Ngày 29-03-2024 18:07:17
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6651949
Số người online: 12
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

NĂM HỌC 2017 – 2018

ĐẢM BẢO KIẾN THỨC HS ÔN TẬP NHƯ SAU:

 

-Hs hệ thống lại bài học chi tiết dưới dạng gạch ý hoặc sơ đồ vào phiếu học tập tự chuẩn bị

(theo chuẩn kiến thức kỹ năng, không học phần giảm tải)

-Tập trung trong các bài 1,2,3,4,5,6 (bài 6 học tiết 1,2)

-Trả lời câu hỏi và bài tập sgk các bài trên.

-Rèn luyện kỹ năng làm bài phần trắc nghiệm

-Giáo viên chuẩn bị phiếu trắc nghiệm 16 câu để học sinh thực hành.

 

 

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

1.    Pháp luật là gì?

2.    Các đặc trưng của pháp luật?

3.    Các bản chất của pháp luật?

4.    Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? Cho ví dụ minh họa?

5.    Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội?

BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1.    Khái niệm thực hiện pháp luật?

2.    Các hình thức thực hiện pháp luật?

3.    Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật? Khái niệm vi phạm pháp luật?

4.    Nêu các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

1.    Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là gì? Cho ví dụ?

2.    Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là gì? Cho ví dụ?

BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1.    Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

2.    Nội dung bình đẳng trong lao động?

3.    Nội dung bình đẳng trong kinh doanh?

BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO

1.    Nội dung bình đẳng giữa các dân tộc?

2.    Nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo?

3. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?

 

 

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

1.    Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

2.    Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Cho ví dụ minh họa?

3.    Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của công dân?

4.    Nội dung quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của công dân? Cho ví dụ minh họa?

 

Oval: ĐIỂM
ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP (Mẫu)

                                                                                     

Họ và tên: ………………………………….............

Lớp: 12/                 MĐ 101

Câu 1. Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành

A. một quy phạm pháp luật.                          B. một quy định pháp luật.

C. một chế pháp luật.                                     D. một ngành luật.

Câu 2. Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện

A. tính bắt buộc chung.                                 B. quy phạm phổ biến.

C. tính cưỡng chế.                                         D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 3. Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.                B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính cưỡng chế.                                                  D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 4. Quy định cơ quan nào thì được phép ban hành loại văn bản nào thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.                B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính cưỡng chế.                                                  D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 5. Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm

A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm.

B. quy định các hành vi không được làm.

C. quy định các bổn phận của công dân.

D. các quy tắc xử sự chung.   

Câu 6. Luật Hôn nhân và gia đình khẳng định quy định “ cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với

A. quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.

B. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.

C. nguyện vọng của mọi công dân.

D. hiến pháp.

Câu 7. X vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.                B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính cưỡng chế.                                                  D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 8. Trên đường phố, tất cả mọi người đều tuân thủ luật giao thông đường bộ là sự phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực  bắt buộc chung.               B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính cưỡng chế.                                                  D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 9. Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật được

A. xã hội tạo nên.                                                    B. nhà nước ban hành.

C. hình thành từ đạo đức.                                        D. được nhân dân ghi nhận.

Câu 10. Nếu cá nhân tổ chức xâm phạm đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, của nhà nước thì nhà nước sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi trái pháp luật thể hiện bản chất nào của pháp luật?

A. Bản chất giai cấp.                                                B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất kinh tế.                                                 D. Bản chất răn đe.

Câu 11. Nếu pháp luật mang tính bắt buộc thì đạo đức mang tính

A. tự phát.             B. tự nhiên.                      C. tự giác.              D. tự nó.

Câu 12. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về bản chất xã hội của pháp luật?

A. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện.

B. Pháp luật là những điều cấm đoán trong xã hội.

C. Pháp luật xử lí người vi phạm trong  xã hội.

D. Pháp luật chỉ mang tính bắt buộc.

Câu 13. Điểm khác biệt cơ bản  giữa pháp luật với đạo đức ở

A. tính tự nguyện.                                          B. tính cục bộ địa phương.

C. tính bắt buộc.                                            D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 14. Điểm khác biệt cơ bản  giữa pháp luật với đạo đức được thể hiện ở

A. tính tự giác.                                               B. tính quy phạm phổ biến.

C. tính quần chúng.                                       D. tính cục bộ địa phương.

Câu 15. Vai trò của pháp luật được thể hiện như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.             

B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

C. Bảo vệ lợi ích tuyệt đối của công dân.      

D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 16. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. lợi ích kinh tế của mình.                            B. quyền và nghĩa vụ của mình.

C. các quyền của mình.                                  D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

Oval: ĐIỂM

 

 


Họ và tên: ………………………………….............

Lớp: 12/                   MĐ 102

 

Câu 1. Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật

A. cho phép làm.                                                     B. quy định làm.            

C. bắt buộc làm.                                                      D. khuyến khích làm.

Câu 2. Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ làm những gì mà pháp luật

A. quy định phải làm.                                              B. khuyến khích làm.      

C. cho phép làm.                                                      D. bắt buộc phải làm.

Câu 3. Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là

A. thực hiện pháp luật.                                            B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                               D. áp dụng pháp luật.

Câu 4. Các tổ chức cá nhân thực hiện quyền của mình,làm những gì mà pháp luật cho phép là

A. sử dụng pháp luật.                                              B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                               D. áp dụng pháp luật.

Câu 5. Người tham gia giao thông tuân thủ theo luật giao thông đường bộ là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.                                              B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân hành pháp luật.                                           D. Tuân thủ pháp luật.  

Câu 6. A 15 tuổi nhưng không sử dụng xe có dung tích xi lanh 50cm3. Vậy A đã thực hiện đúng hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.                                              B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân hành pháp luật.                                           D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 7. X vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông vậy X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.                                              B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                             D. Áp dụng pháp luật.

Câu 8. Anh A không phá rừng làm rẫy. Vậy anh A đang

A. sử dụng pháp luật.                                              B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                               D. áp dụng pháp luật.

Câu 9. Học sinh A đến hạn đã nộp tiền học phí cho nhà trường. Vậy học sinh A đã

A. sử dụng pháp luật.                                              B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                               D. áp dụng pháp luật.

Câu 10. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã

A. sử dụng pháp luật.                                              B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                                               D. áp dụng pháp luật.

Câu 11. Ông A săn bắn động vật quý hiếm. Vậy ông A không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.                                              B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                             D. Áp dụng pháp luật.

Câu 12. Ông A vượt đèn đỏ. Vậy ông A không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.                                              B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                             D. Áp dụng pháp luật.

Câu 13. Ông B đánh nhau. Vậy ông B không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.                                              B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                             D. Áp dụng pháp luật.

Câu 14. M thương hoàn cảnh của A nhà nghèo nên đã lấy trộm tiền của H đem cho A và bị công an bắt. Vậy hành vi của M là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật.                                              B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                             D. Áp dụng pháp luật.

Câu 15.Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường là biểu hiện của hình thức

A. tuân thủ pháp luật.                                              B. thi hành pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.                                               D. sử dụng pháp luật.

Câu 16 . Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?

A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.

C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

 

 

Oval: ĐIỂM

 


Họ và tên: ………………………………….............

Lớp: 12/                   MĐ 103

 

 

Câu 1. Bất kì công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân là

A. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ          .        

B. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. công dân bình đẳng về kinh tế.                          

D. công dân bình đẳng về chính trị.

Câu 2. Công dân dù làm việc gì, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là

A. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ          .        

B. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. công dân bình đẳng về kinh tế.                          

D. công dân bình đẳng về chính trị.

Câu 3. Mọi công dân, nam, nữ  thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ của mình là

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.              B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. bình đẳng về kinh tế.                                 D. bình đẳng về chính trị.

Câu 4. Công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.              B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. bình đẳng về kinh tế.                                 D. bình đẳng về chính trị.

Câu 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.                       B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.      

C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.             D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.

Câu 6. Một trong những quyền cơ bản của công dân là bình đẳng

A. trước pháp luật.                               B. trước công dân.          

C. trước  nhà nước.                              D. trước dân tộc.

Câu 7. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là một trong những

A. quyền, bổn phận của công dân.                B. trách nhiệm của công dân.

C. nghĩa vụ của công dân.                             D. quyền, nghĩa vụ của công dân.

Câu 8. Công dân bình đẳng trước pháp luật là

A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.

B. Công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của cơ quan mà họ tham gia.

C. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

Câu 9. Công dân bình đẳng về quyền và  nghĩa vụ là

A. mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

B. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

C. công dân nào cũng được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

D. công dân có quyền thì mới thực hiện nghĩa vụ.

Câu 10. Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào

A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người.   

B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.

C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.        

D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.

Câu 11. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về thành phần xã hội.               B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ     

C. Bình đẳng tôn giáo.                                   D. Bình đẳng  dân tộc.

Câu 12. Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

A. quyền và trách nhiệm.                               B. quyền và nghĩa vụ .    

C. nghĩa vụ và trách nhiệm.                           D. trách nhiệm pháplí.

Câu 13. Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Công ty X đã thực hiện

A. nghĩa vụ của công dân.                             B. quyền của công dân.

C. bổn phận của công dân.                            D. quyền, nghĩa vụ của công dân.

Câu 14. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Trong lớp học có bạn được miễn học phí, các bạn khác thì không.

B. Trong thời bình các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không.

C. T và Y đều đủ tiêu chuẩn vào công ty X nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có người thân là giám đốc công ty.

D. A đủ điểm trúng tuyển vào đại học vì được hưởng cộng điểm ưu tiên.

Câu 15. Bố mẹ X sợ con vất vả nên đã nhờ người xin hoãn nghĩa vụ quân sự giúp con. Là em trai của X, em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Không có ý kiến gì vì không phải việc của mình.

B. Đồng ý với gia đình vì sợ anh trai sẽ vất vả khi nhập ngũ.

C. Tùy thuộc vào ý kiến số đông của các thành viên trong gia đình.

D. Không đồng ý với gia đình vì đó là hành vi trốn tránh nghĩa vụ công dân.

Câu 16. Công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau đều bị xử lí như nhau là thể hiện công dân bình đẳng

A. về quyền và nghĩa vụ.                                         B. về trách nhiệm pháp lí.

C. về thực hiện pháp luật.                                        D. về trách nhiệm trước tòa án.

 

 

Họ và tên: ………………………………….............

Lớp: 12/                   MĐ 104

 

 

Câu 1. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng

A. trong quan hệ nhân thân.                          B. trong quan hệ tài sản.

C. trong quan hệ việc làm.                             D. trong quan hệ nhà ở.

Câu 2. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng danh dự, uy tín của nhau là bình đẳng

A. trong quan hệ nhân thân.                          B. trong quan hệ tài sản.

C. trong quan hệ việc làm.                             D. trong quan hệ nhà ở.

Câu 3. Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng

A. trong quan hệ nhân thân.                          B. trong quan hệ tài sản.

C. trong quan hệ việc làm.                             D. trong quan hệ nhà ở.

Câu 4. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?

A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. 

Câu 5. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào?

A. Tài sản và sở hữu.                                     B. Nhân thân và tài sản.

C. Dân sự và xã hội.                                      D. Nhân thân và lao động.

Câu 6. Khi đăng ký kết hôn, có cần hai bên nam nữ bắt buộc phải có mặt hay không?

A. Bắt buộc hai bên nam nữ phải có mặt.               

B. Chỉ cần một trong hai bên có mặt là được.

C. Chỉ cần ủy quyền cho người khác.                     

D. Tùy từng trường hợp có thể đến, có thể không.

 

Họ và tên: ………………………………….............

Lớp: 12/                   MĐ 105

 

 

 

Câu 1. Các dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. Điều đó không trái với nội dung bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị.                    B. Kinh tế.             C. Văn hóa.                     D. Giáo dục.

Câu 2. Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của vấn đề nào sau đây?

A. Đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết giữa các dân tộc.

B. Sự thống nhất giữa văn minh và nhân đạo.

C. Đảm bảo quyền năng của công dân.                   

D. Định hướng cho con người phát triển toàn diện.

Câu 3. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.               B. Bình đẳng về chính trị.

C. Bình đẳng về xã hội.                                 D. Bình đẳng về kinh tế.

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị?

A. Các dân tộc đều được bầu cử, ứng cử.     

B. Các dân tộc đều được tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Các dân tộc đều được góp ý các vấn đề chung của cả nước.                       

D. Các dân tộc rất ít người thì không được bầu cử, ứng cử.

Câu 5. Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị?

A. Các dân tộc đều được đóng góp ý kiến với đại biểu quốc hội.         

B. Các dân tộc đều được tham gia góp ý các văn bản pháp luật.

C. Các dân tộc đều được bình đẳng trong học tập.            

D. Các dân tộc đều được tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 6. Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị?

A. Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước.         

B. Các dân tộc đều được tham gia góp ý các văn bản pháp luật.

C. Các dân tộc đều được biết những chủ trương chính sách mới của đảng và pháp luật nhà nước.

D. Chỉ những dân tộc ở vùng sâu vùng xa mới được đi bầu cử.

 

 

Họ và tên: ………………………………….............

Lớp: 12/                   MĐ 106

 

 

Câu 1. Không ai bị bắt nếu

A. không có sự phê chuẩn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

B. không có sự  chứng kiến của đại diện gia đình  bị can bị cáo.

C. không có phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ phạm tội quả tang.

D. không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội.

Câu 2. Biểu hiện của quyền bất khả xâm phạm về thân thể là

A. trong mọi trường hợp, không ai bị bắt nếu như không có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B. chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang.

C. Công an được bắt người khi thấy nghi ngờ người đó phạm tội và xác định dấu vết tội phạm.

D. trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của Tòa án.

Câu 3. Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử là   

A. bị hại.                B. bị cáo.               C. bị can.               D. bị kết án.

Câu 4. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm

A. ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.

B. bảo vệ sức khỏe cho công dân theo quy định của pháp luật.

C. ngăn chặn hành vi vô cớ đánh người giữa công dân với nhau.

D. bảo vệ về mặt tinh thần, danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân.

Câu 5. Theo quy định của pháp luật, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, là thể hiện quyền

A. bất khả xâm phạm thân thể của công dân. B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.          D. bắt người hợp pháp của công dân.

Câu 6.  Để bắt người đúng pháp luật, ngoài thẩm quyền cần tuân thủ quy định nào khác của pháp luật?

A. Đúng công đoạn.        B. Đúng giai đoạn.    C. Đúng trình tự, thủ tục.         D. Đúng thời điểm.

 

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 BỘ MÔN GDCD 11

Trường THPT Quang Trung

GV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Bài 2. HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG

A. NỘI DUNG CHÍNH

1. Hàng hóa

a. Hàng hóa là gì?

- Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.

b. Đặc điểm hàng hóa

- Là một phạm trù lịch sử tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa

- Sản xuất chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng hữu cơ hay phi vật thể.

c. Hai thuộc tính của hàng hóa

- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

- Giá trị hàng hóa là hao phí sức lao động mà người sản xuất phải có để làm ra một đơn vị hàng hóa.

    • Nền sản xuất hàng hóa lượng giá trị không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động cần thiết.
    • Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa.
    • Người có: TGLĐCB < TGLĐXHCT: Lãi, TGLĐCB > TGLĐXHCT: Thua lỗ.

=> Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.

2. Tiền tệ

a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ

- Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

    • Hình thái giá trị đơn giản
    • Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
    • Hình thái chung của giá trị
    • Hình thái tiền tệ

- Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa.

b. Các chức năng của tiền tệ

- Thước đo giá trị

    • Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).
    • Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.

- Phương tiện lưu thông

    • Theo công thức: Hàng – tiền – hàng (tiền là môi giới trao đổi).
    • Trong đó, Hàng – Tiền là quá trình bàn, Tiền – Hàng là quá trình mua.

- Phương tiện cất trữ

    • Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng, vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị.

- Phương tiện thanh toán

    • Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, mua nợ, nộp thuế…)

- Tiền tệ thế giới

    • Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái. 

c. Quy luật lưu thông hàng hóa

- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luât quy định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.

- Quy luật này được thể hiện: M= (P X Q) / V

    • M : Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
    • P: mức giá của đơn vị hàng hóa
    • Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông
    • V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

3. Thị trường

- Thị trường là lĩnh vực trao đổi , mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

- Các chức năng cơ bản của thị trường:

    • Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
    • Chức năng thông tin
    • Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MINH HỌA

Câu 1: Hàng hóa có hai thuộc tính là


A. Giá trị và giá cả.

B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.

C. Giá cả và giá trị sử dụng.

D. Giá trị và giá trị sử dụng.


Câu 2: Giá trị của hàng hóa là

A. Lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

C. Chi phí làm ra hàng hóa.

D. Sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Câu 3: Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi

A. Người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng.

B. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán.

C. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được.

D. Người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng.

Câu 4: Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?


A. Điện. 

B. Nước máy.

C. Không khí.     

D. Rau trồng để bán.


Câu 5. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?


A. Giá trị trao đổi.

B. Giá trị số lượng, chất lượng.

C. Lao động xã hội của người sản xuất.

D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.


Câu 6: Giá trị của hàng hóa là gì?

A. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.

B. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

C. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.

D. Lao động của người sản xuất hàng hóa.

Câu 7: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng yếu tố nào?


A. Thời gian tạo ra sản phẩm.

B. Thời gian trung bình của xã hội.

C. Thời gian cá biệt.

D. Tổng thời gian lao động.


Câu 8: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?


A. Tốt.

B. Xấu.

C. Trung bình.

D. Đặc biệt.


Câu 9: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì?

A. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

B. Công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.

C. Công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.

D.Công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.

Câu 10: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?

A. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa.

B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa.

C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa.

D. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa.

Câu 11: Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?


A. Thời gian lao động xã hội cần thiết.

B. Thời gian lao động cá biệt.

C. Thời gian lao động của anh B.

D. Thời gian lao động thực tế.


Câu 12: Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có


A. Giá trị khác nhau.

B. Giá cả khác nhau.

C. Giá trị sử dụng khác nhau.

D. Số lượng khác nhau.


Câu 13: Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì

A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng.

B. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau.

C. Chúng có giá trị bằng nhau.

D. Chúng đều là sản phẩm của lao động.

Câu 14: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là

A. Quan hệ giữa người bán và người mua.

B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

C. Giá trị của hàng hóa.

D. Tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận.

Câu 15: Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?


A. Phương tiện thanh toán.

B. Phương tiện giao dịch.

C. Thước đo giá trị.

D. Phương tiện lưu thông.


Câu 16: Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?

A. Khi Nhà nước phát hành thêm tiền.

B. Khi nhu cầu của xã hội về hàng hóa tăng thêm.

C. Khi đồng nội tệ mất giá.

D. Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết.

Câu 17: Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau là đặc trưng của hìnhthái giá trị nào?

A. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.

B. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.

C. Hình thái chung của giá trị.

D. Hình thái tiền tệ.

Câu 18: Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở hàng hóa khác là đặc trưng của hình thái giá trị nào?

A. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.

B. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.

C. Hình thái chung của giá trị.

D. Hình thái tiền tệ.

Câu 19: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào quyết định?


A. Người sản xuất.

B. Thị trường.

C.Nhà nước.

D. Người làm dịch vụ.


Câu 20: Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào?

A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.

B. Hàng hóa, người mua, người bán.

C. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả.

D. Người mua, người bán, cung cầu, giá cả.

 

Đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

B

C

C

A

C

B

C

A

A

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

B

C

C

B

D

D

B

A

B

C

 

Bài 3. QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA

A. NỘI DUNG CHÍNH

1. Nội dung của quy luật giá trị

Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

- Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

- Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

2. Tác động của quy luật giá trị

a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi nhiều thông qua biến động.

b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.

Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận  phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, …

c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

3. Vận dụng quy luật giá trị

a. Về phía nhà nước

Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Điều tiết thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.

b. Về phía công dân

Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu.

Đổi mới kĩ thuật – công nghệ, hợp lí sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MINH HỌA

Câu 1: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho

A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

C. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết.

D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết.

Câu 2: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây?

A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

D. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 3: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?


A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.

C. Nền sản xuất hàng hóa.

D. Mọi nền sản xuất.


Câu 4: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục


A. Giá trị trao đổi.

B. Giá trị hàng hóa.

C. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

D. Thời gian lao động cá biệt.


Câu 5: Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa?


A. Cung - cầu, cạnh tranh.

B. Nhu cầu của người tiêu dùng.

C. Khả năng của người sản xuất.

D. Số lượng hàng hóa trên thị trường.


Câu 6: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?


A. Giá cả thị trường.

B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường.

C. Nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Nhu cầu của người sản xuất.


Câu 7: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?


A. 3 giờ.

B. 4 giờ.

C. 5 giờ.

D. 6 giờ.


Câu 8: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?


A. Điều tiết sản xuất.

B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.

C. Tự phát từ quy luật giá trị.

D. Điều tiết trong lưu thông.


Câu 9: Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất.

B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.

C. Tự phát từ quy luật giá trị.

D. Điều tiết trong lưu thông

Câu 10: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?


A. Luôn ăn khớp với giá trị.

B. Luôn cao hơn giá trị.

C. Luôn thấp hơn giá trị

D. Luôn xoay quanh giá trị.


Câu 11: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào đâu?

A. Thời gian lao động xã hội cần thiết.

B. Thời gian lao động cá biệt.

C. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa.

D. Thời gian cần thiết.

Câu 12: Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng sản phẩm biểu hiện như thế nào?

A. Giá cả = giá trị.

B. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết.

C. Giá cả < giá trị.

D. Thời gian lao động cá biệt phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 13: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào?

A. Tổng giá cả = Tổng giá trị.

B. Tổng giá cả > Tổng giá trị.

C. Tổng giá cả < Tổng giá trị.

D. Tổng giá cả # Tổng giá trị.

Câu 14: Vì sao giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau?

A. Vì chịu tác động của quy luật giá trị.

B. Vì chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh …

C. Vì chịu sự chi phối của người sản xuất.

D. Vì thời gian sản xuất của từng người trên thị trường không giống nhau.

Câu 15: Quy luật giá trị tác động như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

B. Kích thích LLSX phát triển và năng suất lao động tăng lên.

C. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.

D. Cả a, b, c đúng.

Câu 16: Quy luật giá trị có bao nhiêu tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa?


A.2

B. 3

C. 4

D. 5


Đáp án

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

B

C

B

A

A

B

D

A

D

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

 

A

D

A

B

D

B

 

 

Bài 4. CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA

A. NỘI DUNG CHÍNH

1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

a. Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất , kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh.

Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh

a. Mục đích của cạnh tranh

Dành được nhiều lợi nhuận hơn người khác.

b. Biểu hiện

Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.

Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.

Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng.

Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán, khuyến mãi...

c. Các loại cạnh tranh

Cạnh tranh giữa người bán với nhau.

Cạnh tranh giữa người mua với nhau.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành.

Cạnh tranh giữa các ngành.

Cạnh tranh trong nước với nước ngoài.

3. Tính hai mặt của cạnh tranh

a. Mặt tích cực của cạnh tranh

Kích thích lực lượng sản xuất, KH – KT...

Khai thác tối đa mọi nguồn lực.

Thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế, nâng cao năng lực...

b. Mặt hạn chế của cạnh tranh

Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm  quy luật tự nhiên.

Dùng mọi thủ đoạn để giành giật khách hàng.

Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MINH HỌA

Câu 1: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây:

A. Cạnh tranh kinh tế.

B. Cạnh tranh chính trị.

C. Cạnh tranh văn hoá.

D. Cạnh tranh sản xuất.

Câu 2: Nội dung cốt lõi của cạnh tranh được thể hiện ở khía cạnh nào sau đây?

A. Tính chất của cạnh tranh.

B. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh.

C. Mục đích của cạnh tranh.

D. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 3: Cạnh tranh là gì?

A. Là sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.

B. Là sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.

C. Là sự đấu tranh, giành giật của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.

D. Là sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.

Câu 4: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào?

A. Khi xã hội loài người xuất hiện.

B. Khi con người biết lao động.

C. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.

D. Khi ngôn ngữ xuất hiện.

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?

A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu.

B. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau.

C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

D. Cả a, b đúng.

Câu 6: Có bao nhiêu loại cạnh tranh:


A. 4

B. 5

C. 6

D. 7


Câu 7: Cạnh tranh giữa người bán và người bán diễn ra trên thị trường khi nào?


A. Người mua nhiều, người bán ít.

B. Người mua bằng người bán.

C. Người bán nhiều, người mua ít.

D. Thị trường khủng hoảng.


Câu 8: Cạnh tranh giữa người mua và người mua diễn ra trên thị trường khi nào?

a. Người mua nhiều, người bán ít.

b. Người mua bằng người bán.

c. Người bán nhiều, người mua ít.

d. Thị trường khủng hoảng.

Câu 9: Thế nào là cạnh tranh trong nội bộ ngành?

A. Là sự ganh đua về kinh tế trong các ngành sản xuất khác nhau.

B. Là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng.

C. Là sự ganh đua về kinh tế của các tập đoàn kinh tế lớn.

D. Là sự ganh đua về kinh tế của các đơn vị sản xuất trong nước.

Câu 10: Thế nào là sự cạnh tranh giữa các ngành?

A. Là sự ganh đua về kinh tế trong các ngành sản xuất khác nhau.

B. Là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng.

C. Là sự ganh đua về kinh tế của các tập đoàn kinh tế lớn.

D. Là sự ganh đua về kinh tế của các đơn vị sản xuất trong nước.

Câu 11: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?

A. Một đòn bẩy kinh tế.

B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.

C. Một động lực kinh tế.

D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Câu 12: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?

A. Giành hợp đồng Kinh tế, các đơn đặt hàng.

B. Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.

C. Giành ưu thế về khoa học công nghệ.

D. Giành nhiều lợi nhuận nhất về mình.

Câu 13: Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì mức độ tính chất của loại cạnh tranh nào diễn ra quyết liệt?

A. Cạnh tranh trong mua bán.

B. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.

C. Cạnh tranh giữa các ngành.

D. Cạnh tranh trong nước và ngoài nước.

Đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

D

D

C

C

B

C

A

B

A

Câu 11

Câu 12

Câu 13

 

C

D

D

 

Bài 5. CUNG CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA

A. NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm cung  - cầu

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Ví dụ:  Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.

Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.

2. Mối quan hệ cung - cầu.

a. Nội dung khái quát quan hệ cung - cầu

Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

b. Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu:

- Cung – cầu tác động lẫn nhau.

Khi cầu tăng ->sản xuất mở rộng -> cung tăng

Khi cầu giảm ->sản xuất thu hẹp ->cung giảm

- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Khi cung lớn hơn cầu -> giá giảm

Khi cung bé hơn cầu -> giá tăng

Khi cung bằng cầu -> giá ổn định

- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.

Khi giá tăng -> sản xuất mở rộng ->cung tăng

Khi giá giảm -> sản xuất thu hẹp -> cung giảm

=>giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau

Khi giá tăng -> cầu giảm

Khi giá giảm -> cầu tăng

=>giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.

c. Vai trò của quan hệ cung - cầu

Lí giải vì sao giá cả và giá trị hàng hoá không ăn khớp với nhau.

Là căn cứ để các doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất

Khi giá tăng thì các doanh nghiệp -> Mở rộng SX

Khi giá giảm thì các doanh nghiệp -> Thu hẹp SX

Giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hoá phù hợp.

Khi nào nên mua hàng hoá: Cung > cầu

Khi nào không nên mua hàng hoá: Cung < cầu

3. Vận dụng quan hệ cung – cầu.

a. Đối với Nhà nước:

Cung < cầu do khách quan Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.

Cung < cầu do đầu cơ tích trữ Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ để điều tiết và xử lý kẻ đầu cơ tích trữ.

Cung > cầu Cung Nhà nước dùng biện pháp kích cầu.

b. Đối với nhà sản xuất, kinh doanh:

Tăng sản xuất kinh doanh khi cung < cầu, giá cả > giá trị.

Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị.

c. Đối với người tiêu dùng:

Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu, giá cao.

Mua các mặt hàng khi cung > cầu, giá thấp.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MINH HỌA

Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?

A. Nhu cầu của mọi người.

B. Nhu cầu của người tiêu dùng.

C. Nhu cầu có khả năng thanh toán.

D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.

Câu 2: Trong nền sản xuất hàng hoá mục đích của sản xuất là gì?


A. Để tiêu dùng.

B. Để bán.

C. Để trưng bày

D. Cả a và b đúng


Câu 3: Khái niệm tiêu dùng được hiểu như thế nào?


A. Tiêu dùng cho sản xuất

B. Tiêu dùng cho đời sống cá nhân

C. Tiêu dùng cho gia đình

D. Cả a và b đúng.


Câu 4: Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?

A. Anh A mua xe máy thanh toán trả góp

B. Ông B mua xe đạp hết 1 triệu đồng.

C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền.

D. Cả a và b đúng.

Câu 5: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?

A. Giá cả, thu nhập.

B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.

C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu.

D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?

A. Công ty A đã bán ra 1 triệu sản phẩm.

B. Công ty A còn trong kho 1 triệu sản phẩm.

C. Dự kiến công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm

D. Cả a, b đúng

Câu 7: Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?


A. Giá cả

B. Nguồn lực

C. Năng suất lao động

D. Chi phí sản xuất


Câu 8: Thực chất quan hệ cung - cầu là gì?

A. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường

B. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung, cầu hàng hóa và giá cả trên thị trường

C. Là mối quan hệ tác động giữa người mua và người bán hay người sản xuất và người tiêu dùng đang diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng àng hóa, dịch vụ.

D. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa giá cả thị trường và cung, cầu HH. Giá cả thấp thì cung giảm, cầu tăng và ngược lại.

Câu 9: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra ntn?

A. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.

B. Cung, cầu thường cân bằng.

C. Cung thường lớn hơn cầu.

D. Cầu thường lớn hơn cung.

Câu 10: Cung và giá cả có mối quan hệ như thế nào?

A. Giá cao thì cung giảm

B. Giá cao thì cung tăng

C. Giá thấp thì cung tăng

D. Giá biến động nhưng cung không biến động.

Câu 11: Cầu và giá cả có mối quan hệ như thế nào?


A. Giá cao thì cầu giảm

B. Giá cao thì cầu tăng

C. Giá thấp thì cầu tăng

D. Cả a, c đúng.


Câu 12: Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai?


A. Người mua và người bán

B. Người bán và người bán

C. Người sản xuất với người tiêu dùng

D. Cả a, c đúng


Câu 13: Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai?


A. Người mua và người bán.

B. Người bán và người bán.

C. Người sản xuất với người sản xuất.

D. Cả a, c đúng.


Câu 14: Nội dung của quan hệ cung cầu được biểu hiện như thế nào?


A. Cung cầu tác động lẫn nhau

B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả

C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu

D. Cả a, b, c đúng.


Câu 15: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?


A. Cung cầu tác động lẫn nhau

B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả

C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu

D. Thị trường chi phối cung cầu


 Câu 16: Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?


A. Cung cầu tác động lẫn nhau.

B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.

C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.

D. Thị trường chi phối cung cầu.


Câu 17: Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?


A. Cung và cầu tăng

B. Cung và cầu giảm

C. Cung tăng, cầu giảm

D. Cung giảm, cầu tăng


Câu 18: Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?


A. Cung và cầu tăng

B. Cung và cầu giảm

C. Cung tăng, cầu giảm

D. Cung giảm, cầu tăng


Câu 19: Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?


A. Giá cả tăng

B. Giá cả giảm

C. Giá cả giữ nguyên

D. Giá cả bằng giá trị


Câu 20: Khi trên thị trường cung nhỏ hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?


A. Giá cả tăng

B. Giá cả giảm

C. Giá cả giữ nguyên

D. Giá cả bằng giá trị


Câu 21: Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây: Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:


A. Cung = cầu.

B.Cung > cầu.

C. Cung < cầu

D. Cung # cầu


Câu 22: Khi là người mua hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây: Khi là người mua hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:


A. Cung = cầu.

B. Cung > cầu.

C. Cung < cầu.

D. Cung # cầu.


Đáp án

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

D

D

B

D

D

A

C

A

B

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

D

D

A

D

A

A

D

C

B

A

Câu 21

Câu 22

 

A

B

 

 SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN GDCD LỚP10

 

Khái quát toàn bộ nội dung bài học bằng những câu hỏi sau:

Câu 1: Triết học là gì? Vai trò của Triết học? Phân biệt thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật? Phương pháp luận siêu hình và phương pháp luận biện chưng?

Câu 2: Thế nào là vận động? Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất?

Thế nào là phát triển? Vì sao phát triển được xem là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất?

Câu 3: Mâu thuẫn là gì? Cho ví dụ? Bản thân em có mâu thuẫn với chính bản thân mình không? Cho ví dụ?

Câu 4: Khái niệm Chất và Lượng của sự vật hiện tượng. Cho ví dụ minh họa. Em vận dụng chất và lượng vào học tập rèn luyện như thế nào?

Câu 5: Mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất như thế nào? Cho ví dụ?

Câu 6: Em hãy cho biết thế nào là phủ định, phủ định biện chứng, phủ định siêu hình? Cho ví dụ? Em vận dụng quy luật phủ định vào cuộc sống như thế nào?

Câu 7: Thế nào là nhận thức? Nêu các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức. Cho ví dụ? Muốn hiểu rõ về sự vật hiện tượng thì em dựa vào quá trình nhận thức nào? Vì sao?

Câu 8: Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là gì?

Câu 9: Theo em chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với chế độ phong kiến ở nước ta ở điểm nào?

 

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là:

A. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

B. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.

C. Những vấn đề cần thiết của xã hội.

D. Những vấn đề khoa học xã hội

Câu 2: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?

A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.

B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.

C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.

Câu 3: Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của:

A. Môn Xã hội học.   B. Môn lịch sử            C. Môn chính trị         D. Môn sinh học

Câu 4: Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây?

A. Toán học.      B. Sinh học.             C. Hóa học      D. Xã hội học

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học?

A. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.

B. Sự phân chia, phân giải của các chất hóa học.

C. Sự phân tách các chất hóa học.

D. Sự hóa hợp các chất hóa học.

Câu 6: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới là nội dung của:

A. Lí luận Mác – Lênin.        B. Triết học     C. Chính trị học          D. Xã hội học

Câu 7: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?

A. Thế giới tồn tại khách quan.

B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.

C. Giới tự nhiên là cái sẵn có.

D. Kim loại có tính dẫn điện.

Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Triết học là khoa học của các khoa học.

B. Triết học là một môn khoa học.

C. Triết học là khoa học tổng hợp.

D. Triết học là khoa học trừu tượng.

Câu 9: Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?

A. Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại.

B. Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá.

C. Vai trò định hướng và phương pháp luận.

D. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung.

Câu 10. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là

A. Quan niệm sống của con người.

B. Cách sống của con người.

C. Thế giới quan.

D. Lối sống của con người.

Câu 11. Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng.

A. Tôn giáo → Triết học → huyền thoại.

B. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học.

C. Triết học → tôn giáo →huyền thoại.

D. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo.

Câu 12: Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa

A. Tư duy và vật chất.

B. Tư duy và tồn tại.

C. Duy vật và duy tâm.

D. Sự vật và hiện tượng.

Câu 13: Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung.

A. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

B. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.

C. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học.

D. Vấn đề cơ bản của Triết học.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?

A. Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

B. Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.

C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

D. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

Câu 15: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của

A. Thế giới quan duy tâm.

B. Thế giới quan duy vật.

C. Thuyết bất khả tri.

D. Thuyết nhị nguyên luận.

Câu 16: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.

B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.

C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.

D. Chỉ tồn tại ý thức.

Câu 17: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là

A. Cách thức đạt được chỉ tiêu.

B. Cách thức đạt được ước mơ.

C. Cách thức đạt được mục đích.

D. Cách thức làm việc tốt.

Câu 18: Phương pháp luận là

A. Học tuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.

B. Học thuyết về các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.

C. Học thuyết về các phương pháp cải tạo thế giới.

D. Học thuyết về phương án nhận thức khoa học.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học?

A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại.

B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.

C. Sự hình thành và phát triển của xã hội.

D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.

Câu 20: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng?

A. An cư lạc nghiệp.

B. Môi hở rang lạnh.

C. Đánh bùn sang ao.

D. Tre già măng mọc.

Câu 21: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong

A. Giới tự nhiên và tư duy.

B. Giới tự nhiên và đời sống xã hội

C. Thế giới khách quan và xã hội.

D. Đời sống xã hội và tư duy.

Câu 22: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.

B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.

C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.

D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.

Câu 23: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?

A. Ngắt quãng.      B. Thụt lùi.          C. Tuần hoàn              D. Tiến lên

Câu 24: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?

A. cơ học.                   B. Vật lí                      C. Hóa học                  D. Xã hội

Câu 25: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây?

A. Phong phú và đa dạng.

B. Khái quát và cơ bản.

C. Vận động và phát triển không ngừng

D. Phổ biến và đa dạng.

Câu 26: Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng?

A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.

B. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

C. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất.

D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển.

Câu 27: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?

A. Sự di chuyển các vật thể trong không gian.

B. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt.

C. Quá trình bốc hơi của nước.

D. Sự biến đổi của nền kinh tế.

Câu 28: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B. Sư thay đổi thời tiết của các mùa trong năm.

C. Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng.

D. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử.

Câu 29: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học      B. Vật lí                       C. Hóa học                  D. Xã hội

Câu 30: Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học      B. Vật lí                       C. Hóa học                  D. Sinh học

Câu 31. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.

B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 32. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có

A. Hai mặt đối lập     B. Ba mặt        C. Bốn mặt      D. Nhiều mặt

Câu 33. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. Mâu thuẫn      B. Xung đột           C. Phát triển    D. Vận động

Câu 34. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. Khác nhau

B. Trái ngược nhau

C. Xung đột nhau

D. Ngược chiều nhau

Câu 35. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. Liên tục đấu tranh với nhau

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nha

Câu 36. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập

B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 37. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập.

B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập

Câu 38. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập

B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập

Câu 39. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập

A. Cùng bổ sung cho nhau phát triển

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại

D. Gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau

Câu 40. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. Một tập hợp

B. Một thể thống nhất

C. Một chỉnh thể

D. Một cấu trúc

Câu 41. Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ

A. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng

B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

C. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng

D. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng

Câu 42. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

A. Lượng         B. Chất                       C. Độ               D. Điểm nút

 

Câu 43. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm

A. Lượng          B. Hợp chất               C. Chất            D. Độ

Câu 44. Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó

A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra

B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật

C. Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng

Câu 45. Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là

A. Độ và điểm nút

B. Điểm nút và bước nhảy

C. Chất và lượng

D. Bản chất và hiện tượng.

Câu 46. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau ntn?

A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng

B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm

C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh

D. Chất và lượng biến đổi nhanh chóng.

Câu 47. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Độ      B. Lượng                C. Bước nhảy              D. Điểm nút

 

Câu 48. Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó

A. Các sự vật thay đổi

B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất

C. Lượng mới ra đời

D. Sự vật mới hình thành, phát triển.

Câu 49. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì

A. Sự vật thay đổi

B. Lượng mới hình thành

C. Chất mới ra đời

D. Sự vật phát triển

Câu 50. Điều kiện để chất mới ra đời là gì?

A. Tang lượng liên tục

B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép

C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút

D. Lượng biến đổi nhanh chóng

Câu 61. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Sự tác động từ bên ngoài

C. Sự tác động từ bên trong

D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng

Câu 62. Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?

A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.

B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.

Câu 63. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Có mới nới cũ

Câu 64. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?

A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn

B. Gió bão làm cây đổ

C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.

D. Con người đốt rừng

Câu 65. Câu nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình?

A. Nước chảy đá mòn.

B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh

Câu 66. Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

B. cây có cội, nước có nguồn

C. kiến tha lâu cũng đầy tổ

D. có thực mới vực được đạo

Câu 67. Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng gọi là phủ định

A. biện chứng      B. siêu hình           C. khách quan                         D. chủ quan

Câu 68. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của phủ định siêu hình?

A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.

B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật

C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống.

Câu 69. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định

A. Tự nhiên      B. Siêu hình              C. Biện chứng             D. Xã hội

Câu 70. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do

A. Sự tác động của ngoại cảnh

B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng

C. Sự tác động của con người

D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng

Câu 71. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A. Nhận thức lí tính

B. Nhận thức cảm tính

C. Nhận thức biện chứng

D. Nhận thức siêu hình

Câu 72. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là

A. Nhận thức      B. Cảm giác            C. Tri thức      D. Thấu hiểu

Câu 73. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm

A. Hai giai đoạn         B. Ba giai đoạn           C. Bốn giai đoạn         D. Nhiều giai đoạn

Câu 74. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng

B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng

C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng

D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng

Câu 75. Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Đặc điểm bên trong

B. Đặc điểm bên ngoài

C. Đặc điểm cơ bản

D. Đặc điểm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn