Ngày 29-03-2024 14:30:13
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6651874
Số người online: 11
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG THI THỬ THPT QUỐC GIA – MÔN LỊCH SỬ LỚP 12
 

 

 

ĐỀ CƯƠNG  THI THỬ THPT QUỐC GIA –

MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 - CÓ ĐÁP ÁN

 

1) Phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng trong cao trào 1936-1939 mở đầu bằng sự kiện:

  1. Triệu tập Đông Dương đại hội.
  2. Vận động thành lập Uỷ ban trù bị Đông Dương đại hội.
  3. Thành lập các Uỷ ban hành động ở nhiều địa phương.
  4. Đón phái viên của chính phủ Pháp sang Đông Dương

2) Cuộc mít tinh lớn của hai vạn rưỡi người tại quảng trường Nhà Đấu Xảo – Hà Nội năm 1938 diễn ra vào dịp:

  1. Kỉ niệm ngày thành lập Đảng.
  2. Kỉ niệm này Quốc Tế Lao Động.
  3. Kỉ niệm Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
  4. Kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga.

 

3) Đảng cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là:

  1. Đánh đổ Đế quốc Pháp.
  2. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.
  3. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.
  4. Tập trung mũi nhọn đấu tranh chống kẻ thù chính là phát xít Nhật.

 

4) Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, có một cuốn sách chính trị phổ thông được lưu hành rộng rãi nhằm giới thiệu chủ nghĩa Mác – Lênin và chính sách của Đảng. Cuốn sách đó là:

  1. Bản án chế độ thực dân Pháp.
  2. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
  3. Đề cương văn hoá Việt Nam.
  4. Vấn đề dân cày.

5) Nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc vận động dân chủ 1936-1939 kết thúc là:

  1. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng  nổ.
  2. Chính phủ phái hữu cầm quyền ở Pháp, bọn phản động thuộc địa phản công phong trào CM.
  3. Liên Xô – thành trì của phong trào cách mạng suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.
  4. Đảng cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.

 

6) Lý do chuyển hướng chủ trương cách mạng của Đảng ta trong những năm 1936-1939 là:

  1. Sự chỉ đạo của Quốc Tế Cộng Sản.
  2. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.
  3. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.
  4. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp

7) Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là:

  1. Công nhân, nông dân.
  2. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân.
  3. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp.
  4. Liên minh tư sản và địa chủ.

 

8) Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh quần chúng năm 1938 là:

  1. Phong trào Đông Dương đại hội.
  2. Cuộc tổng bãi công  của công nhân Công ty than Hòn Gai.
  3. Cuộc mít tinh cùa 2,5 vạn người tại Nhà Đấu Xảo – Hà Nội.
  4. Phong trào đón Gôđa và Brêviê.

 

9) Ngay từ năm 1936 Đảng đã đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi:

  1. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
  2. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
  3. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
  4. Mặt trận Việt Minh.

10) Hãy xác định hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936-1939?

  1. Bí mật, bất hợp pháp.
  2. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
  3. Đấu tranh nghị trường là chủ yếu.
  4. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.

11) Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì?

  1. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.
  2. Tư tưởng Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng.
  3. Tập hợp được đội quân chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn.
  4. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.

12) Đảng phát  động phong trào “Đông Dương đại hội” để:

  1. Mua sắm vũ khí, chuẩn bị khởi nghĩa.
  2. Thu nhập nguyện vọng của dân, chuẩn bị triệu tập Đông Dương đại hội.
  3. Thành lập lực lượng vũ trang.
  4. Chuẩn bị hội nghị Genève.

13) Đến tháng 3/1938, Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành:

  1. Mặt trận dân tộc phản đế đồng minh.
  2. Hội phản đế đồng minh.
  3. Mặt trận Việt Minh.
  4. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.

14) Những tờ báo của Đảng ra công khai trong giai đoạn 1936-1939 là:

  1. Cứu quốc, Giải phóng, Thanh niên.
  2. Dân chúng, Lao động, Tin tức.
  3. Nhân dân, Người lao động, Chuông rè.
  4. Người cùng khổ, Nhân đạo, Sự thật.

15) Trong giai đoạn 1936-1939, Đảng ta đã xác định kẻ thù:

  1. Tư sản & địa chủ.
  2. Đế quốc & phong kiến.
  3. Bọn thực dân Pháp phản động tại Đông Dương.
  4. Bọn thực dân Pháp.

16) Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) là:

  1. Nhật tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít.
  2. Mâu thuẫn Pháp - Nhật càng lúc càng gay gắt.
  3. Thất bại gần kề của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai.
  4. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn.

17) Nơi thí điểm xây dựng các đoàn thể quần chúng trong Mặt trận Việt Minh là:

  1. Hà Nội.
  2. Tuyên Quang.
  3. Cao Bằng.
  4. Thái Nguyên.

18) Mặt trận Việt Minh ra đời vào thời gian nào?

  1. Tháng 10/1930.
  2. Tháng 7/1935.
  3. Tháng 6/1936.
  4. Tháng 5/1941.

19) Cách mạng tháng Tám diễn ra trong vòng:

  1. Một tháng.
  2. Hai tháng.
  3. 15 ngày.
  4. 20 ngày.

20) Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào?

  1. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
  2. Khởi nghĩa Nam Kì.
  3. Binh biến Đô Lương.
  4. Khởi nghĩa Ba Tơ.

21) Cách mạng tháng Tám 1945 giành được thắng lợi đầu tiên ở:

  1. Hà Nội.
  2. Huế.
  3. Sài Gòn.
  4. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

22) Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám 1945 là:

  1. Lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
  2. Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
  3. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
  4. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới.

23) Hội nghị lần 6 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập:

  1. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
  2. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
  3. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
  4. Mặt trận Việt Minh.

24) “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta…”. Đoạn văn trên được trích dẫn từ:

  1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch.
  2. Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc.
  3. Thư của Hồ Chủ Tịch gởi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa.
  4. Lời “Hịch” của Mặt trận Việt Minh.

25) Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành chính quyền từ tay Nhật đã diễn ra trong khoảng thời gian:

  1. Từ 9/3 đến 14/8/1945.
  2. Từ 14/8 đến 28/8/1945.
  3. Từ 28/8 đến 15/9/1945.
  4. Từ 14/8 đến 2/9/1945.

26) Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là:

  1. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
  2. Liên minh công nông vững chắc.
  3. Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương đã gục ngã.
  4. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

27) Trong giai đoạn cách mạng 1939-1945 Đảng ta đã xác định kẻ thù là:

  1. Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng.
  2. Bọn đế quốc và phát xít.
  3. Bọn thực dân và phong kiến.
  4. Bọn phát xít Nhật.

28) Hội nghị trung ương Đảng lần 6 được triệu tập vào thời gian nào? Ở đâu?

  1. Ngày 19/5/1941 tại Bà Điểm, Hóc Môn.
  2. Ngày 15/9/1939 tại Pắc Bó, Cao Bằng.
  3. Ngày 6/11/1939 tại Bà Điểm , Hóc Môn.
  4. Ngày 10/5/1940 tại Đình Bảng, Bắc Ninh.

29) Hội nghị trung ương Đảng lần 6 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì:

  1. Giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  2. Xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật.
  3. Đặt vấn đề dân tộc cho toàn cõi Đông Dương.
  4. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

30) Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô viết công nông” bằng khẩu hiệu “Chính phủ cộng hoà dân chủ” là chủ trương của nghị quyết nào sau đây?

  1. Hội nghị trung ương Đảng lần 6.
  2. Hội nghị trung ương Đảng lần 7.
  3. Hội nghị trung ương Đảng lần 8.
  4. Hội nghị quân sự Bắc kì

31) Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ vào thời gian nào sau đây?

  1. Ngày 22/9/1940.
  2. Ngày 27/9/1940.
  3. Ngày 23/11/1940.
  4. Ngày 13/1/1941.

32) Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của ba sự kiện: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là:

  1. Lực lượng vũ trang còn non yếu.
  2. Lực lượng cách mạng chưa có sự chuẩn bị đầy đủ.
  3. Quần chúng chưa tham gia vào các cuộc khởi nghĩa.
  4. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được chuẩn bị đầy đủ.

33) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói khủng khiếp của hơn hai triệu đồng bào miền Bắc cuối 1944 đầu 1945 là do:

  1. Thực dân Pháp bắt dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy.
  2. Phát xít Nhật bắt dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay và thầu dầu.
  3. Lương thực từ miền Nam không thể vận chuyển ra miền Bắc.
  4. Vụ mùa năm 1945 thất thu do thiên tai.

 

34) “…Bị tước đoạt đến hạt gạo  mà họ năm nắng, mười sương mới kiếm được,hay mảnh vải mà họ phải thức khuya dậy sớm để dệt thành, họ sống cầm hơi với hớp cháo cám nhạt, và trần mình chịu rét lúc đêm đông.” Đó là nhận định của SGK lớp 12, tập II về tình cảnh của người nông dân Việt Nam trong thời kì:

  1. Trước khi thành lập Đảng.
  2. Thời kì 1930-1931.
  3. Sau cách mạng tháng Tám 1945.
  4. Thời kì 1939-1945.

 

35) Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng vào thời gian nào? Ở đâu?

  1. Ngày 25/1/1941 ở Pắc Bó, Cao Bằng.
  2. Ngày 28/1/1941 ở Tân Trào, Tuyên Quang.
  3. Ngày 28/1/1941 ở Pắc Bó, Cao Bằng.
  4. Ngày 28/2/1941 ở Hà Nội.

36) “ N            ếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào?

  1. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
  2. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).
  3. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8.
  4. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

37) Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?

  1. Mặt trận Liên Việt.
  2. Mặt trận Đồng Minh.
  3. Mặt trận Việt Minh.
  4. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

38) Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?

  1. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
  2. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
  3. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  4. Cũng cố được khối đoàn kết nhân dân.

39) Đội Cứu quốc quân ra đời, đó là sự hợp nhất giữa hai tổ chức vũ trang nào?

  1. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ.
  2. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
  3. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân.
  4. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên.

40) Việc xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức nào?

  1. Đội du kích Bắc Sơn.
  2. Đội Cứu quốc quân.
  3. Đội du kích Thái Nguyên.
  4. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

 

41) Tổng bộ Việt Minh đã chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung” vào thời gian nào?

  1. 5/7/1944.
  2. 16/8/1945.
  3. 7/5/1944.
  4. 13/8/1945.

 42) Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân  do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người?

  1. Do đồng chí Võ nguyên Giáp – Có 36 người.
  2. Do đồng chí Trường Chinh – Có 34 người.
  3. Do đồng chí Phạm Hùng – Có 35 người.
  4. Do đồng chí  Hoàng Sâm – Có 34 người.

43) Đội Việt Nam giải phóng quân ra đời, đó là sự hợp nhất của các tổ chức nào?

  1. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.
  2. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân.
  3. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.
  4. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên.

44) Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:

  1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/3/1945).
  2. Chỉ thị ‘Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
  3. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15/8/1945).
  4. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.

45) Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung thể hiện trong Nghị quyết nào của Đảng?

  1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.
  2. Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc( 13 đến 15/8/1945)
  3. Nghị quyết của Đại hội Quốc dân Tân Trào.
  4. Nghị quyết của Ban thường vụ Trung ương Đảng họp ngay trong đêm 9/3/1945.

46) Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã:

  1. Rút vào bí mật, chuẩn bị cho một cao trào mới.
  2. Đòi Pháp phải trả ngay lập tức độc lập cho Việt Nam.
  3. Liên minh với Nhật để chống Pháp.
  4. Phát động quần chúng tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

47) Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương Đảng  lần 6 là:

  1. Nhật là kẻ thù chủ yếu.
  2. Hai nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc.
  3. Cách mạng ruộng đất là nhiệm vụ chủ yếu.
  4. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

48) Nội dung nào sau đây không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 6?

  1. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
  2. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
  3. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
  4. Nhật là kẻ thù chủ yếu.

49) Vào ngày 22/9/1940, sự kiện gì đã xảy ra tại Việt Nam:

  1. Nhật đảo chính Pháp.
  2. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
  3. Nam Kì khởi nghĩa.
  4. Nhật tấn công Lạng Sơn.

50) Thủ đoạn chính trị của Nhật khi vào Việt Nam là:

  1. Đông Dương nằm trong khối Liên hiệp Nhật.
  2. Dùng thủ đoạn lừa bịp để nhân dân ta tưởng chúng là “bạn” chứ không phải là “thù”.
  3. Pháp và Nhật cùng giúp đỡ dân tộc Việt Nam.
  4. Tuyên truyền “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”, sức mạnh vô địch của người Nhật.

51) Kết quả lớn nhất mà khởi nghĩa Bắc Sơn để lại cho cách mạng Việt Nam là:

  1. Đội du kích Ba Tơ.
  2. Đội du kích Bắc Sơn.
  3. Cứu quốc quân.
  4. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

52) Khởi nghĩa Nam Kì nổ ra vì:

  1. Binh lính Nam Kì ủng hộ binh biến Đô Lương.
  2. Khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại.
  3. Binh lính, nhân dân Nam Kì bất bình khi bị Pháp điều sang biên giới Thái Lan_Campuchia để chiến đấu.
  4. Binh lính Việt bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho Pháp chống Thái Lan.

53) Khởi nghĩa Nam Kì diễn ra vào ngày tháng năm nào?

  1. 23/9/1945
  2. 23/11/1940
  3. 30/4/1975
  4. 19/8/1945

54) Nam Kì khởi nghĩa nổ ra mạnh nhất, quyết liệt nhất và kéo dài nhất tại:

A. Vũng Liêm - Vĩnh Long

B. Hóc Môn - Sài Gòn

C. Truông Mít - Tây Ninh

A. Cai Lậy - Mỹ Tho.

55) Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị Pháp xử bắn tại:

A.    Tây Ninh.

B.    Long An.

C.    Hóc Môn.

D.    Côn Đảo.

56) Cuộc binh biến Đô Lương nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A.    Ngày 23/11/1940 – Hóc Môn.

B.    Ngày 11/3/1941 – Thanh Hoá.

C.    Ngày 13/1/1940 - Nghệ An.

D.    Ngày 13/1/1941 - Nghệ An.

57) Hội nghị trung ương Đảng lần 8 được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?

  1. Ngày 10/5/1941 - Lạng Sơn.
  2. Ngày 6/11/1939 – Tân Trào.
  3. Ngày 10/5/1941 – Cao Bằng.
  4. Ngày 28/1/1941 – Tuyên Quang.
  1. 58) Tại Hội nghị trung ương Đảng lần 8, Nguyễn Ái Quốc đã xác định nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Việt nam là gì?
  2. Giải phóng dân tộc.
  3. Cách mạng ruộng đất.
  4. Thành lập Mặt trận Việt Minh.
  5. Phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

59) Kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam là:

  1. Ngày 22/12/1944.
  2. Ngày 15/5/1945.
  3. Ngày 19/5/1945.
  4. Ngày 12/3/1945.

60) Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần 8?

Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.

Giải phóng dân tộc.

Tạm gác cách mạng ruộng đất.

Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.

61) Thực dân Pháp đã vây quét Cứu Quốc Quân căng thẳng  nhất vào thời điểm nào?

  1. Từ 7/1941 đến 2/1942.
  2. Từ 5/1941 đến 3/1945.
  3. Từ 2/1942 đến 12/1944.
  4. Từ 7/1943 đến 9/1945.

62) Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh vào thời gian nào?

  1. Tháng 8/1945, trước cách mạng tháng Tám.
  2. Ngày 28/1/1941, khi Bác về nước.
  3. Ngày 5/6/1911, khi Bác ra đi tìm đường cứu nước.
  4. Ngày 13/8/1942, trước khi Bác lên đường sang Trung Quốc.

63) “Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc năm rưỡi nữa.Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”. Đó là thư Bác Hồ gửi cho đồng bào toàn quốc vào thời gian nào?

  1. Tháng 10/1944.
  2. Tháng 9/1944.
  3. Tháng 8/1945.
  4. Tháng 1/1941

64) Ai là người chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân?

  1. Hoàng Sâm .
  2. Trường Chinh.
  3. Võ Nguyên Giáp.
  4. Võ Văn Kiệt

65) Ngày 9/3/1945 là ngày:

  1. Nhật tấn công Lạng Sơn.
  2. Pháp đánh Nhật.
  3. Nam Kì khởi nghĩa.
  4. Nhật đảo chính Pháp.

66) “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt là:

Tưởng .

Pháp.

Mỹ.

Nhật.

67) Khu giải phóng Việt Bắc ra đời vào thời gian nào?

  1. Ngày 2/5/1945.
  2. Ngày 1/8/1945.
  3. Ngày 4/6/1945.
  4. Ngày 6/4/1945.

68) Ngày thành lập Việt Nam giải phóng quân là:

  1. Ngày 19/5/1945.
  2. Ngày 22/12/1944.
  3. Ngày 12/3/1945.
  4. Ngày 15/5/1945.

69) Mục đích chính của Pháp khi mở chiến dịch Hòa Bình (11/1951) là:

  1. Nối lại “hành lang đông – tây”, chia cắt Việt Bắc với liên khu III và IV.
  2. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
  3. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
  4. Gây tiếng vang lớn và tranh thủ thêm  viện trợ Mỹ.

70) Ngay khi nghe tin chính phủ Nhật Đầu hàng đồng minh vô điều kiện, Đảng đã họp hội nghị toàn quốc vào ngày:

  1. 6/11/1940 ở Bắc Ninh.
  2. 13/8/1945 ở Tân Trào.
  3. 6/11/1939 ở Hóc Môn.
  4. 10/5/1941 ở Pắc Bó.

71) Hội nghị toàn quốc của Đảng đã có một quyết định vô cùng quan trọng. Đó là:

  1. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
  2. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội.
  3. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.
  4. Thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và hạ lệnh tổng khởi nghĩa.

72) Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào đã quyết định thành lập:

  1. Chính phủ liên hiệp quốc dân.
  2. Uỷ ban lâm thời khu giải phóng.
  3. Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
  4. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc.

73) “ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững  quyền tự do độc lập ấy.” Đó là nội dung của:

  1. Lời  kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  2. Tuyên ngôn độc lập.
  3. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
  4. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh.

74) Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?

  1. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
  2. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
  3. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  4. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.

75) Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945-1946 là gì?

  1. Thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  2. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.
  3. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.
  4. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mớI.

76) Sau 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù chủ yếu là:

  1. Tưởng.
  2. Anh.
  3. Pháp.
  4. Nhật

77) Được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn - mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai vào ngày:

  1. 15/9/1945
  2. 23/1/1940
  3. 23/9/1945
  4. 23/9/1946

78) Nam Bộ kháng chiến bắt đầu vào ngày tháng năm nào?Tại đâu?

  1. 15/9/1945 - Huế.
  2. 23/11/1940 - Cần Thơ.
  3. 23/9/1945 - Sài Gòn.
  4. 23/9/1946 - Bến Tre.

79) Bản nhạc nào động viên nhân dân miền Nam đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược lần hai?

  1. Nam Bộ kháng chiến.
  2. Sài Gòn quật khởi.
  3. Giải phóng miền Nam.
  4. Tiến quân ca.

80) “Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó ( mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Câu trên do ai phát biểu?

  1. Hồ Chí Minh.
  2. Phạm Văn Đồng.
  3. Trường Chinh.
  4. Tôn Đức Thắng.

81) Để giải quyết nạn đói Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi:

  1. Nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất.
  2. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.
  3. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
  4. Không dùng gạo, ngô để nấu rượu.

82) Nha bình dân học vụ được Hồ Chủ Tịch thành lập vào ngày tháng năm nào?

  1. 8/9/1945.
  2. 9/8/1945.
  3. 8/9/1946.
  4. 6/1/1946.

83) Có bao nhiêu cử tri trong cả nước đi bầu Quốc hội đầu tiên? Bầu bao nhiêu đại biểu?

  1. 80% cử tri _ 452 đại biểu.
  2. 98% cử tri _ 350 đại biểu.
  3. 90% cử tri _  333 đại biểu.
  4. 50% cử tri _  430 đại biểu.

84) Đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà chính thức lưu hành vào:

  1. Ngày 2/3/1946.
  2. Ngày 2/9/1945.
  3. Ngày 6/1/1946.
  4. Ngày 23/11/1946.

85) Hãy kể tên hai chính đảng ở Việt Nam là tay sai của quân Tưởng ?

  1. Đại Việt, Việt Quốc.
  2. Việt Quốc,Việt Cách.
  3. Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, Phục Việt.
  4. Thanh Niên Cao Vọng, Tân Việt.

86) Ai là Chủ tịch nước trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến?

  1. Nguyễn Hải Thần.
  2. Huỳnh Thúc Kháng.
  3. Hồ Chí Minh.
  4. Tôn Đức Thắng.

87) Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đực ban hành vào thời gian nào?

  1. 9/1945.
  2. 11/1940.
  3. 11/1946.
  4. 5/1954.

88) Ngày 5/9/1945  chính phủ ta đã ra sắc lệnh giải tán hai chính Đảng phản động, tay sai của phát xít Nhật?

  1. Tân Việt Đảng, Việt Nam Quốc Dân  Đảng.
  2. Đại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng.
  3. Đảng Lập Hiến, Đảng Thanh Niên.
  4. Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng.

89) Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ?

  1. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
  2. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
  3. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.
  4. Hai bên cùng ngừng bắn ở Nam Bộ.

90) Bản tạm ước Việt – Pháp được kí kết vào thời gian nào? Tại đâu?

  1. Ngày 14/9/1946 - Pari.
  2. Ngày 6/3/1946 - Hà Nội.
  3. Ngày 6/3/1946 - Pari.
  4. Ngày 14/9/1946 -  Hà Nội.

91) Nội dung của bản Tạm ước Việt – Pháp là:

  1. Nhượng bộ thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hoá ở Việt Nam.
  2. Ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
  3. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ tự trị nằm trong  khối Liên Hiệp Pháp.
  4. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi chính trị.

92) Cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp được tổ chức tại Nam Bộ vào năm nào?

  1. Năm 1946.
  2. Năm 1947.
  3. Năm 1948.
  4. Năm 1949.

93) Khó khăn lớn nhất của đất nước ta sau cách mạng tháng Tám gì?

  1. Hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật nhưng lại nuôi dã tâm lật đổ chính quyền cách mạng.
  2. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta.
  3. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
  4. Các tổ chức phản cách mạng ra sức chống phá cách mạng.

94) Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là:

  1. Ngày 6/1/1946.
  2. Ngày 2/3/1946.
  3. Ngày 2/9/1945.
  4. Ngày 8/9/1945.

95) Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu được thành lập vào thời gian nào?

  1. Ngày 2/9/1945.
  2. Ngày 2/3/1946.
  3. Ngày 6/1/1946.
  4. Ngày 20/9/1945.

96)  Nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế:

  1. Bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận.
  2. Vô cùng khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”.
  3. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  4. Khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.

97) Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám là:

  1. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
  2. Đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
  3. Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.
  4. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.

98) Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của chính phủ sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào:

  1. “Quỹ độc lập”.
  2. “Ngày đồng tâm”.
  3. “Tăng gia sản xuất”.
  4. “Không một tấc đất bỏ hoang”.

99) Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam với sự hậu thuẫn của:

  1. Quân đội Mĩ.
  2. Quân đội Anh.
  3. Quân đội Tưởng.
  4. Bọn Việt Quốc, Việt Cách.

100) Hiệp định Việt – Pháp được kí kết vào ngày:

  1. 16/3/1946.
  2. 6/3/1945.
  3. 6/3/1946.

      D. 28/2/1946.

 Câu 101: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra bao nhiêu ngày đêm?

A. 54 ngày đêm. B. 55 ngày đêm.          C. 56 ngày đ êm.         D. 57 ngày đêm.

ĐÁP ÁN:C

Câu 102: NaVa quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh vào thời gian nào?

A. 10 – 12 – 1953.           B. 3 – 12 – 1953.        C. 7 – 5 – 1953.          D. 4 – 12 – 1953.

ĐÁP ÁN:B

Câu 103: Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng vào tháng năm nào?

A. 10 – 10 – 1954.           B. 01 – 01 – 1955.      C. 16 – 5 – 1955.        D. 22 – 5 – 1955.

ĐÁP ÁN:D

Câu 104: Nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam sau 1954 l à g ì?

A. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm.

B. Cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.

C. Tiến hành CM DTDC.

D. Không phải các nhiệm vụ trên.

ĐÁP ÁN:C

Câu 105: Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

A. Có vai trò quan trọng nhất.

B. Có vai trò cơ bản nhất.

C. Có vai trò quyết đ ịnh trực tiếp.

D. Có vai trò quyết đ ịnh nhất.

ĐÁP ÁN:C

 

Câu 106: Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng vào thời gian nào?

A. 22 – 5 – 1955.             B. 16 – 5 –1955.         C. 01 – 01 – 1955.      D. 10 – 10 –1954.

ĐÁP ÁN:B

Câu 107: Đầu năm 1955, khi đã đứng vững ở miền Nam Việt Nam tập đoàn Ngô Đình Diệm đã mở chiến dịch nào?

A. ” tố cộng ”, “diệt cộng”.

B. “ bài phong”, “đả thực”, “ diệt cộng ”.

C. “ tiêu diệt cộng sản không thương tiếc “.

D. “ thà bắn nhầm hơn bỏ sót “.

ĐÁP ÁN:A

Câu 108: Ngày 01 – 12 – 1958 Mỹ Diệm đã gây nên vụ tàn sát nào làm chết hơn 1000 người dân?

A. Chợ Được.      B. Hương Điền.          C. Vĩnh Trinh.            D. Phú Lợi.

ĐÁP ÁN:D

Câu 109: Chính sách nào của Mỹ Diệm được thực hiện trong chiến lược chiến tranh một phía ở miền Nam ?

A. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống.

B. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam.

C. Mở chiến dịch “ tố cộng “, “ diệt cộng “, thi hành “ luật 10 – 59 “, lê máy chém khắp

miền Nam.

D. Thực hiện chính sách “ đả thực “, “ bài phong “, “ diệt cộng “.

ĐÁP ÁN:C

Câu 110: Sau khi ký hiệp định Giơnevơ 1954, nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ Diệm bằng hình thức chủ yếu nào?

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh chính trị, hòa bình.

C. Dùng bạo lực cách mạng.

D. Đấu tranh vũ trang, kết hợp v ới đấu tranh chính trị hòa bình.

ĐÁP ÁN:B

Câu 111: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “ Đồng khởi “ 1959 – 1960 là gì?

A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “ tố cộng “, “diệt cộng“.

B. Có nghị quyết HộI nghị lần thứ XV của Đảng về đường lốI CM miền Nam.

C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng.

D.M ỹ Di ệm ph á ho ạI hi ệp đ ịnh,th ực hi ệ chi ến d ịch t ố c ộng di ệt c ộng, thi h ành lu ật  10-59 l ê m áy ch ém đi kh ắp mi ền Nam l àm cho c ách m ạng mi ền Nam b ị t ổn th ất n ặng n ề

Đ ÁP ÁN:B

Câu 112: NộI dung của HộI nghị TW Đảng lần thứ XV đầu năm 1959 là gì?

A. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu, kết

     hợp với lực lượng chính trị.

B. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu ranh vũ ttrang với đấu tranh

     chính trị và ngoaị giao.

C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh vũ trang.

D. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang nhân dân.

Đ ÁP ÁN:D

Câu 113: Kết qua lớn nhất của phong trào “Đồng khởi “ là gì?

A. Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.

B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp

đông đảo.

C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.

D. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ( 20 – 12 – 1960 ).

Đ ÁP ÁN:D

Câu 114: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “ Đồng Khởi “ là gì?

C. Giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mớI của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay

      tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

B. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CM miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng

     sang thế tiến công.

C. Sự ra đời của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam ( 20 – 12 – 1960 ).

D. Làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biẹt của Mỹ.

Đ ÁP ÁN:A

Câu 115: “ Chiến tranh đặc biệt “ nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ?

A. Phản ứng linh hoạt.

B. Ngăn đe thực tế.

C. Bên miệng hố chiến tranh.

D. Chính sách thực lực.

Đ ÁP ÁN:A

Câu 116: Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch nào sau đây:

A. Kế hoạch Stalây Taylo.

B. Kế hoạch Johnson Mac-namara.

C. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi.

D. Kế hoạch Stalây Taylo và Johnson Mac-Namara.

Đ ÁP ÁN:A

Câu 117: Trọng tâm của “ Chiến tranh đặc biệt “ là gì?

A. Dồn dân vào ấp chiến luợc.

B. Dùng người Việt đánh người Việt.

C. Bình định miền Nam.

D. Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.

Đ ÁP ÁN:C

Câu 118: Chiến thắng Ấp Bắc diễn ra vào thời gian nào?

A. 01- 01- 1963.

B. 01- 02- 1963.

C. 02- 01- 1963.

D. 03- 01- 1963.

Đ ÁP ÁN:C

Câu 119: Ngày 02- 12- 1964 quân dân miền Nam đã giành thắng lợi nào sau đây:

A. Chiến thắng Ba Rày.

B. Chiến thắng Bình Giã.

C. Chiến thắng Ba Gia.

D. Chiến thắng Đồng Xoài.

Đ ÁP ÁN:B

Câu 120: Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản chiến tranh đặc biệt của Mỹ

A. Ấp Bắc.

B. Bình Giã.

C. Đồng Xoài.

D. Ba Gia.

Đ ÁP ÁN:B

Câu 121: Cuộc đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất của đồng baò miến Nam trong năm 1963 là:

A.Cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni phật tử Huế ( 08- 5- 1963).

B. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đốI chính quyền Diệm ở Sài Gòn.

C. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng ở Sài Gòn ( 16- 6- 1963).

D. Cuộc đảo chính lật đỗ Ngô Đình Diệm.

Đ ÁP ÁN:C

Câu 122: Ngày 01- 11- 1963 là ngày gì?

A.Tổng thống Kennơdi bị ám sát.

B. Johnson lên nắm chính quyền.

C. Kế hoạch Johnson Mac Namara được thông qua.

D. Ngô Đình Diệm bị lật đỗ.

Đ ÁP ÁN:D

Câu 123: Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “ Chiến tranh cục bộ “ là lực lượng nào?

A. Lực lương quân ngụy.

B. Lực lượng quân viễn chinh Mỹ.

C. Lực lượng quân chư hầu.

D. Lực lượng quân ngụy và chư hầu.

Đ ÁP ÁN:B

Câu 124: Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao “ nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh nào của Mỹ

A. Chiến tranh đơn phương.

B. Chiến tranh đặc biệt.

C. Chiến tranh cục bộ.

D. Việt Nam hóa chiến tranh.

Đ ÁP ÁN:C

Câu 125: Chiến thắng Vạn Tường ( 18- 8- 1968 ) đã chứng tỏ điều gì?

A.Lực lượng vũ trang CM miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ.

B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.

C. Quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.

D. CM miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “ chiến tranh cục bộ “ của Mỹ

Đ ÁP ÁN:A

Câu 126: Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965- 1966 của Mỹ kéo dài trong bao lâu, vớI bao nhiêu cuộc hành quân lớn nhỏ?

A. 4 tháng vớI 450 cuộc hành quân.

B. 4 tháng vớI 540 cuộc hành quân.

C. 6 tháng vớI 450 cuộc hành quân.

D. 7 tháng vớI 540 cuộc hành quân.

Câu 127: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A: Sự hung hãn của Đức                               B: Thái tử Áo-Hung bị ám sát

C: Mâu thuẫn Anh_Pháp                              D: Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa

ĐÁP ÁN: B

Câu 128: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A: Sự thù địch Anh_Pháp.                                   B: Sự hình thành phe liên minh

C: Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.                      D: Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

ĐÁP ÁN: C

Câu 129: Phe Liên Minh gồm những nước nào?

A: Đức_Ý_Nhật.                                B: Đức_Aó_Hung.          

C: Đức_Nhật_Aó.                                         D: Đức_Nhật_Mĩ

ĐÁP ÁN:B

Câu 130: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?

A: Mĩ.                  B: Anh                              C: Đức                         D: Nhật

ĐÁP ÁN : C

Câu 131: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?

A: Chính nghĩa thuộc về phe lien minh.                     

B: Chính nghĩa thuộc về phe hiệp ước

C: Chiến  tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.          

D: Chính nghĩa thuộc về nhân dân

ĐÁP ÁN: C

Câu 132: Trong quá trình chiến tranh thế giới 1 sự kiện nào đánh dấu nước chuyển biến lớn trong cục diên chính trị thế giới?

A: Thất bại thuộc về phe liên minh.                  B:Chiến thắng Véc_đoong 

C: Mĩ tham chiến.                                              D: Cách mạng tháng 10 Nga

ĐÁP ÁN: D

Câu 133. Trong chiến tranh thế giới thứ I chiến dịch Véc-đoong năm 1916 diễn ra ở nước nào?

A. Anh                                                                   C. Đức               

B. Pháp                                                                  D. MĨ

ĐÁP ÁN: B

Câu 134. Mĩ chính thức tham gia chiến tranh thế giới I từ khi nào?

 A. 02/04/1917                                           C. 02/04/1915

 B. 04/02/1914                                           D. 04/02/1915   

ĐÁP ÁN: A         

Câu 135. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc vào ngày nào?

 A. 11/10/1918                                            C. 10/11/1918

 B. 11/11/1918                                             D. 01/11/1918

ĐÁP ÁN: B

Câu 136. Mĩ tham chiến cùng với phe Hiệp Uớc trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến mục đích gì ?

A. Giúp các nước đánh bại quân Đức.

B. Chia lợi trong cuộc chiến sắp kết thúc.

C. Tiêu diệt tên trùm chiến tranh Đức.

D. Đòi lại quyền lợi cho các nước Anh, Pháp, Nga.

ĐÁP ÁN: B

Câu 137. Nữ hoàng Anh tuyên bố mình là Nữ hoàng Ấn Độ vào thời điểm nào?

A. Ngày 1 -1 - 1877.                                                C. Ngày 1 -11 - 1887.

B. Ngày 11 -1 - 1877.                                               D. Ngày 11 -11- 1877.

ĐÁP ÁN: A

Câu 138. Nước nào ở Mĩ La tinh giành độc lập đầu tiên? Vào thời gian nào?

A. Ha-i-ti, 1802.                                           C. Ha-i-ti, 1804.                      

B. Mê-hi-cô, 1821.                                       D. Bra-xin, 1791.

ĐÁP ÁN: C

Câu 139. Giai đoạn 1885-1905, Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ trong đã chủ trương đấu tranh bằng phương pháp gì để đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách?

A. Dùng phương pháp ôn hòa.                   C. Dùng phương pháp thương lượng               

B. Dùng phương pháp bạo lực.                     D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

ĐÁP ÁN: A

Câu 140. Chủ nghĩa xã hội không tưởng có điểm chung là gì?

A. Mơ ước một xã hội tốt đẹp.                          C. Coi lao động là nghĩa vụ.

B. Chủ trương xóa bỏ giai cấp.                         D. Thừa nhận chế độ tư hữu.

ĐÁP ÁN : A

Câu 141: Sau khi giành độc lập các nước Mĩ LaTinh đứng trước thách thức gì? 

A. Thực dân phương tây tìm cách quay trở lại 

B. Mĩ tìm cách bành trướng, xâm lược Mĩ LaTinh 

C. Nạn đói hoành hành khắp nơi 

D. Hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh 

ĐÁP ÁN : B

Câu 142. Quốc gia nào là những nước đi đầu trong việc đi xâm chiếm khu vực Mĩ Latinh?

A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.                        C. Pháp và Bồ Đào Nha.

B. Anh và Hà Lan.                                              D. Hà Lan và Tây Ban Nha.

ĐAP ÁN: B

Câu 143: Chính sách bành trướng của Mĩ ở châu Mĩ?

A. Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ là của người Mĩ”

B. Đưa ra học thuyết “Cái gậy lớn và đồng đô la”

C. Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ”

D. Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của dân tộc Mĩ”

ĐÁP ÁN:C

Câu 144: Âm mưu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh sau khi các nước này giành được độc lập?

A. Biến Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.

B. Cùng hợp tác phát triển kinh tế vững mạnh.

C. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

D. Đầu tư kinh tế cho các nước Mĩ Latinh phát triển.

ĐÁP ÁN: C

 

Câu 145. Sau khi cách mạng tháng 10 Nga thành công đã đem lại quyền lợi cho giai cấp nào?

A. Công nhân                             B. Công - Nông

C. Nông dân                               D. Công – Nông – Binh

ĐÁP ÁN: D

Câu 146. Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời Cận đại là ai?

A. Mô-da                                                          C. Traix-cốp-ki         

B. Bét-tô-ven                                                    D . Mác-tuên

ĐÁP ÁN : A

Câu 147. Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào? 

A. Nền hài kịch Pháp                                               C. Truyện ngụ ngôn Pháp

B. Nền bi kịch cổ điển Pháp                                     D. Tiểu thuyêt Pháp 

ĐÁP ÁN :B       

Câu 148. Châu Phi không là thuộc địa của đế quốc nào cuối thế kỉ XIX ?

A. Italy.                                               B. Anh.

C. Pháp.                                                                      D. Đức.

ĐÁP ÁN :D

Câu 149.  Nước nào độc chiếm được Ai Cập kiểm soát kênh Xuy-ê ?

A. Anh.                                                B. Pháp.

C. Đức.                                               D. Mĩ.

ĐÁP ÁN: A

Câu 150:  Khủng hoảng kinh tế năm 1929, được bắt nguồn từ ngành kinh tế nào của Mĩ?

A. Công nghiệp quân sự.                       B. Tài chính - ngân hàng.

C. Ngoại thương - hàng hải.                  D. Công nghiệp nặng.

ĐÁP ÁN:B

 

                                                                ĐÁP ÁN

 

Câu

Đáp án

Giải thích

1

B

Nhân cơ hội P cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng đã kêu gọi thành lập Ủy ban trù bị Đông Dương  nhằm đòi các quyền dân chủ

2

B

Nhân ngày Quôc tế lao động 1 – 5 – 1930, một cuộc mít tinh lớn đã diễn ra tại nhà Đấu Xảo – Hà Nội, thể hiện tinh thần chống P

3

B

Lúc bấy giờ CNPX lên nắm quyền ở nhiều nơi, nguy cơ chiến tranh thế giới bùng nổ. Đảng xác định nhiệm vụ là chống phát xít, chống chiến tranh

4

D

Đây là phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ cơm áo hòa bình nên đảng cho ra đời cuốn sách “ Vấn đề dân cày”

5

B

Sauk hi phái hữu thắng thế và lên cầm quyền ở P, chúng đã ra lệnh đàn áp và giải tán Đông dương đại hội.

6

B

Lúc bấy giờ tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi, chiến tranh thế giới sắp nổ ra và P sẽ phải tham chiến, VN sẽ bị lôi vào vòng chiến nên Đảng chủ trương chuyển hướng.

7

C

Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, không phân biệt thành phần giai cấp đấu tranh đòi dân sinh dân chủ

8

C

Nhân ngày quốc tế lao động 1-5, có đến 2,5  vạn người mít tinh tai nhà đấu Xảo hà nội

9

B

Tại hội nghị tháng 7 -1936 chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

10

D

Hoạt động hợp pháp nữa họp pháp, công khai nữa công khai đấu tranh đòi tự do dân  sinh dân chủ, cơm áo hòa bình.

11

D

Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đã thu được nhiều thắng lợi, đây được coi là cuộc tập dược lần thứ 2 chuẩn bị cho CM8

12

B

 Lấy ý kiến từ nhân dân để thông qua đó gửi nguyện vọng của nhân dân Đông dương lên cho ủy ban điều tra tình hình thuộc địa của P. Dự kiến sẽ sang Đông Dương năm 1936

13

D

Tháng 7 năm 1936 gọi là mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương và đến tháng 3 năm 1938 gọi là Mặt trận dân chủ Đông Dương.

14

B

Dân chúng, lao động, Tin tức là những tờ báo ra đời vào những năm 1936-1939, nhằm thực hiện mục tiêu đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo hòa bình.

15

C

Kẻ thù của nhân dân Đông Dương nói chung là bọn thực dân pháp và bon phản động tại Đông Dương. Đảng kêu gọi các tầng lớp nhân dân đoàn kết chống P.

17

C

Mặt trận Việt Minh ra đời từ họi nghị 8. Sau đó chọn Cao Bằng làm thí điểm để xây dựng các hội Cứu quốc theo yêu cầu hội nghị 8

16

C

Sang năm 1945, CNPX thất bại khắp nơi trên thế giới và Đức đã đầu hang ở châu Âu, Nhật liên tiếp thua trận nên muốn đảo chính P để độc chiếm Đông dương.

18

D

Tại hội nghị 8 tháng 5-1941 chủ trương thành lập Mặt trận Việt minh thay cho các mặt trận trước đây gọi tắt là mặt trận Việt Minh.

19

C

23 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1945 lệnh Tổng khởi nghĩa ban bố và diễn biến kéo dài đến ngày 28-8-1945.

20

B

Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện tại cuộc khởi nghĩa Nam kì. Là tiến sung đàu tiên báo hiều thời kì đấu tranh vũ trang chống P.

21

D

4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước  là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam( Ngày 18-8)

22

D

Sau gần 100 năm lệ thuộc Pháp, CM8 đã đem lại độc lập cho nước Việt Nam

23

B

Tại Hội nghị 6 ( 11-1939) đã thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho mặt trận dân chủ đông Dương

24

C

Sau Đại hội quốc dân họp ở Tân trào ngày 16 và 17 – 8 -1945

25

B

Diễn ra từ ngày 14 đến ngày 28-8 năm 1945

26

D

Có Đảng Cộng Sản Đông dương đứng đầu là chủ Tịch Hồ chí minh với đường lối đúng đắ sáng tạo

27

B

Kẻ thù của cách mạng Đông dương là đế quốc và phát xit

28

C

Giưa lúc cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đang nổ ra. Hội nghị 6 ( 11-1939) diễn ra  tại Bà Điểm- Hóc Môn.

29

D

Hội nghị 6 đã đưa vấn đề dân tộc lên trên. Đánh dấu sự chuyển hướng của cách mạng Việt Nam là đưa vấn đề giải phongs dân tôc lên hang đầu.

30

A

Khẩu hiệu lập chính phủ Xô viết công-nông-binh được thay bằng khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa tại Hội nghị 6 tháng 11- 1939

31

B

Khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra ngày 27 -9-1940, mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang của dân ta

32

D

Điểm chung của sự thất bại là các cuộc khởi nghĩa nổ ra khi đế quốc còn mạnh, lự lượng chưa chuận bị kĩ

33

B

Pháp mở cửa cho Nhật vào Đông Dương sau đó cùng Nhật bóc lột, là nguyên nhân chính làm hai triệu dồng bào ta chết đói

34

D

Giai đoạn 1939-1945 nhân dân Việt Nam phải sống trong cảnh mọt cổ hai tròng

35

C

Ngày 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước

36

B

Nghị quyế hội nghị 8 đưa ra lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho dân tộc thì..

37

C

Thành lập Mặt  trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là việt minh

38

B

Bởi ví Hội nghị 8 đã hoàn chỉnh các chủ trương được đề ra tại hội nghị 6 đó là đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên trên

39

D

Đội du kích Bắc Sơn ra đời từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn kết hợp với đội du kích Thái Nguyên thành Cứu quốc quân.

40

B

Trách nhiệm của đội cứu quốc quân.Thay tên các hội phản đế thành hội cứu quốc tại hội nghị 8

41

C

Ngày 7 -5-1944 Tổng bộ việt minh ra chỉ thị Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung

42

D

Ngày 22-12-1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do Hoàng Sâm làm đội trưởng có 34 người

43

B

Sự kết hợp giữa VNTTGPQ và cứu quốc quân thành VNGPQ

44

B

Sauk hi Nhật đảo chính Pháp ta đã ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của cúng ta

45

B

Hội nghị toàn quốc từ 13 đến 15 tháng 8-1945 ban hành lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước

46

A

Chiến tranh bùng nở Đảng rút vào hoạt động bí mật để bảo đảm lực lượng và chuẩn bị cho cao trào mới

48

D

Hội nghị 6 không xác định Nhật là kẻ thù chủ yếu

47

D

Hội nghị 6 đã xác định nhiệm vụ chính của cách mạng Đông Dương là Giải phóng dân tộc

49

D

Nhật tấn công Lạng Sơn, Pháp nhanh chóng đầu hang và mở cửa cho Nhật vào chiếm Vn

50

D

Giữ nguyên bộ máy thống trị của Phapsvaf tuyên truyền về khu vực thịnh vượng ching đại đông á để lừa bịp nhân dân Đông dương

51

B

Sau cuộc khởi nghĩa bắc Sơn đã ho ra đời đội du kích đầu tiên là du kích Bắc Sơn

52

C

Sự bát bình của nhân dân khi bijddwa sang Thái lan làm bia đỡ đạn

53

B

Ngày 23-11-1941 khởi nghĩa bùng nổ

54

A

Chương trình giảm tải

55

D

Tại Côn Đảo

56

D

Do binh lính người Việt trong quân đội Pháp nổi dậy chống Pháp

57

C

Hội nghị 8 diễn ra từ ngày 10 đến ngày 19thangs 5 năm 1941 tại Cao Bằng

58

A

Nhiệm vụ chính của cánh mạng lúc bấy giờ là giải phóng dân tộc

59

A

Ngày 22-12-1944 đội VNTTGPQ được thành lập và đây cũng là ngày kỉ niệm

60

A

Đấu tranh giai cấp không thuộc nội dung hội nghị 8. Hội nghị 8 đã xác định nhiệm vụ chính là phải giải phóng dân tộc

61

A

Giai đoan 1941-1942 thực dân Pháp tiến hành vây quét cứu quốc quân gay cấn nhất. Bởi chúng muốn hạn chế sự phát triển của cứu quốc quân

62

D

Trước  khi lên đường sang Trung Quốc vào năm 1942 Bác đã lấy tên là Hồ Chí Minh

63

A

Tháng 10 năm 1944, căn cứ vào tình hình thế giới mà nhất là sự thất bại của CNPX. Bác đã tiên đoán chỉ một thời gian ngắn nữa chúng ta sẽ có cơ hội

64

C

Chỉ huy đội VNTTGPQ là đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội lucsaays có 34 đồng chí

65

D

Đếm ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật

66

D

Trong chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta đã xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là Phát xít Nhật

67

C

Ngày 4-6-1945 khu giải phóng Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh: Cao-Bắc-Lạng-Hà – Tuyên  và Thái Nguyên

68

D

Tại Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì đã quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang  thành quân giải phóng Việt Nam

69

A

Hành lang Đông-Tây bị ta chọc thủng trong chiến dịch Biên Giới nên Pháp muốn nối lại hành lang này

70

B

Nhật đầu hàng đồng minh là cơ hội ngàn năm có một cho ta giải phóng đất nước. Đảng đã họp hội nghị toàn quốc để bàn kế hoạch giải phóng đất nước.

71

D

Tại Hội nghị toàn quốc của Đảng đã chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc

72

C

Thành lập Ủy ban lâm thời giải phóng Việt Nam do Hồ chí Minh làm chủ tịch

73

B

Bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Bac có đoạn “ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem…..

74

C

Cách mang tahngs tám chưa buộc được Pháp công nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam. Hơn nữa CM8 là chúng ta giành chính quyền từ tay Nhật

75

D

Hai nhiệm vụ quan trọng là Kháng chiến và kiến quốc. Nhưng trước hết là cần phải xay dựng chính quyền cách mạng làm nền tảng, cơ sở pháp lý quốc tế

76

C

Kẻ thù chủ yếu nhất của nước ta sau CM8 vẫn là thực dân Pháp vì chúng muốn cướp nước ta lần 2

77

C

Ngày 23-9-1945 Pháp nổ sung đánh Sài Gòn mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai

78

C

Nam Bộ tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược vào ngày 23-9-1945 tức ngày Pháp xâm lược Việt Nam

79

A

Bài hát Nam Bộ kháng chiến

80

A

Trong chủ trương thực hiện giải quyết nạn đói, Bác Hồ đã đề ra khẩu hiệu “ Hủ gạo cứu đói, ngày đồng tâm..” Nhằm quyên góp gạo cứu đói

81

A

Biện pháp trước mắt phải là tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo và thực hiện hủ gạo tiết kiệm, đẩy mạnh tăng gia sản xuất..

82

A

Ngày 8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ kêu gọi mọi người tham gia phong trào xóa nạn mù chữ

83

C

Ngày 6-1-1946 tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước có hơn 90 % cử tri đi bầu và bầu được 333 đại biểu trong cả nước

84

D

Ngày 23-11-1946 đồng tiền Việt Nam được lưu hành trong cả nước thay cho các loại tiền trước đây

85

B

Theo sau quân tưởng là bọn Việt Quốc và Việt Cách cũng âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng nước ta

86

C

Hồ chí Minh là chủ ịch đầu tiên của chính phủ liên hiệp kháng chiến

87

C

Tại kì họp quốc hội khóa I ngày 2-3-1946 đã thông qua Hiến Pháp và Hiến Pháp đầu tiên được thông qua  vào tháng 11 năm 1946

88

B

Đại Việt quốc gia xã hội đảng và đại Việt quốc dân đảng đây là chủ trương nằm trong chính sách của ta giai đoạn năm 1946

89

C

Trong hiệp đình Sơ Bộ không có nội dung nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa tại Việt Nam

90

A

Để thể hiện thiện chí hòa bình của ta, sau khi kí hiệp định sơ bộ ta lại tiếp tục kí với Pháp bản tạm ước 14-9 tại Pháp

91

A

Bản Tạm ước tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa ở Việt Nam. Như vậy ta sẽ có them thời gian hòa bình

92

C

Sauk hi tiến hành bầu cử trong cả nước thì các địa phương ở Nam Bộ tiếp rục bầu cử vào năm 1948 là do cuộc kháng chiến chống Pháp đã diễn ra tại Nam Bộ trước đây

93

B

Sau CM8 chúng ta đứng trước nhiều khó khăn nhưng khó khăn lớn nhất đó là nạn đói và nạn dốt đang đe dọa chính quyền nước ta nên cần phải khắc phục

94

A

Ngày 6 tháng 1 năm 1946 tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước. Đây là lần đầu tiên tổ chức tổng tuyển cử trên đất nước ta

95

B

Tại kì họp quốc hội Khóa I ngày 2-3-1946 đã bầu chính phủ liên hiệp kháng chiến và bầu Hồ chí Minh làm chủ Tịch

96

B

Những khó khăn sau cách mạng tháng Tám đã đặt chính quyền cách mạng đứng trước ngàn cân treo sợi tóc

97

D

Tất cả kẻ thù của nước ta sau Cách mạng tháng Tám  có mục tiêu chung là muốn lật đổ chính quyền non trẻ , chống phá cách mạng Việt nam

98

A

Giải quyết khó khăn về tài chính đảng kêu gọi với các phong trào “ Quỹ độc lập, Tuần lễ vang” . Kết quả nhân dân đóng góp được 20 triệu đồng và 370 kg vàng

99

B

Khi anh vào giải giáp quân Nhật, theo sau Anh là thực dân Pháp và Anh tích cực giúp Pháp quay trở lại xâm lược việt Nam

100

C

Đây chính là Hiệp định sơ bộ giữa Việt Nam và Pháp được kí chính thức ngày 6-3-1946 giữa chủ Tịch Hồ chí Minh và đại diện chính phủ pháp tại Hà Nội.

 

 

                                                                                   

 

 

 

 

 

 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn