổ kính thường gặp trong thơ Đường, vừa gần gũi thân thuộc đối với con người Việt Nam.

- Giọng thơ ảo não buồn Gía trị của tác phẩm :
a.: Gía trị hiện thực
- Bức tranh phố huyện nghèo nàn, tù túng , như bị bỏ quên.
- Cảnh sống buồn chán lặp lại đơn điệu, tối tăm với những con người lầm than, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.
b.Gía trị nhân đạo:
- Tấm lòng buồn thương, xót xa của nhà văn với những số phận nhỏ bé của người lao động nghèo.
- Tác giả cũng đã phản ánh sự thức tỉnh của ý thức cá nhân con người : học không bằng lòng với hiện thực mà luôn khát khát vươn tới ánh sáng và vượt qua số phận .Cuộc sống của học dù thiếu thốn tất cả nhưng đầy tình người.
è Đây chính là giá trị nhân văn , nhân bản đáng quý của truyện ngắn này
=> Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm:
+ Đừng bao giờ để cuộc sống của con người chìm vào cái “ao đời phẳng lặng”. Con người phải sống cho ra sống , phải không ngừng khát khao xây dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa.
+ Những người phải sống một cuộc sống tối tăm , mòn mỏi, tù túng hãy cố vươn ra ánh sáng , hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn.

IV. Củng cố (3 phút)

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

V. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của truyện ngắn “ Chí Phèo”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”?

  1. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY

1. Tiết học này là thiếu/ thừa cần bổ sung

……………………………………………………………………………………………………

2. Ưu điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

3. Khuyết điểm của tiết này

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tuần 2:

Tiết 8-9: Chữ người tử tù_ Nguyễn Tuân

              Hạnh phúc của một tang gia_Vũ Trọng Phụng


Stt

Hđ của GV và HS

Nội dung

1.Truyện ngắn “Chữ người tử tù”  

- GV giảng

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Tìm hiểu chung

1.  Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam.

- Trước năm 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân xoay quanh các đề tài chính:
+  Chủ nghĩa xê dịch: Viết về cái tôi lãng tử qua những miền quê, trong đó hiện ra cảnh sắc và phong vị quê hương, cùng một tấm lòng yêu nước thiết tha. Tác phẩm chính: Một chuyến đi, Thiếu quê hương…
+ Vẻ đẹp “ vang bóng một thời”: Là những nét đẹp còn vương sót lại của một thời đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa. Tác phẩm chính: Vang bóng một thời..
+  Đời sống truỵ lạc: Ghi lại quãng đời do hoang mang bế tắc, cái tôi lãng tử đã lao vào rượu, thuốc phiện và hát cô đầu, qua đó thấy hiện lên tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niêm đương thời. Tác phẩm chính: Chiếc lư đồng mắt cua, ngọn đèn dầu lạc,…
-  Sau năm 1945, sáng tác Nguyễn Tuân tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến, qua đó thấy được vẻ đẹp của người Việt Nam vừa anh dũng vừa tài hoa.
- Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tìm kiếm cái đẹp và khẳng định những giá trị nhân văn cao quý, với những nét phong cách nổi bật: tài hoa, uyên bác, hiện đại mà cổ điển,…Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thể tuỳ bút và tiếng Việt,…

2. “Chữ người tử tù” ( đăng báo 1939, in trong tập “ Vang bóng một thời” (1940) ) là truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Nội dung khái quát

1.Tình huống truyện

Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo.

+  Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, họ hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời.

+ Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời cho họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên một cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ.

+ Làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Từ đó mà chủ đề của tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Nhân vật Huấn Cao

Vẻ đẹp của Huấn Cao trong Chữ người tử tù được thể hiện ở ba phẩm chất:

– Huấn Cao là một con người tài hoa siêu việt, đầy uy lực. Ông có tài viết chữ, chữ ông “đẹp và vuông lắm”. Nó nức tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Nó khiến cho viên quản ngục say mê đến mê muội, ngày đêm mong có được chữ của ông để treo trong nhà.

– Khí phách hiên ngang, bất khuất. Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng liệt. Huấn Cao là một kẻ “đại nghịch” đã đành, ngay cả khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện thái độ không quỵ luỵ trước cường quyền và tù ngục nữa.

– Huấn Cao còn là một người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời gan ruột chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả.

Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về cái đẹp. Trong truyện, Huấn Cao được xây dựng không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có “thiên lương” (bản tính tốt lành). Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, mềm lòng trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục (sẵn lòng cho chữ khi hiểu rõ thiện căn và sở thích cao quý của ông ta) và thậm chí còn biết sợ cái việc “chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Có thể nói đó là hai mặt thống nhất của một nhân cách lớn. Như thế, trong quan điểm của Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3. Nhân vật viên quản ngục

Dù có thể được coi là nhân vật phụ, song qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, viên quản ngục cũng là một nhân vật độc đáo:

– Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã – thú chơi chữ. Ngay từ khi còn trẻ khi mới “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền”, ông đã có cái sở nguyện “một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”.

– Viên quản ngục là người biết trân trọng giá trị con người. Điều đó thể hiện rõ qua hành động “biệt đãi” của ông đối với Huấn Cao – một kẻ tử tù đại nghịch.

– Cái sở nguyện thanh cao muốn có được chữ của Huấn Cao để treo bất chấp nguy hiểm, cùng thái độ thành kính đón nhận chữ từ tay Huấn Cao cho thấy, viên quản ngục là một người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, là người biết trân trọng những giá trị văn hoá.

– Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây cũng là một nhân cách đẹp, một “tấm lòng trong thiên hạ” tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó là “một thanh âm trong trẻo xem giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

– Có thể nói, viên quản ngục là một người biết giữ “thiên lương”, biết trân trọng giá trị văn hoá và tài năng, là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng thật lòng cái đẹp..

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Nghệ thuật

- Thủ pháp tương phản, đối lập.

- Xây dựng hình tượng nhân vật.

2.Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”


  1. Tìm hiểu chung:

1/ Vài nét về nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) :
- Vũ Trọng Phụng quê ở Hà Nội, là một trong những nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam trước CMT8.

- Là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào.Tác phẩm của ông đa dạng về thể loại , đặc biệt ông thành công ở thể loại phóng sự vàđược mệnh danh là “Vua phóng sự đất Bắc”.

2. Tác phẩm:

Trích tiểu thuyết “Số đỏ”, đoạn trích thuộc phần đầu của chương 15 trong tác phẩm.Nội dung đọan trích kể lại cảnh cụ Tổ ( cha, ông ) trong gia đình cố Hồng qua đời và sự vui mừng , hạnh phúc của cả đám con cháu trước cái chết của cụ.



II. Nội dung trọng tâm:

1.Ý nghĩa nhan đề đọan trích:
+ “Tang gia” mà lại “hạnh phúc”.Thật là oái oăm, ngược đời.Bởi lẽ, “hạnh phúc” là niềm vui của con người khi đạt đến một ước nguyện nào đó trong cuộc sống; còn “tang gia” là lúc mọi người buồn đau, khôn xiết khi người thân của mình ra đi vào cõi vĩnh hằng .Như vậy, một đằng là biểu tượng cho sự viên mãn, hạnh phúc; một đằng là biểu tương cho sinh ly, tử biệt không thể bù đắp à lại song hành , gắn kết với nhau, tạo nên sự bi hài, đáng cười, đáng suy gẫm.
=> Nhan đề đọan trích dự báo một màn bi hài kịch sắp diễn ra với nhiều cảnh nghịch lý, nhiều pha cười ra nước mắt.Từ đó, hai trục của mâu thuẫn giữa hạnh phúc và tang gia được triển khai suốt chương truyện thể hiện tư tưởng chủ đề của đọan trích.

 2.Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình và ngoài gia đình khi cụ cố Tổ mất

a. Niềm vui chung cho cả gia đình: “cụ cố tổ chết cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa

=> Một gia đình đại bất hiếu.

b. Niềm vui của những thành viên trong gia đình:

-       Cố Hồng (con trai cả): sướng điên lên vì lần đầu tiên được diễn trò già yếu trước mọi người cụ mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo “úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa” 

→ điển hình cho loại người háo danh.

-       Ông Văn Minh (cháu nội ): thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa

→ Bất hiếu, đầy dã tâm.

-       Bà Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.

→ Thực dụng, thiếu tình người.

-       Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết nhưng đau khổ như kim châm vào lòng “ không thấy bạn giai đâu cả”

→ Hư hỏng, lẳng lơ.

-       Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến

→ Niềm vui của con trẻ kém hiểu biết.

-       Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.

→ Là người không có nhân cách, vô liêm sĩ.

-       Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.

c. Niềm vui của những người ngoài gia đình:

-       Hai vị cảnh sát Min Đơ và Min Toa “sung sướng cực điểm” vì đang thất nghiệp được thuê dẹp trật tự cho đám đông.

-       Bạn bè cụ cố Hồng: Có dịp phô trương đủ thứ huân, huy chương, các kiểu quần áo, đầu tóc, râu ria...

-       Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái lịch: Có dịp tụ tập để khoe khoang, hẹ hò nhau, chim chuột nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau...

→ Mọi người dù chủ hay khách đều vui vẻ, hạnh phúc trước cái chết của cụ cố Tổ. Đó chính là sự suy đồi về đạo lý, sự tha hoá về nhân cách con người.

=> Tác giả khai thác những yếu tố mâu thuẫn để gây cười, cái cười phê phán đây mỉa mai châm biếm về một xã hội thực dân thu nhỏ với tất cả sự đồi bại, xuống dốc của đạo lý và nhân cách con người, đó là lời tố cáo của tác giả đối với xã hội âu hoá rởm. 

3. Cảnh đám ma gương mẫu

-       Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gi đám rước nhố nhăng: đám ma to tát, đi đến đâu làm huyên náo đến đấy. Có sự phối hợp cả Ta -Tàu -Tây, mọi người thi nhau chụp ảnh như hội chợ, tràn ngập vòng hoa, câu đối, đầy đủ các loại mốt quần áo, râu ria...

-       Mọi người không ai đi đưa tang mà đang mải trò chuyện về nhà cửa, vợ chồng, con cái, tất cả đang mải bình phẩm, chê bai lẫn nhau, tình tự, chim chuột, hẹn hò nhau bằng cái vẻ mặt buồn buồn lãng mạn rất đúng mốt.

=> Sự giả tạo, đóng kịch của giới tri thức rởm, đạo đức suy đồi của nền văn minh Âu hóa rởm

4. Cảnh hạ huyệt

Cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài: Cụ Cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngất đi.

Đặc biệt là “màn kịch siêu hạng” của ông Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to bằng những âm thanh lạ: Hứt!...Hứt!...Hứt!...

=> Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.

5. Đặc sắc nghệ thuật

-       Nghệ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.

-       Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.

-       Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.

-       Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.

6. Ý nghĩa văn bản

Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.


IV. Củng cố (3 phút)

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

V. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của truyện ngắn “Chữ người tử tù”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?

D. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY

1. Tiết học này là thiếu/ thừa cần bổ sung

……………………………………………………………………………………………………

2. Ưu điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

3. Khuyết điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………



VĂN 12 - CÔ SEN

Ngày soạn: 14/04/2018

Tuần 1 Tiết 1-2

VỘI VÀNG (Xuân Diệu)

TRÀNG GIANG ( Huy Cận)

ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn Mặc TửĂN

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  • Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về nội dung chủ đạo và nghệ thuật của 3 tác phẩm trong phong trào Thơ mới.

  1. CHUẨN BỊ

  • Sử dụng SGK, giáo án giấy

  • Sử dụng USB bài giảng do tự soạn

  1. NĂM BƯỚC LÊN LỚP (45 PHÚT)

I. Ổn định lớp (1 phút):

II. Kiểm tra bài cũ (0 phút): Không kiểm tra

III. Giảng bài mới (38 phút)


STT

Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học

1. Bài thơ “VỘI VÀNG”

* HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại tác phẩm “Vội vàng”

- GV nhắc lại nét chính về Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả XD

- Là nghệ sĩ lớn đem đến cho thơ ca đương thời sức sống mới, cảm xúc mới với những cách tân nghệ thuật.

- Là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say yêu đời tha thiết.

2. Tác phẩm:

In trong tập “Thơ thơ” (1938), là bản tuyên ngôn về lẽ sống vội vàng của nhà thơ.


- GV giảng lại nội dung các khổ thơ.

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung khái quát

  1. Phần đầu: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và những lí giải vì sao phải sống vội vàng

- Ước muốn kì lạ – được quay ngược quy luật tự nhiên: muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”. Bởi thi sĩ sợ “màu nhạt mất”, “hương bay đi” – sợ rằng hương sắc, vẻ đẹp của trần gian sẽ phai nhạt mất.

- XD muốn níu giữ tất cả hương sắc, vẻ đẹp của trần gian. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, đó thật sự là một ước muốn không thể → tình yêu vô bờ với trần gian thắm đượm hương sắc này.

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Khổ hai: Phát hiện và ca ngợi thiên đường ngay trên mặt đất với bao hạnh phúc:

- Điệp từ “này đây” + hàng loạt cụm từ (tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất, yến anh, khúc tình si…)

- Nhịp thơ dồn dập, sôi nổi → trần gian hiện ra đầy đủ vẻ đẹp, sắc hương.  

- Liên tưởng độc đáo: “ánh sáng chớp hàng mi”, “thần Vui gõ cửa”, “tháng giêng ngon như cặp môi gần”

→ Trần gian là một thiên đường trên mặt đất, tươi đẹp, mơn mởn sức sống, chan chứa niềm hạnh phúc, ngập tràn tình yêu.

→ Thi sĩ ngất ngây, say đắm tận hưởng (từ “sung sướng” “vội vàng một nửa”, “không chờ” cho đến “nắng hạ” mới tiếc nhớ “mùa xuân)

→ Quan niệm mới: Trong thế giới này, đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Khổ ba: Lí giải vì sao sống vội vàng

- Từ “xuân” ở 3 câu đầu có thể được hiểu là mùa xuân, cũng có thể là “tuổi xuân”, tuổi trẻ của con người.

- Diễn tả sự trôi chảy tuyến tính của thời gian: “đương tới” – “đương qua”, “còn non” – “sẽ già Thời gian là một dòng chảy liên tục, mỗi khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Và cuộc đời cũng sẽ chẳng còn gì nếu tuổi xuân qua mất. Thái độ trách móc, tiếc nuối (“lượng trời”, “chật”, “không cho dài thời trẻ của nhân gian”,  “chẳng còn tôi mãi”, “bâng khuâng”, “tiếc”)

- Thời gian trôi đi không trở lại, kiếp người lại ngắn ngủi, hữu hạn, tất cả rồi sẽ phải phai tàn theo thời gian (than thầm tiễn biệt, “Con gió xinh” tưởng không bao giờ mất mà cũng phải “bay đi”; tiếng chim hót “reo thi” cũng phải “đứt”…)

=> Phải sống “vội vàng” vì: cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khi đó, thời gian một đi không trở lại, và đời người – đặc biệt là tuổi trẻ của con người – lại quá ư ngắn ngủi, hữu hạn, nên chỉ còn một cách là phải sống vội.

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Khổ thơ cuối: Cách “thực hành” lẽ sống “vội vàng”

- Nhà thơ giục giã mọi người mà cũng là giục giã chính mình: hãy mau lên, gấp lên để tận hưởng cuộc sống.

-  Sáu câu tiếp theo bộc lộ những hành động sống vội vàng, tận hưởng: ôm, riết, say, thâu + từ ngữ miêu tả: sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm, cây, cỏ rạng…

→ Lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt


III. Nghệ thuật

- Kết hợp hài giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận làm cho  mạch thơ được tự nhiên, nhuần nhị.

- Cách nhìn, cách cảm mới, những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ và cách sử dụng ngôn từ, nhịp điệu sôi nổi dồn dập, hối hả, cuồng nhiệt.

2.Bài thơ “TRÀNG GIANG

* Hoạt động 2: Ôn tập bài thơ “Tràng giang”

I. Tìm hiểu chung

- Huy Cận (1919 - 2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới (1932-1945)

- Bài thơ “Tràng giang” in trong tập “Lửa thiêng”.

- Bài thơ khắc họa nỗi sầu, cô đơn của cái “tôi” cá nhân trước thiên nhiên, vũ trụ thấm đượm: tình đời, tình người, lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín.

- GV giảng lại, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung

1. Nhan đề và lời đề từ

- Nhan đề “Tràng giang”: từ Hán-Việt gợi không khí cổ kính, gợi sự mênh mông bát ngát của không gian và gợi nỗi buồn mênh mang rợn ngợp.

- Lời đề từ: Thâu tóm khá chính xác và tinh tế cả tình (bâng khuâng, thương nhớ) và cảnh (trời rộng, sông dài) của bài thơ.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Bức tranh thiên nhiên

- Không gian: mênh mang, bao la, rộng lớn “Trời rộng sông dài” .

- Cảnh vật: hiu quạnh, hoang vắng, hiu hắt buồn:

+ H/ả đậm màu sắc cổ điển: sóng, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu, bến cô liêu…; mây đùn núi bạc, cánh chim nghiêng thi liệu quen thuộc trong thơ Đường sự vắng vẻ, lặng lẽ, buồn.

+ Bức tranh vẫn gần gũi, thân thuộc với mỗi người Việt Nam bởi: “cành củi khô”, “tiếng làng xa vẫn chợ chiều”... âm thanh, hình ảnh của cuộc sống con người miền quê VN

- Sự đối lập giữa bao la mênh mông của trời nước với vạn vật nhỏ nhoi tạo nên cảm giác lạc lõng con người cảm thấy cô đơn, bơ vơ.

- Bao trùm bài thơ là một giọng điệu buồn nỗi buồn đã thấm sâu vào cảnh vật.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3. Tâm trạng nhân vật trữ tình (nỗi lòng của nhà thơ)

- Cô đơn nhỏ bé trước mênh mông sông nước đất trời, không một niềm hi vọng của sự gần gũi, thân mật:“Đâu tiếng làng xa vẫn chợ chiều”,“bến cô liêu”; “không cầu”; “không chuyến đò”…

- Nhìn cảnh vật trôi trên dòng sông nhà thơ cảm thấy thấm thía sâu sắc hơn sự trôi nổi của kiếp người.

Nỗi buồn mang tính thời đại - thời đại thơ mới - thời đại con người mất nước, mất tự do, cuộc sống chỉ là hư ảo, mộng mị, sống không có lí tưởng, không tương lai hạnh phúc.

- Nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của thơ mới và hồn thơ Huy Cận.

“ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên.
“ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” – thời gian đã biến chuyển, hoàng hôn buông xuống và cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà dễ gợi nỗi buồn xa vắng – nỗi buồn nhớ quê hương

=> Đứng trước cảnh sông nước bao la, những đợt sóng xa bờ tít tắp, thi nhân thấm thía một nỗi buồn bơ vơ, lặng lẽ thả hồn mình về với quê hương.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

4. Những đặc sắc nghệ thuật

- Cảnh vật vừa mang nét cổ kính thường gặp trong thơ Đường, vừa gần gũi thân thuộc đối với con người Việt Nam.

- Giọng thơ ảo não buồn

3.Bài thơ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ”  

- GV giảng

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Tìm hiểu chung

- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới: “ Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên).

- Phong cách thơ: kì dị có sự đan xen, biến hóa của nhiều hình ảnh phức tạp, bí ẩn. Tuy nhiên đằng sau đó là tâm hồn yêu đời, chan chứa khát khao sống.

- Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ Điên” được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc – một cô gái ở thôn Vĩ Dạ gửi cho Hàn Mặc Tử, khi tác giả đang dưỡng bệnh ở Quy Hoà

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Nội dung khái quát

  1. Khổ 1: Cảnh bình minh Vĩ Dạ

* Mở đầu: Câu hỏi tu từ nhiều thanh bằng gợi âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng, da diết → Sắc thái hỏi han, mời mọc, trách móc → ước ao được trở về thôn Vĩ.

* Ba câu thơ tiếp:

- Cảnh thôn Vĩ với các hình ảnh:

+) nắng hàng cau + nắng mới lên: Cái nắng đầu tiên của một ngày -  tinh khôi, trong trẻo

Điệp từ nắng nhấn mạnh một hình ảnh ấn tượng, khái quát nét đặc trưng của nắng miền Trung.

+) vườn ai: gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm lĩnh

+) mướt quá  vẻ mượt mà, non tơ, mơn mởn xanh tươi, vừa thể hiện giọng điệu trữ tình mê đắm, say sưa.

+)  Câu thơ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc: gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng → vẻ đẹp tốt tươi, màu mỡ và trù phú của làng quê này.

- Người thôn Vĩ

+) mặt chữ điền là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực.

+) “lá trúc che ngang”: lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế.

=> Cảnh trong sáng, người thuần hậu. Thiên nhiên và con người hài hòa trong vẻ đẹp dịu dàng, thắm đượm tình quê, hồn quê. Vĩ Dạ bình minh mời gọi, trong tưởng tượng, trong kí ức nhưng ta nghe như có tiếng thì thầm của gặp gỡ, vui tươi. Đó là tình yêu và nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử đối với cảnh và người xứ Huế…

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Cảnh Vĩ Dạ lúc đêm trăng và tâm trạng ngóng trông đầy khắc khoải của nhà thơ

- Hình ảnh gió theo lối gió, mây đường mây biểu hiện của sự chia cách.

- Bút pháp lấy động tả tĩnh ở câu thơ thứ hai làm cho bức tranh Vĩ Dạ hoàn toàn mang màu sắc khác lạ so với khổ một

- Hình ảnh bến sông trăng là một hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo

- Câu hỏi Có chở trăng về kịp tối nay? sáng lên hi vọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung, xa vời

=> Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Khổ 3: Hình bóng con người cùng những hoài nghi, mơ tưởng trong tâm trạng của nhà thơ

- Mơ khách đường xa khách đường xa: Khoảng cách về thời gian, không gian giữa thi nhân và người trong mộng. Điệp ngữ khách đường xa và động từ → niềm mong mỏi của thi nhân về một sự gặp gỡ đã thành ám ảnh.

- Hình ảnh Áo em trắng quá nhìn không ra: hư ảo, mơ hồ - hình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời, không thể tới được nên nhân vật trữ tình rơi vào trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng, xót xa.

- Cụm ngữ chỉ không gian xác thực: ở đây với hình ảnh sương khói mờ nhân ảnh nhấn mạnh thêm vào sự hư ảo, mơ hồ khi thi nhân càng mong muốn thì sự mong muốn càng xa xôi.

- Câu hỏi cuối bài → nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của thi nhân đang ở thời kì đau thương nhất. Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc

=> Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Nghệ thuật

- Trí tưởng tượng phong phú.

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, đối lập; thủ pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ...

- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.

IV. Củng cố (3 phút)

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

V. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Vội vàng”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Tràng giang”?

Câu 3: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”?

  1. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY

1. Tiết học này là thiếu/ thừa cần bổ sung

……………………………………………………………………………………………………

2. Ưu điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

3. Khuyết điểm của tiết này

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 14/04/2018

Tuần 1 Tiết 3-4

TỪ ẤY (Tố Hữu)

CHIỀU TỐI (Hồ Chí Minh)

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Nguyễn Huy Tưởng)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  • Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về nội dung chủ đạo và nghệ thuật của 3 tác phẩm.

  1. CHUẨN BỊ

  • Sử dụng SGK, giáo án giấy

  • Sử dụng USB bài giảng do tự soạn

  1. NĂM BƯỚC LÊN LỚP (45 PHÚT)

I. Ổn định lớp (1 phút):

II. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Vội vàng”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Tràng giang”?

Câu 3: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”?

III. Giảng bài mới (32 phút)


STT

Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học

1. Bài thơ

“TỪ ẤY”

* HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại tác phẩm “Từ ấy”

- GV nhắc lại nét chính về tác giả và tác phẩm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Tố Hữu

- Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VNHĐ. Thơ Tố Hữu có chỗ đứng nhiều nhất trong lòng công chúng cách mạng bởi một phong cách trong sáng, đam mê và chân thật, bằng một chất giọng ngọt ngào, đằm thắm.

- Là nhà thơ trữ tình- chính trị

2. Tác phẩm: Viết vào tháng 7/1938, bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

3. Nhan đề “Từ ấy”: Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ, thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà CM trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.


- GV giảng lại nội dung các khổ thơ.

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung khái quát

  1. Khổ 1: Niềm vui lớn

+ Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng ( chú ý động từ bừng; những hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ" "mặt trời chân lí" đã nhấn mạnh: ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm)

+ Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng qua nghệ thuật liên tưởng, so sánh: " Hồn tôi là một vườn hoa lá - Rất đậm hương và rộn tiếng chim" → vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Khổ 2: Lẽ sống lớn

Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung ( chú ý từ "buộc", "trang trải", "trăm nơi") để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3. Khổ 3: Tình cảm lớn

Từ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới tự xác định mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ ( sử dụng điệp từ "là" kết hợp với những từ "con", "em", "anh" để nhấn mạnh tình cảm thân thiết như người trong cùng một gia đình)

- GV hệ thống điểm chính về nghệ thuật tác phẩm

III. Nghệ thuật

- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng.

- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu.

- Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở...

2.Bài thơ “CHIỀU TỐI

* Hoạt động 2: Ôn tập bài thơ “Chiều tối”

I. Tìm hiểu chung

- Hồ Chí Minh (1890-1969) là một nhà cách mạng vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc

- Những bài thơ nghệ thuật viết theo thể thơ tứ tuyệt cổ điển, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa màu săc cổ điển với bút pháp hiện đại.

-  Bài thơ được Bác sáng tác vào cuối thu năm 1942, trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, là bài thơ thứ 31 của tập “Nhật kí trong tù”

- GV giảng lại, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung

1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối nơi rừng núi.

- Nghệ thuật chấm phá theo bút pháp cổ điển → Khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng khi chiều muộn với cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ, và chòm mây cô đơn lững lờ giữa tầng không đã được phác họa bằng những nét chấm phá theo bút pháp cổ điển

→ cảnh núi rừng chiều tuy đẹp nên thơ nhưng âm u, vắng vẻ, buồn quạnh hiu.

→ sự hòa hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho thiên nhiên cho mọi sự sống trên đời.

→ Bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ, bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cảnh tù đày. Nói khác đi đó là chất thép ẩn sau chất tình.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Hai câu cuối: Bức tranh tâm cảnh của nhà thơ.

- Bức tranh cuộc sống lao động ở vùng sơn cước với vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than → nét hiện đại: hình ảnh cô gái xay ngô, con người nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Cuộc sống đời thường đã đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui.

- Bài thơ chuyển một cách đột ngột, từ quang cảnh buổi chiều tôi buồn bã sang những hình ảnh sinh động, đầy sức sống. hình ảnh thiếu nữ nơi rừng núi xuất hiện với hoạt động xay ngô làm cho không khí buổi chiều có chút náo nhiệt, có thêm một chút sinh khí, là trung tâm của  bức tranh thiên nhiên

→ vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động và chính cuộc sống lao động bình dị đáng trân trọng biết bao giữa núi từng chiều tối âm u, heo hút.

→ Đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm tin niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người, con người ấy tuy vất vả mà tự do.

- Những chữ “ma bao túc” ở dưới câu 3 được điệp vòng ở đầu câu 4 “Bao túc ma hoàn” đã tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô – qua đó có thể thấy cô gái thật chăm chỉ, kiên nhẫn, cần mãn với công việc của chính mình → Trong cảnh tù đầy khổ sai, chưa bao giờ Bác thôi lưu tâm đén những người lao động. Không kết thúc bài thơ trong u ám, lạnh lẽo. Bác đã lồng vào đó vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, rực lên sắc hồng thiết tha tin yêu vào cuộc sống.

- Trong câu thơ cuối, sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh, chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng. Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng của nhà thơ, từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm áp nóng tình người. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân của một con người “đại nhân, đại trí, đại dũng”. 

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

4. Tổng kết

* Giá trị nội dung

Qua bức tranh cảnh vật thấy được những nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ chiến sĩ: lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt tăm tối.

* Giá trị nghệ thuật

- Sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tính hiện đại.

- Từ ngữ cô đọng, hàm súc, vận dụng tinh tế thủ pháp đối lập, phát huy giá trị nghệ thuật của biện pháp điệp liên hoàn.

3. Kịch “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”  

- GV giảng

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Tìm hiểu chung

- Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là nhà văn có thiên hướng khai thác về đề tài lịch sử và có nhiều đóng góp về thể loại tiểu thuyết và kịch.


- Văn phong Nguyễn Huy Tưởng giản dị, đôn hậu mà thâm trầm sâu sắc.

- Vở kịch “Vũ Như Tô” là vở kịch đầu tay - bi kịch lịch sử 5 hồi, viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517 dưới triều Lê Tương Dực

- Đoạn trích: "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"thuộc hồi V, hồi cuối cùng của TP

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Nội dung khái quát

  1. Những mâu thuẫn xung đột kịch

- Mâu thuẫn 1: nhân dân lao động lầm than, làm việc cật lực, bị ăn chặn, chết chóc, mất mùa, nghèo đói >< bắt xây Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, tăng sưu thuế truy nã, hành hạ người chống đối, lôi kéo thợ làm phản; Trịnh Duy Sản cầm đầu phe nổi loạn chống triều đình: Giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm, cung nữ, thiêu hủy Cửu Trùng Đài

Mâu thuẫn thứ hai:

+ Quan niệm nghệ thuật thuần túy, cao siêu muôn đời >< Lợi ích thiết thực, trực tiếp của nhân dân.

+ Vũ Như Tô - Kiến trúc sư - nghệ sĩ: Tâm huyết, hoài bão, muốn đem lại cái đẹp cho muôn đời; mượn uy quyền, tiền bạc của vua để thực hiện hoài bão lớn lao: → mục đích chân chính >< con đường thực hiện mục đích sai lầm.

→ Đẩy Vũ Như Tô vào tình trạng đối nghịch với nhân dân - kẻ thù của nhân dân- người thợ.

→ Bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ thiên tài VNT

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Nhân vật Vũ Như Tô

- Là một kiến trúc sư tài ba “nghìn năm có một”

- Nhân cách cao cả, hoài bão lớn lao, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, không khuất phục trước uy quyền, kiên quyết không chịu nhận xây lâu đài cho vua Lê Trương Dực.

- Không hám lợi, chia hết vàng bạc vua thưởng cho thợ.

- Khát khao suốt đời là xây được một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, bền vững muôn đời, để dân ta nghìn thu hãnh diện.

→ Lí tưởng chân chính, cao đẹp nhưng cao siêu xa rời đời sống nhân dân lao động.

→ Vũ Như Tô không nhận ra một thực tế: Cửu Trùng Đài xây bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân.

- Ông nhất mực cho rằng mình không có tội mà chỉ có công. Luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình, và hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu.

- Khát vọng, đam mê sáng tạo nghệ thuật của ông xuất phát từ thiên chức của nghệ sĩ chân chính, nhưng chưa đúng vì đặt nhầm chỗ, vì xa rời thực tiễn, vì lợi dụng giai cấp cầm quyền tàn bạo để thực hiện mục đích chân chính của mình.

→Vô hình chung tự đưa ông sang hàng ngũ kẻ thù của nhân dân - ông thất bại - trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

=> Vũ Như Tô - nhân vật bi kịch lịch sử, mang khát vọng lớn, cao cả nhưng lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Chỉ thực sự bừng tỉnh khi biết chính An Hòa ra lệnh đập phá, đốt Cửu Trùng Đài.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3.Khổ 3: Nhân vật Đan Thiềm

- Dưới con mắt của Vũ Như Tô thì Đan Thiềm là tri kỷ, tri âm duy nhất ở triều đình. (Vũ mê cái đẹp, Đan Thiềm mê cái tài) .

- Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.

- Là con người luôn tỉnh táo: Biết chắc Đài không thành, tìm cách bảo vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như Tô, khuyên Vũ bỏ trốn.

- Sẵn sàng đổi mạng sống của mình cứu Vũ. Đau đớn khi không thể cứu được người tài.

- Bệnh Đam Thiềm: Bệnh mê đắm cái đẹp, cái tài. Có tấm lòng biệt nhỡn liên tài -> Thuyết phục Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng Đài.

=> Sống chết hết mình vì cái, cái đẹp.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

III. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, hành động dồn dập đầy kịch tính.

- Ngôn ngữ cao đẹp có sự tổng kết cao, nhịp điệu lời thoại nhanh.

- Tính cách tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ hành động.

- Các lớp kịch được chuyển tự nhiên, linh hoạt liền mạch.


- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

IV. Ý nghĩa văn bản

Đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thưở về cái đẹp, và mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch.

IV. Củng cố (3 phút)

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

V. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Từ ấy”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Chiều tối”?

Câu 3: Nêu hiểu biết về nhân vật Vũ Như Tô?

D. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY

1. Tiết học này là thiếu/ thừa cần bổ sung

……………………………………………………………………………………………………

2. Ưu điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

3. Khuyết điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

TUẦN 1:

TIẾT 5-6: CHÍ PHÈO_NAM CAO

                HAI ĐỨA TRẺ_THẠCH LAM

          

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  • Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về nội dung chủ đạo và nghệ thuật của 3 tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại trước 1945.

  1. CHUẨN BỊ

  • Sử dụng SGK, giáo án giấy

  • Sử dụng USB bài giảng do tự soạn

  1. NĂM BƯỚC LÊN LỚP (45 PHÚT)

I. Ổn định lớp (1 phút):

II. Kiểm tra bài cũ (0 phút):

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Từ ấy”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ “Chiều tối”?

Câu 3: Nêu hiểu biết về nhân vật Vũ Như Tô?

III. Giảng bài mới (38 phút)


STT

Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học

1. CHÍ PHÈO_NAM CAO

* HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại tác phẩm “Chí Phèo”

- GV nhắc lại nét chính về Nam Cao và truyện ngắn “Chí Phèo”

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Nam Cao

- Nhà văn hiện thực xuất sắc, bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

- Ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.

2. Tác phẩm:

Kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại.


- GV giảng lại nội dung.

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung khái quát

1. TIẾNG CHỬI MỞ ĐẦU TÁC PHẨM VÀ Ý NGHĨA

– Trích lại tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…. Rồi hắn chửi đời….hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này…”

– Tiếng chửi của Chí Phèo cất lên vô lí, không có nguyên do.

– Những tiếng chửi oái ăm, tức giận, phẫn uất, chửi từ những thứ xa vời, mông lung đến những gì cụ thể, gần gũi nhất.

  • Ý NGHĨA CỦA TIẾNG CHỬI

– Thể hiện bản chất côn đồ, lưu manh của Chí Phèo. Hắn dường như mất hết tính người, giao tiếp với đời, với người bằng những tiếng chửi.

– Chí Phèo đặt mình trong tư thế quay lưng với tất cả

– Tiếng chửi rơi vào im lặng, không một ai đáp trả -> Thể hiện sự cô độc, lẻ loi, đáng thương của Chí

– Khát khao hòa nhập của Chí.

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. BUỔI SÁNG SAU CƠN SAY CỦA CHÍ PHÈO:

– Lần đầu tiên cảm nhận được không gian, ánh sáng, âm thanh của cuộc sống bình dị (Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”, “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”, “tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, “tiếng cười nói của những người đi chợ”,..)

– Đây là lần đầu tiên tâm hồn Chí Phèo mở cửa để đón nhận âm thanh, hơi thờ của cuộc sống sau chuỗi ngày tù tội, tha hóa

– Nhớ về quá khứ với những ước mơ giản dị

– Ý thức về cảnh ngộ đáng thương hiện tại của mình

– Mơ hồ nghĩ về tương lai

– Thị Nở đem đến cho hắn bát chào hành

– Những cảm xúc chân thành đầu tiên của Chí: xúc động và ngạc nhiên, vừa vui vừa buồn, ăn năn -> Ánh sáng lương tri le lói trong con người Chí

– Sau khi đón nhận bát cháo hành, Chí Phèo một lần nữa thấm thía cảnh ngộ của mình. Hắn buồn tủi và xuất hiện những rung động rất nhân tính, khát khao hạnh phúc, tình yêu, hắn như biến thành một con người khác – một con người lương thiện như bao người khác, hắn hóa trẻ con, muốn làm nũng với Thị Nở -> khơi gợi cho người đọc về cảnh ngộ đáng thương, về quá khứ nhiều nỗi buồn của Chí. -> Sự bửng tỉnh trong tâm hồn Chí Phèo, một tâm hồn đã chai sạn vì sự nghiệt ngã của cuộc sống giờ đây đang rung lên những khát vọng giản dị, đẹp đẽ và tiếng lòng xúc cảm đầy nhân tính.

– Chí Phèo khao khát làm người lương thiện, khao khát hạnh phúc và tình yêu.


- GV giảng lại nội dung, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3. BÁT CHÁO HÀNH:

– Là liều thuốc giải cảm, liều thuốc giải những độc tố bên trong con người Chí, đánh thức trong con người Chí những rung động mà trước đây hắn chưa từng có.

– Nguyên liệu: Ngoài gạo, hành, bát chào được nấu bằng tình yêu của Thị Nở.

– Công dụng: giải cảm, khơi dậy những cảm xúc chân thành trong tâm hồn Chí, mở đường cho khao khát hoàn lương. Tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt.

– Được xem là bi kịch tâm hồn của Chí

– Nguyên nhân: định kiến xã hội hẹp hòi, lòng ghen tị của bà cô quá lứa, sự ngô nghê của Thị Nở. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo

– Thoáng hít thấy hơi cháo hành, ngồi ngẩn mặt, không nói gì

– Níu kéo đầy tuyệt vọng: Sửng sốt đứng lên, gọi lại… nắm lấy tay -> những nỗ lực níu kéo, vớt vát hạnh phúc, tình yêu

– Đau đớn, uất hận, bế tắc. Con quỷ dữ trong tâm hồn Chí Phèo bắt đầu sống dậy

– Tìm đến rượu, uống rượu để quên nhưng càng uống càng tỉnh, càng tỉnh càng buồn

– Ôm mặt khóc nức nở Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến, tự sát

– Đến nhà Bá Kiến trong tư thế của người say nhưng thực tế, Chí hoàn toàn tỉnh táo

+ Bước chân không đưa hắn đến nhà thị Nở như suy nghĩ ban đầu của hắn

+ Đi có mục đích rõ ràng “xông xông đi vào”

+ Đến để đòi quyền sống, quyền làm người chính đáng, quyền làm người lương thiện

+ Nhận ra  bi kịch không lối thoát của mình, nhận ra kẻ thù lớn nhất của cuộc đời mình

+ Hành động giết Bá Kiến: dữ dội, bất ngờ

–  Tự sát trên con đường tìm về bản tính lương thiện -> thể hiện bi kịch bế tắc, không thoát ra được của người nông dân bị xã hội cự tuyệt quyền làm người, đẩy vào con đường bần cùng. -> Thể hiện mâu thuẫn giai cấp căng thẳng. -> Tin tưởng vào tinh thần phản kháng của người nông dân và bản tính lương thiện của họ

- GV giảng lại nội dung các khổ thơ, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

MỘT SỐ CHI TIẾT CẦN CHÚ Ý

(1) Bát cháo hành

(2) Buổi sáng sau cơn say của Chí Phèo

(3) Thị Nở nhìn xuống bụng và nghĩ về hình ảnh cái lò gạch cũ


III. Nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật điển hình.

- Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo

2.Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.

* Hoạt động 2: Ôn tập ngắn “Hai đứa trẻ”.

I. Tìm hiểu chung

- Thạch Lam ( 1910 – 1942) ; Ông tên thật là Nguyễn Tường Vinh .Ông là một trong những cây bút viết truyện ngắn tài hoa của nhóm Tự lực văn đòan.
- Tác phẩm của Thạch Lam đậm cảm hứng lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực đời sống : thấm đượm lòng nhân ái với một văn phong nhẹ nhàng, man mác chất thơ.

- GV giảng lại, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

II. Nội dung

1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
- Không gian tạo vật: 
+ Được hiện lên với nhiều âm thanh, màu sắc, hình ảnh và đường nét ( Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve; phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng , dãy tre làng đen lại…)
+ Khung cảnh ấy được nhà văn thể hiện qua những câu văn êm dịu, uyển chuyển, tinh tế.Mỗi câu như một nét vẽ đơn sơ , không cầu kỳ kiểu cách nhưng lại gợi được cái hồn của cảnh vật , cái thần thái của thiên nhiên …Mỗi câu văn như mở ra một cảnh : cảnh trước gọi cảnh sau rất độc đáo và ấn tượng…
à Một bức “họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi , bình dị và gợi cảm , không kém phần thơ mộng, mang cốt cách của hồn quê Việt Nam.Qua đó thể hiện được tình cảm và gắn bó của nhà văn với một vùng quê nghèo.
- Cuộc sống của người dân:
+ Cảnh chợ tàn : người về hết , tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi…
+ Hình ảnh người dân xuất hiện với : mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh rác, mẹ con chị Tý nghèo khổ ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước nhỏ trên cái chõng tre ; bà cụ Thi.., vợ chồng Bác Xẩm…
à Tất cả… đều thể hiện sự tàn lụi ( cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ); sự nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại của người dân nơi phố huyện.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Bức tranh phố huyện lúc về đêm:
- Không gian, tạo vật :
+ Ngập chìm trong bóng tối mênh mông ( đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối; tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà; các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn..) à gợi nỗi buồn đầy cảm thương về kiếp sống chìm khuất trong cuộc sống của người dân nghèo quẩn quanh, bế tắc.

+Một vài ánh sáng le lói , yếu ớt lóe lên từ một vài cửa hàng (…với những quầng sáng từ ngọn đèn dầu của chị Tí, chấm lửa nhỏ từ bếp lửa của Bác Siêu; hột sáng, khe sáng lọt qua những phên nứa…)
à Thứ ánh sáng nhỏ bé, le lói như chính cuộc đời , số phận của những người dân phố huyện nghèo.
- Cuộc sống của người dân: với giọng văn đều đều , chậm buồn và tha thiết , Thạch Lam guíp người đọc cảm nhận rất rõ về cuộc sống lặp đi lặp lại ngày nào cũng như thế một cách đơn điệu, buồn tẻ của người dân :
+ Vẫn những động tác quen thuộc của : Chị Tí dọn hàng, bác Siêu thổi lửa, gia đình bác xẩm xuất hiện với cái thau trước mặt…
+ Vẫn “tiếng đàn bầu bần bật” của bác xẩm ế khách 
+ Vẫn những mong đợi như mọi ngày : Chờ đợi tàu đi qua…
à Dẫu vậy, họ vẫn không mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống : một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày .Điều đó chứng tỏ : trong hòan cảnh nào , con người vẫn không thôi mơ ước những điều tốt đẹp .Bởi lẽ, sống là phải biết ước mơ và hy vọng. Qua đó thể hiện niềm xót thương da diết của nhà văn. 

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3.  Bức tranh phố huyện huyện khi tàu đến và táu đi:
- Lúc tàu đến : phố huyện bừng sáng , náo nhiệt trong cái im lặng mênh mông của đêm tối. Một phố huyện sáng rực, vui vẻ và huyên náo.
- Khi tàu đi : bóng tối lại dày đặc và để lại bao tiếc nuối của mọi người , đặc biệt là hai chị em Liên.
à Hình ảnh đòan tàu : là biểu tượng của một thế giới thât đáng sống : sức sống mạnh mẽ, giàu sang và rực rỡ ánh sáng.Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi , nghèo khổ, tăm tối của người dân phố huyện. Đồng thời, hình ảnh đòan tàu ( với riêng Liên và An ) còn là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những ký ức tuổi thơ êm đềm.
* Tóm lại, tác phẩm là ba bức tranh liên hòan , cảnh mỗi lúc một tối hơn, mỗi lúc một hiu hắt hơn, có sự tương phản giữa : sáng và tối; giữa động và tĩnh, giữa sinh họat nhàm chán với khỏanh khắc huyên náo khi đòan tàu đi qua.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

4. Những đặc sắc nghệ thuật

- Cảnh vật vừa mang nét cổ kính thường gặp trong thơ Đường, vừa gần gũi thân thuộc đối với con người Việt Nam.

- Giọng thơ ảo não buồn Gía trị của tác phẩm :
a.: Gía trị hiện thực
- Bức tranh phố huyện nghèo nàn, tù túng , như bị bỏ quên.
- Cảnh sống buồn chán lặp lại đơn điệu, tối tăm với những con người lầm than, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.
b.Gía trị nhân đạo:
- Tấm lòng buồn thương, xót xa của nhà văn với những số phận nhỏ bé của người lao động nghèo.
- Tác giả cũng đã phản ánh sự thức tỉnh của ý thức cá nhân con người : học không bằng lòng với hiện thực mà luôn khát khát vươn tới ánh sáng và vượt qua số phận .Cuộc sống của học dù thiếu thốn tất cả nhưng đầy tình người.
è Đây chính là giá trị nhân văn , nhân bản đáng quý của truyện ngắn này
=> Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm:
+ Đừng bao giờ để cuộc sống của con người chìm vào cái “ao đời phẳng lặng”. Con người phải sống cho ra sống , phải không ngừng khát khao xây dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa.
+ Những người phải sống một cuộc sống tối tăm , mòn mỏi, tù túng hãy cố vươn ra ánh sáng , hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn.

IV. Củng cố (3 phút)

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

V. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của truyện ngắn “ Chí Phèo”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”?

  1. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY

1. Tiết học này là thiếu/ thừa cần bổ sung

……………………………………………………………………………………………………

2. Ưu điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

3. Khuyết điểm của tiết này

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


Tuần 2:

Tiết 8-9: Chữ người tử tù_ Nguyễn Tuân

              Hạnh phúc của một tang gia_Vũ Trọng Phụng


Stt

Hđ của GV và HS

Nội dung

1.Truyện ngắn “Chữ người tử tù”  

- GV giảng

- HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Tìm hiểu chung

1.  Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam.

- Trước năm 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân xoay quanh các đề tài chính:
+  Chủ nghĩa xê dịch: Viết về cái tôi lãng tử qua những miền quê, trong đó hiện ra cảnh sắc và phong vị quê hương, cùng một tấm lòng yêu nước thiết tha. Tác phẩm chính: Một chuyến đi, Thiếu quê hương…
+ Vẻ đẹp “ vang bóng một thời”: Là những nét đẹp còn vương sót lại của một thời đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa. Tác phẩm chính: Vang bóng một thời..
+  Đời sống truỵ lạc: Ghi lại quãng đời do hoang mang bế tắc, cái tôi lãng tử đã lao vào rượu, thuốc phiện và hát cô đầu, qua đó thấy hiện lên tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niêm đương thời. Tác phẩm chính: Chiếc lư đồng mắt cua, ngọn đèn dầu lạc,…
-  Sau năm 1945, sáng tác Nguyễn Tuân tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến, qua đó thấy được vẻ đẹp của người Việt Nam vừa anh dũng vừa tài hoa.
- Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tìm kiếm cái đẹp và khẳng định những giá trị nhân văn cao quý, với những nét phong cách nổi bật: tài hoa, uyên bác, hiện đại mà cổ điển,…Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thể tuỳ bút và tiếng Việt,…

2. “Chữ người tử tù” ( đăng báo 1939, in trong tập “ Vang bóng một thời” (1940) ) là truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Nội dung khái quát

1.Tình huống truyện

Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo.

+  Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, họ hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời.

+ Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời cho họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên một cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ.

+ Làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Từ đó mà chủ đề của tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

2. Nhân vật Huấn Cao

Vẻ đẹp của Huấn Cao trong Chữ người tử tù được thể hiện ở ba phẩm chất:

– Huấn Cao là một con người tài hoa siêu việt, đầy uy lực. Ông có tài viết chữ, chữ ông “đẹp và vuông lắm”. Nó nức tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Nó khiến cho viên quản ngục say mê đến mê muội, ngày đêm mong có được chữ của ông để treo trong nhà.

– Khí phách hiên ngang, bất khuất. Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng liệt. Huấn Cao là một kẻ “đại nghịch” đã đành, ngay cả khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện thái độ không quỵ luỵ trước cường quyền và tù ngục nữa.

– Huấn Cao còn là một người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời gan ruột chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả.

Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về cái đẹp. Trong truyện, Huấn Cao được xây dựng không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có “thiên lương” (bản tính tốt lành). Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, mềm lòng trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục (sẵn lòng cho chữ khi hiểu rõ thiện căn và sở thích cao quý của ông ta) và thậm chí còn biết sợ cái việc “chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Có thể nói đó là hai mặt thống nhất của một nhân cách lớn. Như thế, trong quan điểm của Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

3. Nhân vật viên quản ngục

Dù có thể được coi là nhân vật phụ, song qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, viên quản ngục cũng là một nhân vật độc đáo:

– Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã – thú chơi chữ. Ngay từ khi còn trẻ khi mới “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền”, ông đã có cái sở nguyện “một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”.

– Viên quản ngục là người biết trân trọng giá trị con người. Điều đó thể hiện rõ qua hành động “biệt đãi” của ông đối với Huấn Cao – một kẻ tử tù đại nghịch.

– Cái sở nguyện thanh cao muốn có được chữ của Huấn Cao để treo bất chấp nguy hiểm, cùng thái độ thành kính đón nhận chữ từ tay Huấn Cao cho thấy, viên quản ngục là một người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, là người biết trân trọng những giá trị văn hoá.

– Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây cũng là một nhân cách đẹp, một “tấm lòng trong thiên hạ” tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó là “một thanh âm trong trẻo xem giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

– Có thể nói, viên quản ngục là một người biết giữ “thiên lương”, biết trân trọng giá trị văn hoá và tài năng, là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng thật lòng cái đẹp..

- GV giảng, HS nghe giảng và theo dõi tài liệu đã phát

  1. Nghệ thuật

- Thủ pháp tương phản, đối lập.

- Xây dựng hình tượng nhân vật.

2.Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”


  1. Tìm hiểu chung:

1/ Vài nét về nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) :
- Vũ Trọng Phụng quê ở Hà Nội, là một trong những nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam trước CMT8.

- Là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào.Tác phẩm của ông đa dạng về thể loại , đặc biệt ông thành công ở thể loại phóng sự vàđược mệnh danh là “Vua phóng sự đất Bắc”.

2. Tác phẩm:

Trích tiểu thuyết “Số đỏ”, đoạn trích thuộc phần đầu của chương 15 trong tác phẩm.Nội dung đọan trích kể lại cảnh cụ Tổ ( cha, ông ) trong gia đình cố Hồng qua đời và sự vui mừng , hạnh phúc của cả đám con cháu trước cái chết của cụ.



II. Nội dung trọng tâm:

1.Ý nghĩa nhan đề đọan trích:
+ “Tang gia” mà lại “hạnh phúc”.Thật là oái oăm, ngược đời.Bởi lẽ, “hạnh phúc” là niềm vui của con người khi đạt đến một ước nguyện nào đó trong cuộc sống; còn “tang gia” là lúc mọi người buồn đau, khôn xiết khi người thân của mình ra đi vào cõi vĩnh hằng .Như vậy, một đằng là biểu tượng cho sự viên mãn, hạnh phúc; một đằng là biểu tương cho sinh ly, tử biệt không thể bù đắp à lại song hành , gắn kết với nhau, tạo nên sự bi hài, đáng cười, đáng suy gẫm.
=> Nhan đề đọan trích dự báo một màn bi hài kịch sắp diễn ra với nhiều cảnh nghịch lý, nhiều pha cười ra nước mắt.Từ đó, hai trục của mâu thuẫn giữa hạnh phúc và tang gia được triển khai suốt chương truyện thể hiện tư tưởng chủ đề của đọan trích.

 2.Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình và ngoài gia đình khi cụ cố Tổ mất

a. Niềm vui chung cho cả gia đình: “cụ cố tổ chết cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa

=> Một gia đình đại bất hiếu.

b. Niềm vui của những thành viên trong gia đình:

-       Cố Hồng (con trai cả): sướng điên lên vì lần đầu tiên được diễn trò già yếu trước mọi người cụ mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo “úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa” 

→ điển hình cho loại người háo danh.

-       Ông Văn Minh (cháu nội ): thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa

→ Bất hiếu, đầy dã tâm.

-       Bà Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.

→ Thực dụng, thiếu tình người.

-       Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết nhưng đau khổ như kim châm vào lòng “ không thấy bạn giai đâu cả”

→ Hư hỏng, lẳng lơ.

-       Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến

→ Niềm vui của con trẻ kém hiểu biết.

-       Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.

→ Là người không có nhân cách, vô liêm sĩ.

-       Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.

c. Niềm vui của những người ngoài gia đình:

-       Hai vị cảnh sát Min Đơ và Min Toa “sung sướng cực điểm” vì đang thất nghiệp được thuê dẹp trật tự cho đám đông.

-       Bạn bè cụ cố Hồng: Có dịp phô trương đủ thứ huân, huy chương, các kiểu quần áo, đầu tóc, râu ria...

-       Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái lịch: Có dịp tụ tập để khoe khoang, hẹ hò nhau, chim chuột nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau...

→ Mọi người dù chủ hay khách đều vui vẻ, hạnh phúc trước cái chết của cụ cố Tổ. Đó chính là sự suy đồi về đạo lý, sự tha hoá về nhân cách con người.

=> Tác giả khai thác những yếu tố mâu thuẫn để gây cười, cái cười phê phán đây mỉa mai châm biếm về một xã hội thực dân thu nhỏ với tất cả sự đồi bại, xuống dốc của đạo lý và nhân cách con người, đó là lời tố cáo của tác giả đối với xã hội âu hoá rởm. 

3. Cảnh đám ma gương mẫu

-       Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gi đám rước nhố nhăng: đám ma to tát, đi đến đâu làm huyên náo đến đấy. Có sự phối hợp cả Ta -Tàu -Tây, mọi người thi nhau chụp ảnh như hội chợ, tràn ngập vòng hoa, câu đối, đầy đủ các loại mốt quần áo, râu ria...

-       Mọi người không ai đi đưa tang mà đang mải trò chuyện về nhà cửa, vợ chồng, con cái, tất cả đang mải bình phẩm, chê bai lẫn nhau, tình tự, chim chuột, hẹn hò nhau bằng cái vẻ mặt buồn buồn lãng mạn rất đúng mốt.

=> Sự giả tạo, đóng kịch của giới tri thức rởm, đạo đức suy đồi của nền văn minh Âu hóa rởm

4. Cảnh hạ huyệt

Cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài: Cụ Cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngất đi.

Đặc biệt là “màn kịch siêu hạng” của ông Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to bằng những âm thanh lạ: Hứt!...Hứt!...Hứt!...

=> Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.

5. Đặc sắc nghệ thuật

-       Nghệ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.

-       Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.

-       Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.

-       Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.

6. Ý nghĩa văn bản

Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.


IV. Củng cố (3 phút)

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

V. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)

Câu 1: Nêu những nét chính về nội dung của truyện ngắn “Chữ người tử tù”?

Câu 2: Nêu những nét chính về nội dung của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?

D. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY

1. Tiết học này là thiếu/ thừa cần bổ sung

……………………………………………………………………………………………………

2. Ưu điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

3. Khuyết điểm của tiết này

……………………………………………………………………………………………………

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn