Ngày 28-03-2024 22:13:17
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6651519
Số người online: 13
 
 
 
 
ĐỀ KIỂM TRA ÔN TẬP CÁC MÔN XÃ HỘI LỚP 10
 
Giới thiệu Sử, 5 đề Kiểm tra ôn tập HKII môn Văn lớp 10 - Môn GDCD - Địa.

ĐỀ CƯƠNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

GIÁO VIÊN: VÕ THỊ HUYỀN

 

I. Câu hỏi mức độ dễ (45 câu)

Câu 1: Dấu tích người tối cổ được tìm thấy trên dải đất VN vào:

A. khoảng 30 - 40 vạn năm                                                B. khoảng 10 - 20 vạn năm

C. khoảng 500 - 10 vạn năm                                 D. khoảng 7000 - 10 vạn năm

Câu 2: thời gian tồn tại của văn hóa Đông Sơn là

A. từ đầu thế kỷ I TCN đến Thế kỷ I SCN           

B. từ đầu thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ II SCN

C. từ đầu thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I SCN

D. từ đầu thiên niên kỷ IITCN đến thế kỷ I SCN

Câu 3: Đặc điểm của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc là

A. Bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu

B. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh đứng đầu là vua Hùng

C. Đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh nhưng đây là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á

Câu 4: Nước ta rơi vào ách thống trị của PK phương Bắc từ

A. 111 TCN       B. 179 TCN      C. 208 TCN    D. 179 SCN

Câu 5: Các triều đại PK phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm

A. thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa phương Đông

B. khai hóa văn minh cho nhân dân ta

C. thực hiện mưu đồ đồng hóa dân tộc và thôn tính vĩnh viễn nước ta sáp nhập nước ta vào lãnh thổ TQ

D. phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc Hán trên bán đảo ĐD

Câu 6: Hai bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa vào năm nào và tại đâu?

A. năm 39 – Luy Lâu                              B. Năm 40- Mê Linh  

C. Năm 41- Cổ Loa                                 D. Năm 42- Hát Môn

Câu 7: Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa hai Bà là?

A. được đông đảo nhân dân tham gia

B. có sự liên kết với các tù trưởng thiểu số

C. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa

D. lực lượng tượng binh giữ vai trò tiên phong

Câu 8: Nước Vạn Xuân ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa của Lí Bí năm 544

B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 722

C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905

D. Khởi nghĩa của Ngô Quyền năm 938

Câu 9: Kinh đô của nước Vạn Xuân được đặt tại

A. Cổ Loa      B. Hoa Lư        C. Vùng cửa sông Tô Lịch     D. Luy Lâu

Câu 10: triều đaị mở đầu cho thời đại PK độc lập của dân tộc VN là

A. triều Tiền Lý      B. Triều Lê        C. Triều Ngô      D. Triều Nguyễn

Câu 11: Thăng Long trở thành kinh đô của nước ta từ năm

A. 1009            B. 1054                       C. 1010                    D. 1075

Câu 12: Nhà nước PK VN( từ thế kỷ XI-XV) được xây dựng theo thể chế

A. dân chủ đại nghị                                      B. Cộng hòa

C. quân chủ chuyên chế                               D. Quân chủ

Câu 13: Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là

A. vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc trọng đại của quốc gia

B. quyền lực tập trung trong tay một nhóm quý tộc cao cấp

C. tầng lớp tăng lữ đóng vai trò quyết định trong các vấn đề dân sự và quân sự

D. vua và các tướng lĩnh quân sự cùng điều hành, quản lý đất nước

Câu 14: Người có công sáng lập triều Lê là

A. Lê Lai        B. Lê Hoàn                            C. Lê Lợi    D. Lê Anh Tông

Câu 15: Người tiến hành cuộc cải cách hành chính vào những năm 60 của thế kỷ XV là

A. Lê Thái Tổ  B. Lê Nhân Tông    C. Lê Thánh Tông    D. Lê Thái Tông

Câu 16: Dưới triều nào sau đây giáo dục thi cử đặc biệt phát triển

A. triều Lý      B. Triều Trần                  C. Triều Lê     D. Triều Hồ

Câu 17: Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ

A. điền trang       B. Lộc điền                  C. Quân điền    D. Đồn điền

Câu 18: Người chế tạo ra súng thần cơ thế kỷ XV là

A. Hồ Quý Ly    B. Hồ Hán Thương  C. Hồ Nguyên Trừng  D. Nguyễn Trãi.

Câu 19: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn , đó là:

A. quân và dân ta đã đánh tan quân Nam Hán bằng trận thủy chiến lẫy lừng trong lịch sử

B. tiêu diệt được viên tướng giỏi của Nam Hán

C. nhân dân giành lại được quyền tự chủ, lật đổ hoàn toàn chế độ đô hộ hơn 1000 năm của PK phương Bắc, mở ra một giai đoạn mới của đất nước

D. đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn PK phương Bắc

Câu 20: tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương:

A. vườn không nhà trống

B. nhà nhà giết giặc, người người giết giặc

C. ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc

D. kết hợp 3 thứ quân: cấm binh, ngoại binh và hương binh

Câu 21: Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý hoàn toàn thắng lợi vào năm

A. 1010               B. 1054                               C. 1075               D. 1077

Câu 22: Câu nói ‘ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” là của

A. Trần Quang Khải                                      B. Trần Thánh Tông 

 C. Tần Bình Trọng                                        D. Phạm Ngũ Lão

Câu 23: Sách lược của nghĩa quân Lam Sơn trong đấu tranh chống quân Minh xâm lược là:

A. đánh nhanh thắng nhanh                      

B. Vừa đánh vừa đàm phán

C. kết hợp đấu tranh quân sự với binh vận

 D. Hòa đàm kết hợp với đấu tranh quân sự, dụ hàng, vây thành diệt viện

Câu 24: Để đối phó với giặc, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách:

A. ngụ binh ư nông                    B. Tiên phát chế nhân

C. vườn không nhà trống           D. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh s giỏi thời Trần

Câu 25: Trong các vị tướng giỏi thời Trần, ai là người có nguồn gốc xuất thân từ gia nô:

A. Lê Tần                                                 B. Phạm Ngũ Lão

C. Yết Kiêu                                              D. Trần Khánh Dư

Câu 26: Năm 1054, một công trình Phật giáo nổi tiếng được xây dựng đó là:

A. chùa Phật tích                     B. Chùa Keo

C. chùa Một Cột                     D. Tháp Báo Thiên

Câu 27; Triều Lê sơ sụp đổ vào;

A. đầu thế kỷ XV                                     B. Đầu thế kỷ XVI

C. cuối thế kỷ XV                                     D. Cuối thế kỷ XVI

Câu 28: Chiến tranh Nam – Bắc triều đưa đến kết cục

A. nhà Lê thất bại

B. nhà Mạc bị lật đổ

C. nhà Mạc giành và nắm chính quyền trong cả nước

D. không phân chia thắng bại

Câu 29: Cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn diễn ra vào

A. 1627-1662           B. 1627-1667      C. 1627-1672       D. 1627-1677

Câu 30: Địa danh Bạch Đằng là nơi xảy ra những trận đánh lịch sử nào?

A. Chống quân Minh xâm lược 1407.

B. Chống quân Xiêm 1785, chống quân Thanh 1789, chống Pháp xâm lược 1858.

C. Chống Tống 980-981, chống Nam Hán 938, chống Mông Nguyên lần 3 1288

D. Ba lần chống quân xâm lược Mông Nguyên ở thế kỉ XIII.

Câu 31: Bộ luật nào trong thời kì phong kiến nước ta được cho rằng phát triển nhất?

A. Hồng Đức               B. Hình luật                C. Gia long                  D. Hình thư

Câu 32: Công trình Đại thành toán pháp là của nhà toán học nào?

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm                                  B. Lê Quý Đôn

C. Lương Thế Vinh                                         D. Vũ Hữu

Câu 33: Bộ sử đầy đủ nhất nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là bộ sử nào?

A. Hoàng Lê Nhất Thống Chí                        B. Đại Nam quốc sử diễn ca

C. Đại việt sử kí toàn thư                                D. Đại Việt Sử Kí

Câu 34: Tôn giáo nào được coi là quốc giáo thời Lý – Trần?

A. Nho giáo                 B. Phật giáo                C. Đạo giáo                 D. Hồi giáo

Câu 35: Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo là câu nói của ai?

A. Hồ Nguyên Trừng                                       B. Trần Thủ Độ

C. Trần Bình Trọng                                          D. Trần Nguyên Hãn

Câu 36: Khởi nghĩa Lam Sơn diễN ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1407-1427     B. 1428-1527       C. 1418-1427   D. 1400-1407

Câu 37: Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi bằng chữ Hán có gí trị to lớn về quân sự?

A. Quốc âm thi tập                                           B. Dư địa chí

C. Bình Ngô Đại Cáo                                      D. Quân trung từ mệnh tập

Câu 38 : Quốc hiệu Việt Nam ở thế kỉ X có tên là gì?

A. Âu lạc                      B. Đại cồ việt              C. Văn Lang                D. Đại việt

 Câu 39: Sau khi lên ngôi Hoàng Đế năm 1788, Quang Trung thống trị vùng đất nào?

A. Từ Thuận Hóa vào Nam                             B. Vùng duyên hải miền Trung

C. Từ Thuận Hóa trở ra Bắc                            D. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Câu 40: Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn  với các nước Phương tây gây ra những hạn chế gì?

A. Đất nước ngày càng ổn định, tránh sự nhò ngó từ bên ngoài

B. Đất nước lạc hậu, nguy cơ bị các nước Phương tây xâm lược

C. Đất nước phát triển không phải lo các thế lực bên ngoài

D. Xã hội rối ren, nhân dân lầm than khổ cực

Câu 41: Hệ quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là:

A. Chính quyền vua Lê chúa Trịnh lâm vào khủng hoảng

B. Chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân cực khổ

C. Vùng đất từ Đèo Ngang trở vào là đất của chúa Nguyễn

D. Đất nước chia làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài

Câu 42: Nguồn đào tạo quan lại chủ yếu trong thế kỉ XI đến XV là:

A. Mua quan bán tước                                     B. Giáo dục thi cử

C. Cha truyền con nối                                      D. Giới thiệu, tiến cử

Câu 43: Đạo Thiên Chúa từng bước du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ bao nhiêu?

A. thế kỉ XV                  B. Thế kỉ XVI               C. Thế kỉ XVII               D. Thế kỉ XVIII

Câu 44: Vì sao trong dân gian thường gọi Quang Trung- Nguyễn Huệ là người “anh hùng áo vải”?

A. Vì Quang Trung xuất thân làm nghề dệt vải.

B. Vì Quang Trung hay mặc áo làm bằng vải sợi.

C. Vì Quang Trung xuất thân làm nghề bán vải.

D. Vì Quang Trung xuất thân là người nông dân.

Câu 45: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự từ xa đến gần về thời gian

1.      Trận thắng sông Như Nguyệt

2.      Văn Miếu được xây dựng

Nhà Lý dời đô về Thăng Long.

A. 1,2,3                         B. 1,3,2                         C. 3,1,2                         D. 3,2,1

II. Câu hỏi mức độ trung bình (50 câu)

Câu 46: Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ta đã đánh tan 10 vạn quân cứu viện của  nhà Minh trong trận nào?

A. Trận Bồ Đằng                                                B. Trận Chi Lăng – Xương Giang

C. Trận Đông Bộ Đầu                                       D. Trận Tây kết – Vạn Kiếp

Câu 47: Điểm đặc biệt nhất của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là gì?

A. Dùng chiến thuật “Tiên phát chế nhân”

B. Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt

C. Đọc bài thơ Nam quốc Sơn hà

D. Giảng hòa sau khi đánh thắng

Câu 48: Phép Quân điền – Chính sách phân chia ruộng đất công làng xã được thực hiện dưới triều đại:

A. Nhà Lê sơ               B. Nhà Lý                     C. Nhà Tiền Lê            D. Nhà Trần

Câu 49: Các vua Lý-Trần đã sử dụng biện pháp gì để thể hiện mối hòa hợp dân tộc

A. Gả các công chúa, ban chức tước cho các tù trưởng,tộc trưởng

B. Ban cấp ruộng đất , vàng bạc cho các tù trưởng, tộc trưởng

C. Bắt các dân tộc ít người cống nạp, nộp thuế

D. Ban cấp các chức quan, vàng bạc cho các tộc trưởng, già làng

Câu 50: Điểm mới của nội thương trong các thế kỉ XVI- XVIII là gì?

A. Chợ làng chợ huyện chợ phủ mọc lên khắp nơi.

B. Các chợ trong nước thường họp theo phiên.

C. Xuất hiện việc buôn bán nông sản.

D. Xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán.

Câu 51: Nhà nước cho xây dựng bia đá để ghi tên Tiến sĩ từ thời nhà nào?

A. Nhà Lê sơ               B. Nhà Tây Sơn          C. Nhà Trần                 D. Nhà Lý

Câu 52: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là:

A. Hình thư                                                         B. Hồng Đức

C. Quốc triều hình luật                                     D. Hình luật

Câu 53: Thời Lê Sơ Nho giáo có vị trí như thế nào?

A. Độc tôn                    B. Như Phật giáo       C. Quan trọng              D. Bình thường

Câu 54: Người đã chỉ đạo các thợ quan xưởng chế tạo thành công súng thần cơ, đóng được thuyền chiến có lầu là:

A. Trần Hưng Đạo                                             B. Hồ Quý Ly

C. Hồ Nguyên Trừng                                        D. Quang Trung

Câu 55: Năm 1054 đánh dấu một sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta?

A. Bộ luật thành văn ra đời                             B. Mở khoa thi đầu tiên

C. Xây dựng văn miếu                                     D. Đổi tên nước là Đại Việt

Câu 56: Trong các thế kỉ XVI- XVIII, sự suy thoái của Nho giáo dẫn đến điều gì?

A. Văn học chữ Nôm suy yếu                         B. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh

C. Văn học chữ Hán suy yếu                         D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh

Câu 57: Hai câu trong lời hiểu dụ của Vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc;Đánh cho để đen răng” nhằm nói đến điều gì?

A. Đánh giặc bất chấp tóc có dài ra, răng có đen đi.

B. Đánh giặc để bảo vệ phong tục tập quán của dân tộc.

C. Đánh cho giặc râu tóc dài ra, răng đen đi vì khiếp sợ.

D. Đánh giặc xong sẽ nhuộm răng đen, để tóc dài.

Câu 58: Trung tâm văn hóa chính trị và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là:

A. Phố Hiến                 B. Hội An                     C. Thanh Hà                D. Thăng Long

Câu 59: Vừa hành quân thần tốc, vừa chiến đấu quyết liệt…đó là đặc điểm của cuộc kháng chiến nào?

A. Kháng chiến chống Mông Nguyên

B. Kháng chiến chống Thanh

C. Kháng chiến chống Xiêm                        D, Kháng chiến chống Minh

Câu 60: Ai đã được “Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại thắng minh Hoàng đế”?

A. Trần Thái Tông                                             B. Lí Thái Tổ

C. Lê Thái Tổ                                                      D. Đinh Tiên Hoàng

Câu 61: Ý nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động ngoại giao của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV?

A. Thực hiện cống nạp các triều đại phương Bắc nhưng vẫn giữ tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ.

B. Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc

C. Cho phép các tù trưởng  miền núi thành lập vùng tự trị.

D. Giữ mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhưng sẵn sàng chiến đấu khi bị xâm phạm.

Câu 62 Người sáng lập ra Vương triều Lý

A. Lý Bí                         B. Lý Công Uẩn          C. Lý Thế Dân             D. Lý Phật tử

Câu 63: Câu ca “Con ơi mẹ bảo con này;Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”, là câu ca muốn nói đến tình hình xã hội thời nhà:

A. Cuối nhà Lê            B. Nhà Mạc                  C. Nhà Nguyễn           D. Cuối nhà Trần

Câu 26: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì

Tướng  võ, quan hầu đều biết chữ

Thợ thuyền,thư lại cũng hay thơ

(thơ văn Lý –Trần)

A. Văn học phát triển mạnh                            B. Giáo dục phát triển mạnh

C. Đất nước nhiều nhân tài                            D. Giáo dục Nho học phát triển

Câu 64: Trong những năm 1831- 1832, ai là người đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn trên cả nước?

A. Hồ Quý Ly               B. Gia Long                 C. Minh Mạng              D. Quang Trung

Câu 65: Trong thế kỉ XVI- XVIII, có một đô thị mới được hình thành bên bờ sông Hương đó là:

A. Phố Hiên                 B. Hội An                     C. Thanh Hà                D. Thị Nại

Câu 66. “Anh hùng áo vải” là từ dùng để chỉ người anh hùng

     A. Lê Lợi.                              B. Nguyễn Trãi.              C. Nguyễn Huệ.             D. Nguyễn Nhạc.

Câu 67. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn, cuộc chiến tranh tương tàn trong lịch sử nước ta kéo dài gần nửa thế kỉ. Đó là khoảng thời gian nào?

     A. 1545 – 1592.                   B. 1592 – 1627.              C. 1627 – 1672.              D. 1672 – 1692.

Câu 68. Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ mới của quân Tây Sơn là làm gì?

     A. Tiến quân ra Bắc hội quân với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh.

     B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn.

     C. Tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.

     D. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.

Câu 69. Nhà Mạc ra đời trong bối cảnh nào?

A. Nhà Lê lâm vào khủng hoảng suy yếu.                            

B. Các vua ăn chơi sa đọa, không chăm lo triều chính.

     C. Quan lại địa chủ ra sức cướp bóc, bóc lột nhân dân.   

     D. Các thế lực phong kiến cát cứ nổi lên tranh giành lẫn nhau.

Câu 70. Ai là người quy tụ cựu thần nhà Lê chống nhà Mạc?

     A. Nguyễn Kim.                   B. Nguyễn Hoàng.         C. Trịnh Kiểm.                 D. Nguyễn Uông.

Câu 71. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra do

     A. mâu thuẫn Lê – Trịnh.   B. mâu thuẫn Trịnh – Nguyễn.

     C. mâu thuẫn Lê – Mạc.    D. mâu thuẫn Trịnh – Mạc.

Câu 72. Nghề thủ công nào dưới đây mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

     A. Làm giấy.                         B. Làm đường trắng.     C. Dệt vải.                        D. Đúc đồng.

Câu 73. Sự phát triển của thương mại hàng hải trong các thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta là do hệ quả trực tiếp của sự kiện nào dưới đây?

     A. các cuộc phát kiến địa lí.      B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân.

     C. Nhề hàng hải phát triển.      D. Sự xuất hiện các cuộc cách mạng tư sản.

Câu 74. Cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung ra Bắc, tiến đánh quân Thanh diễn ra trong thời gian nào?

     A. Từ mồng một Tết đến mồng năm Tết Kỉ Dậu (1789).

     B. Từ  ngày 29 tháng chạp đến mồng ba Tết Kỉ Dậu (1789).

     C. Từ đêm 30 tháng chạp đến mồng năm Tết Kỉ Dậu (1789).

     D. Từ mồng hai Tết đến mồng 6 Tết Kỉ Dậu (1789).

Câu 75. Phong trào Tây Sơn bùng nổ vào năm

     A. 1771.                                 B. 1776.                            C. 1785.                            D. 1789.

Câu 76. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, nhà nước phong kiến Việt Nam không thực hiện biện pháp nào để khôi phục Phật giáo và Đạo giáo?

     A. Độc tôn Phật giáo và Đạo giáo.                         B. Xây dựng thêm nhiều chùa, đạo quán.  

     C. Nhân dân, quan lại đóng góp xây dựng.        D. Các ngôi chùa lớn được quan tâm xây dựng, sửa sang.

Câu 77. Ý nào không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học – kĩ thuật nước ta thế kỉ XVI – XVIII?

     A. Bên cạnh bộ sử của nhà nước, xuất hiện nhiều bộ sử của tư nhân.

     B. Xuất hiện nhiều công trình về địa lí, quân sự, ý dược, văn hóa…

     C. Khoa học tự nhiên, kĩ thuật được quan tâm đầu tư phát triển.

     D. Một số thành tựu phương Tây du nhập vào nước ta.

Câu 78. Cho bảng dữ liệu sau

Thời gian

Sự kiện

1) 1527

a. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

2) 1545

b. Nhà Mạc lật đổ.

3) 1592

c. Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê lập ra nhà Mạc.

 

d. chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.

Hãy lựa chọn một đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian với sự kiện.

A. 1 – c, 2 – b, 3 – d.       B. 1 - c, 2 – d,  3 – a.           C. 1 – c, 2 – a, 3 – b.       D. 1 – c, 2 –d , 3 – b.

Câu 79. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:

“Phong trào Tây Sơn là một hiện tượng độc đáo của lịch sử Việt Nam ………….., từ một phong trào đấu tranh mang tính chất …………., phong trào đã phát triển lên phạm vi dân tộc, có tính dân tộc, giải quyết cả nhiệm vụ ………. và nhiệm vụ giai cấp. vì thế, phong trào nông dân Tây Sơn đã có đóng góp đối với lịch sử dân tộc.”

A. đầu thế kỉ XVII…………….dân chủ………………….dân tộc.

B. cuối thế kỉ XVII……………dân tộc……………………dân chủ.

C. đầu thế kỉ XVIII……………giai cấp……………………dân chủ.

D. cuối thế kỉ XVIII……………giai cấp…………………...dân tộc.

Câu 80. Cuộc kháng chiến chống Thanh thắng lợi dưới sự lãnh đạo của

     A. Nghĩa quân Tây Sơn.    B. Nghĩa quân Lam Sơn.                                        C. Trần Hưng Đạo.         D. Vua quan nhà Trần.

Câu 81. Đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài hai thế kỉ chứng tỏ

A. đất nước bước vào thời kì khủng hoảng.            B. chế độ phong kiến tập quyền suy yếu.

C. sự suy thoái của giai cấp thống trị.                       D. báo hiệu sự suy vong chế độ phong kiến Việt Nam.

Câu 82. Nguyên nhân sa sút nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ XV – XVI là

A. ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, quan lại.  B. nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.

C. chiến tranh các tập đoàn phong kiến liên miên. D. thiên tai, mất mùa thường xuyên diễn ra.

Câu 83. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp nước ta dần ổn định từ nửa sau thế kỉ XVII?

A. nhân dân tích cực khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác.

B. nhân dân ra sức tang gia sản xuất, đắp đê điều.

C. nhân dân tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao.

D. nhân dân được nhà nước đầu tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp.

Câu 84. Nghề thủ công nào dưới đây mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Làm giấy.                         B. Làm đường trắng.     C. Dệt vải.                        D. Đúc đồng.

Câu 85. Nét nổi bật trong sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. một số nghề thủ công mới xuất hiện.                  

B. làng nghề thủ công nghiệp tăng lên ngày càng nhiều.

C. xuất hiện các phường hội thủ công.                   

D. thủ công nghiệp truyền thống phát triển và đạt trình độ cao.

Câu 86. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện chứng tỏ sự phát triển hưng thịnh của ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII?

A. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đông.

B. thương nhân nước ngoài xin lập phố xá, cửa hàng để buôn bán lâu dài.

C. Nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển.

D. Hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa phát triển rộng khắp.

Câu 87. Ngoại thương nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI – XVII vì

A. nhà nước cho mở mang nhiều cảng biển mới.

B. nhiều thợ thủ công lập xưởng sản xuất, buôn bán.

C. chính quyền Trịnh, Nguyễn chủ trương mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài.

D. nền sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.

Câu 88. Địa danh không phải đô thị nước ta trong các thế kỉ XVII – XVIII

A. Thăng Long.                    B. Vân Đồn.                    C. Phố Hiến.                   D. Thanh Hà.

Câu 89. Đô thị lớn nhất và phát triển nhất xứ Đàng Trong ở các thế kỉ XVII – XVIII là

A. Thanh Hà.                       B. Quy Nhơn.                 C. Hội An.                        D. Gia Định.

Câu 90. Sự phát triển của thương mại hàng hải trong các thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta là do hệ quả trực tiếp của sự kiện nào dưới đây?

A. các cuộc phát kiến địa lí.      B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân.

C. Nhề hàng hải phát triển.      D. Sự xuất hiện các cuộc cách mạng tư sản.

Câu 91. Tác động sự phát triển ngoại thương ở nước ta các thế kỉ XVI – XVIII là

A. mở rộng thị trường giao lưu buôn bán.                 B. thúc đẩy sản xuất phát triển.

C. hình thành các làng nghề.                                      D. tăng cường sức mạnh quốc phòng.

Câu 92. Vì sao nói trong các năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước?

A. Lần lượt đánh bại hai tập đoàn phong kiến phản động Nguyễn ở Đàng Trong và Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài.

B. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra ở Đàng Trong được nhân dân hai Đàng hưởng ứng.

C. Khởi nghĩa lật đổ chính quyền Lê – Trịnh tồn tại hàng ngàn năm.

D. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút các lãnh tụ và người lãnh đạo cả hai Đàng.

Câu 93. Địa danh Rạch Gầm – Xoài Mút nơi diễn ra trận đánh tiêu diệt quân Xiêm của Quang Trung năm 1785 ngày nay thuộc tỉnh nào?

A. An Giang.                        B. Hậu Giang.                 C. Kiên Giang.                D. Tiền Giang.

Câu 94. Ở nước ta “loạn 12 sứ quân” diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?

A. Cuối thời Ngô.           B.Cuối thời Đinh.               C. Đầu thời Ngô.            D. Đầu thời Đinh.

Câu 95. Trần Thái Tông viết hai câu thơ

                                               “Người lính già đầu bạc

                                               Kẻ mãi chuyên Nguyên Phong”

Để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào?

A.Nhà Tống (1075 – 1077).                                         B.Mông Cổ (1258).        

C. Nhà Nguyên (1288).                                                D. Nhà Minh (1427).

Câu 96. Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý?

A. Vua Lý Thái Tổ.          B. Vua Lý Thái Tông.         C. Vua Lý Thánh Tông. D. Vua Lý Nhân Tông.

Câu 97. Thời Lý – Trần – Hồ quan hệ nước ta với phương Bắc như thế nào?

     A. Giữ thái độ mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

     B. Luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập.

     C. Hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi.

     D. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn.

Câu 98. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần – Lê là

A. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo.  

B. bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị.

C. bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc.

D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã.

Câu 99. Thời Lê, ngoại thương giảm sút do

A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.

B. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến.

C. chế độ thuế khóa nặng nề.

D. nhà nước thực hiện chủ trương “đóng cửa”.

Câu 100. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là

A. sự xuất hiện các làng nghề thủ công truyền thống.       B. sự phát triển mạnh các nghề thủ công truyền thống.

C. sự phong phú của các mặt hàng thủ công.          D. sự xuất hiện các phường hội.

III. Câu hỏi mức độ hơi khó (35 câu)

Câu 101. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X – XV là

A.  thời kì đất nước thống nhất.                                  

B. nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ.

C. do có sự quan tâm của nhà nước phong kiến.

D. nhà nước phong kiến có những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.

Câu 102.Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, các vương triều phong kiến phương Bắc nào đã tiến hành xâm lược nước ta?

A. Tống, Mông – Nguyên, Minh, Thanh.                   B. Tống, Mông – Nguyên, Minh.

C. Tống, Mông – Nguyên, Thanh.                              D. Mông – Nguyên, Minh, Thanh.

Câu 103.Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Triều Trần.                       B. Triều Hồ.                     C. Triều Lê.                             D. Triều Mạc.

Câu 104.Chùa chiền được xây dựng nhiều dưới thời

A. Đinh – Tiền Lê.               B. Tiền Lê - Lý.                C. Lý – Trần.                    D. Trần, Lê.

Câu 105.Hình tượng chủ yếu của nghệ thuật điêu khắc thời Lý – Trần là

A. hình tượng rồng, hoa sen, rồng…                        B. chân dung các vị vua, hoàng tử, công chúa…

C. cảnh sinh hoạt, lễ hội…                                          D. cảnh chiến binh, các loại vũ khí và cảnh chiến trận.

Câu 106. Ông được tôn vinh là Trạng Lường. Ông là nhân vật lịch sử nào?

A. Vũ Hữu.                           B. Mạc Đĩnh Chi.            C. Nguyễn Hiền.            D. Lương Thế Vinh.

Câu 107. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian về cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV: 1. Kháng chiến chống Tống; 2. Kháng chiến chống Minh; 3. Kháng chiến chống quân Nam Hán; 4. Kháng chiến chống Mông – Nguyên.

A. 1,2,3,4.                              B. 1, 3,2,4.                        C. 3,4,2,1.                         D. 3,1,4,2.

Câu 108.Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:

“Thành tựu quan trọng nhất phản ánh bước phát triển của tổ chức chính quyền Đại Việt chính là cuộc cải cách hành chính thời………………Ở trung ương, diễn ra quá trình tập trung quyền lực vào tay nhà vua khi các chức quan tương đương Tể tưởng bị bãi bỏ. Dưới vua là ……… trực tiếp điều hành các công việc và chịu trách nhiệm trước hoàng đế. Cả nước chia làm ………….”

     A. Lê Thái Tổ…………….lục bộ………………..10 đạo.

     B. Lê Thái Tông………….. lục bộ………………. 12 trấn.

     C. Lê Thánh Tông………..6 bộ…………………... 13 đạo thừa tuyên.

     D. Lê Hiển Tông…………6 bộ …………………. 24 lộ.

Câu 116.Câu nói sau là của nhân vật lịch sử nào?

“Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

A. Trần Khát Chân.             B. Trần Quang Khải.     C. Trần Nhật Duật.         D. Trần Bình Trọng.

Câu 117.Tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng thời Lý – Trần là

A. Nho giáo.                         B. Phật giáo.                   C. Đạo giáo.                    D. Tín ngưỡng dân gian.

Câu 118. Chùa chiền được xây dựng nhiều dưới thời

A. Đinh – Tiền Lê.               B. Tiền Lê - Lý.                C. Lý – Trần.                    D. Trần, Lê.

Câu 119. Làng Chu Đậu (Hải Dương) nổi tiếng với sản phẩm thủ công nghiệp nào?

     A. Tơ lụa.                              B. Gốm sứ.                      C. Đúc đồng.                   D. Rèn sắt.

Câu 120. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất là

A. do có sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn.

B. do ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

C. địa thế vùng Đông Bắc nước ta hiểm trở gây khó khăn cho quân Tống.

D. Thái hậu Dương Vân Nga hi sinh lợi ích dòng họ tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống.

Câu 121. Văn Miếu và Quốc Tử giám được thành lập dưới triều đại nào?

A. Nhà Lý.                             B. Nhà Trần.                    C. Nhà Hồ.                       D. Nhà Lê.

Câu 122. Ai được coi là ông tổ của nền sử học Việt Nam?

A. Lê Văn Hưu.                   B. Ngô Sĩ Liên.               C. Lê Quý Đôn.               D. Tư Mã Thiên.

Câu 123. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế

A. dân chủ đại nghị.           B. quân chủ chuyên chế.                                       C. cộng hòa.        D. dân chủ.

Câu 124. Quân đội Đại Việt trong các thế kỉ XI – XV được tổ chức gồm

A. ba bộ phận: cấm binh, ngoại binh và hương binh.         B. hai bộ phận: cấm quân, ngoại binh.

C. bộ binh, tượng binh, kị binh.                                 D. hai bộ phận: cấm binh và vệ binh.

Câu 125.Dưới triều đại nào sau đây, giáo dục thi cử đặc biệt phát triển

A. triều Lý.                            B. triều Trần.                   C. triều Hồ.                      D. triều Lê.

Câu 126. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã có biện pháp gì nhằm xây dựng và củng cổ đất nước

A. Xưng vương, xây dựng chính quyền mới.          B. Tiến hành đóng đô ở Cổ Loa.

C. Đúc tiền mới.                                                             D. Phát triển giáo dục.

Câu 127. Nhà Đinh được thành lập vào năm

A. Năm 938                          B. Năm 944.                    C. Năm 968.                    D. Năm 981.

Câu 128. Hoa Lư từng là kinh đô của các triều vua

A. Lê Thái Tổ; Lê Thái Tông.                                       B. Lý Thái Tổ; Lý Thái Tông.

C. Đinh Tiên Hoàng; Lê Đại Hành.                            D. Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông.

Câu 129. Nhà Tiền Lê được thành lập trong bối cảnh lịch sử nước ta như thế nào?

A.  Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta.    B.  Đất nước thanh bình.

C.  Đang bị nhà Tống xâm lược.                                  D.  Đinh Bộ Lĩnh bị sát hại.

Câu 130. Dưới thời vua nào cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên ở thế kỉ XV?

A. Thời vua Lê Thái Tông                                              B. Thời vua Lê Thánh Tông

C.  Thời vua Lê Thái Tổ                                                  D.  Thời vua Lê Nhân Tông

IV. Câu hỏi mức độ khó (20 câu)

Câu 131. Nguyên nhân thắng lợi quyết định của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là:

A. Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết.

B.  Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn.

C. Có bộ tham mưu khởi nghĩa sáng suốt, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

D.  Lực lượng của giặc yếu.

Câu 132. Nhà Lý được thành lập vào năm nào?

A. Năm 1010                       B.  Năm 1042                      C. Năm 1009                       D.  Năm 1054

Câu 133. Vua đầu tiên của nhà Lê sơ là ai? Thành lập vào năm nào?

A. Lê Thái Tổ (Lê Lợi) – 1427                                        B.  Lê Thái Tổ (Lê Lợi) – 1418

C. Lê Thái Tổ (Lê Lợi) – 1428                                        D.  Lê Thái Tổ (Lê Lợi) – 1460

Câu 134. Điểm khác về hoàn cảnh lịch sử nước ta khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra so với các cuộc kháng chiến trước đó là gì?

A.  Nước ta đang bị quân Minh đô hộ.                        B.  Vừa giành được độc lập.

C.  Đất nước thái bình.                                                   D.  Kinh tế phát triển.

Câu 135. Trong các thế kỉ X-XV,dưới thời triều đại nào chia ruộng đất cho nông dân theo chính sách quân điền?

A. Thời Lý                            B. Thời Lê sơ                     C.  Thời Trần                      D.  Thời Tiền Lê

Câu 136. Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, chiến thắng nào vang dội nhất?

A.  Chiến thắng Bạch Đằng (1288).                             B.  Chiến thắng Đông Bộ Đầu (1258).

C.  Chiến thắng Hàm Tử (1285).                                  D.  Chiến thắng Chương Dương (1285).

Câu 137. Các vua thời Tiền Lê, thời Lý hàng năm thường về các địa phương làm gì để khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp?

A.  Làm lễ cày tịch điền                                                   B.  Cùng nông dân làm công tác thủy lợi

C.  Kiểm tra việc chia ruộng đất cho nông dân          D.  Làm lễ cầu mưa

Câu 138 Hãy sắp xếp theo đúng thứ tự thời gian diễn ra các cuộc kháng chiến trong các thế kỉ XI-XIII:

A. Năm 1075-1077, 1258, 1282, 1285.                         B. Năm 1075-1077, 1258, 1285, 1287-1288.

C.  Năm 1075-1077, 1258, 1285, 1287.                       D.  Năm 1075-1077, 1258, 1282, 1288.

Câu 139. Hãy sắp xếp các làng nghề thủ công cho phù hợp với các địa danh sau: 1. Bát Tràng, 2. Thổ Hà, 3. Chu Đậu, 4. Huê Cầu và a. Hà Nội, b. Bắc Giang, c. Hải Dương, d. Hưng Yên

A. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d             B.  1-a, 2-c, 3-b, 4-d           C. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d            D.  1-a, 2-b, 3-d, 4-c

Câu 140. Biện pháp chủ yếu nào được nhà Trần sử dụng để phòng chống lũ lụt?

A. Đào kênh mương.

B.  Đặt quan Hà đê sứ trông coi.

C.  Cử quan Đồn Điền sứ kiếm tra.

D. Huy động nhân dân đắp đê dọc theo các con sông lớn.

Câu 141. Thăng Long (Hà Nội) vào thời nào có 36 phố phường vừa buôn bán vùa làm thủ công?

A. Thời Lý                            B.  Thời Trần                      C.  Thời Tiền Lê                 D. Thời Lê sơ

Câu 142. Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) để làm gì?

A. Làm điểm trao đổi hàng hóa với thương nhân Trung Quốc.

B.  Làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công.

C.  Làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm.

D. Làm bến cảng để trao đổi hàng hóa với nước ngoài.

Câu 143. Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhân dân Đại Việt diễn ra vào những năm nào?

A. Năm 1258, 1282, 1287-1288                                     B. Năm 1258, 1285, 1287-1288

C.  Năm 1258, 1285, 1287                                              D.  Năm 1258, 1282, 1285

Câu 144. Điểm khác nhau cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông so với thời Đinh-Tiền Lê là:

A. đặt ra 6 bộ (lại, hộ, lễ, binh, hình, công)                 B. vua trực tiếp quyết định mọi việc.

C.  duy trì cơ quan Ngự sử đài và Hàn lâm viện.      D.  bãi bỏ chức Tể tướng.

Câu 145. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ X – XV, ai là người thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”?

A.  Lý Thường Kiệt            B.  Lê Hoàn                         C.  Lý Công Uẩn                D.  Trần Hưng Đạo

Câu 146. Ai là người có công dẹp “Loạn 12 sứ quân” thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh năm 968?

A. Đinh Điền                       B.  Đinh Công Trứ             C.  Ngô Xương Ngập        D. Đinh Bộ Lĩnh

Câu 147. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính thức nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Năm 1418 ở núi Chí Linh - Nghệ An.                     B.  Năm 1416 ở Lam Sơn - Thanh Hóa.

C.  Năm 1416 ở núi Chí Linh - Nghệ An.                    D. Năm 1418 ở Lam Sơn -Thanh Hóa.

Câu 148. Trong các thế kỉ X-XV, thương nghiệp nước ta được mở rộng và phát triển chủ yếu là vì:

A. đất nước được độc lập và thống nhất.

B.  nhà nước có chính sách quan tâm hàng đầu đến thương nghiệp.

C. nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.

D.  thủ công nghiệp phát triển.

Câu 149. Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, chiến thắng nào vang dội nhất?

A. Chiến thắng Đông Bộ Đầu (1258).                         B.  Chiến thắng Hàm Tử (1285).

C.  Chiến thắng Chương Dương (1285).                   D. Chiến thắng Bạch Đằng (1288).

Câu 150. Thăng Long (Hà Nội) vào thời nào có 36 phố phường vừa buôn bán vừa làm thủ công?

A. Thời Lý                            B. Thời Lê sơ                     C.  Thời Trần                      D.  Thời Tiền Lê

Phần 2. Câu hỏi tự luận (10 câu)

Câu 1. Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2. Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp trong các thế kỉ X-XV. Sự phát triển của nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội?

Câu 3. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo các nội dung: tên cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa, thời gian, quân xâm lược, người chỉ huy, trận quyết chiến chiến lược.

Câu 4. Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục trong các thế kỉ X-XV. Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng gì?

Câu 5. Nguyên nhân của sự chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Câu 6. Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Câu 7. Nêu và phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt

Câu 8. Nêu và phân tích ý nghĩa của bài hiểu dụ của vua Quang Trung trước khi đại phá quân Thanh

Câu 9. Nêu và đánh giá công lao của phong trào nông dân Tây Sơn

Câu 10. Hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

 

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG    ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                                           Môn thi: Ngữ văn 10   

                                                                                                      Thời gian làm bài: 90 phút


I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu,

Ngày hai lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.

Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá,

Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.

Lại thêm quân bốn mặt vây thành,

Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc.

Sĩ tốt kén người hùng hổ,

Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh.

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

Đánh một trận, sạch không kình ngạc,

Đánh hai trận, tan tác chim muông.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục 2013, tr.20-21)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? Thể cáo được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

Câu 2. (1.0 đ)Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 3. (1.0 đ)Trong đoạn văn, tác giả viết những câu văn dài có nhiều vế ngắn kết hợp với nhau. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng trong học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về tám câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều”) của Nguyễn Du:

…Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục 2013, tr.104)

– Hết –

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh…………………………………………….. Số báo danh…….

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG             ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                                         ĐỀ THI HỌC KỲ II

                                                                                                       Năm học 2016 – 2017

                                                                                                        Môn thi: Ngữ văn 10

                                                                                                          Thời gian: 90 phút

                                                                                            (Đáp án – Thang điểm có 02 trang)

 

PHẦN

CÂU

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỂM

 

 

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 đ)

 

1

 

- Trích từ “Đại cáo bình Ngô” (Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0.5

 

0.5

 

2

 

Nội dung chính của đoạn văn:

- Tái hiện lại những trận chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược, sức mạnh và khí thế chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn

- Sự thất bại thảm hại, nhục nhã của kẻ thù xâm lược

1.0

 

 

 

3

 

Tác dụng của hình thức nghệ thuật:

- Làm sống dậy những đợt tấn công ào ạt, khẩn trương liên tiếp của ta đã tiêu diệt triệt để kẻ thù

- Tạo nhịp điệu sảng khoái, khí thế hào hùng trong bản trường ca chiến thắng chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn

1.0

 

 

II. LÀM VĂN (7.0 đ)

1 (2.0đ)

 

 

 

Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng trong học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

a

Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm đoạn văn NLXH về tư tưởng đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 

 

b

Yêu cầu về kiến thức

2.0

Mở đoạn

- Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người.

- Vì vậy tục ngữ có câu “Cái khó… cái khôn”. Nhưng để hiểu và vận dụng câu tục ngữ cho đúng thì không đơn giản.

0.25

 

 

Các câu phát triển đoạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ý nghĩa câu tục ngữ:

+ cái khó: những khó khăn, thử thách trong thực tế

+ : trói buộc, ràng buộc

+ cái khôn: khả năng suy nghĩ, sáng tạo

à Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế khả năng, sức sáng tạo của con người

- Bàn luận: Câu tục ngữ trên vừa có mặt đúng vừa có mặt không đúng:

+ Đúng: sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan. VD: có điều kiện thuận lợi thì ta có thể học tập tốt hơn và ngược lại…

+ Chưa đúng: chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan của con người. Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn vẫn cố gắng vươn lên và thành công trong cuộc sống. HS tự cho VD

- Bài học cho bản thân :

+ Khi tính toán công việc, đặt kế hoạch… cần tính đến những điều kiện  khách quan nhưng không quá lệ thuộc vào nó.

+ Trong hoàn cảnh nào cũng đặt lên hàng đầu sự nỗ lực của chủ quan, lấy ý chí nghị lực vượt qua khó khăn

0.5

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

Câu KĐ

- Càng khó khăn ta càng phải quyết tâm khắc phục.

- Khó khăn là môi trường rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công, cái khó ló cái khôn.

0.25

 

2 (5.0đ)

 

Cảm nhận của anh (chị) về tám câu đầu của đoạn trích “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều”) của Nguyễn Du

5.0

 

a

Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài NLVH cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu ba phần đủ, rõ ràng, luận điểm hợp lí, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 

 

b

Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích trong “Truyện Kiều” và tác giả Nguyễn Du, HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

 

MB

Giới thiệu: tác giả, tác phẩm, giới thiệu và dẫn đoạn trích

0.5

TB

a. Hoàn cảnh trao duyên:Kiều và Kim Trọng đã từng thề nguyền gắn bó, không may gia đình gặp biến, Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Nghĩ đến mối tình với Kim Trọng, Kiều đành nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.

0.5

b. ND: Kiều nhờ Vân thay cho mình trả nghĩa cho Kim Trọng

2.5

* Kiều mở lời đặc biệt

1.0

- Lời lẽ:cậy(tin tưởng gửi gắm, hi vọng), chịu lời(nhận lời, làm việc không do mình tự nguyện, buộc phải thông cảm mà chấp nhận)

- Cử chỉ, hành động: lạy – thưa

à Thái độ: vừa nhờ vừa tin tưởng, nài nỉ; thiết tha, khẩn khoản, hạ mình để đền đáp sự hi sinh cao cả của em.

à Tạo không khí trang nghiêm chứng tỏ vấn đề sắp nói rất hệ trọng, hàm ẩn sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm

0.5

 

 

0.5

 

 

 

* Kiều tâm sự với em để tạo sự cảm thông

1.5

- Trông cậy tất cả vào em, tùy em định liệu có ý (“mặc em”) sẽ chắp mối tơ thừa

- Kể ngắn gọn về mối tình với Kim Trọng: tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, nồng thắm (“Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”) giờ đã dang dở (“giữa đường đứt gánh”)

- Kể về gia cảnh: gia đình gặp nạn (“sóng gió bất kì”). Kiều hi sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu. Đó cũng là lí do để nàng nhờ em thay lời hẹn ước cùng Kim Trọng.

à Cách nói khéo léo vừa gợi sự cảm thông vừa đặt Vân vào tình huống khó xử

0.5

 

0.5

 

 

0.5

c. Giá trị nghệ thuật

+ Đặc sắc trong nghệ thuật lựa chọn ngôn từ

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, câu hỏi tư từ, những từ ngữ mang tính ước lệ…

1.0

KB

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí: Kiều nói bằng ngôn ngữ lí trí, vừa tuyết phục vừa khẩn cầu

- Nhân cách Kiều: vẹn hiếu, vẹn tình; giàu đức hi sinh

0.5

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10.0 điểm

 

 
 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG    ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                                           Môn thi: Ngữ văn 10   

                                                                                                      Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi: 02

 


I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,

Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

 (Theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục 2013, tr.87)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn thơ trên nằm trong đoạn trích nào? Của tác giả nào? Được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. (1.0 đ)Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 3. (1.0 đ) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ trên?

 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) vềlối sống ảo của giới trẻhiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.

– Hết –

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh…………………………………………….. Số báo danh…….


 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG             ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                                         ĐỀ THI HỌC KỲ II

                                                                                                       Năm học 2016 – 2017

                                                                                                        Môn thi: Ngữ văn 10

                                                                                                          Thời gian: 90 phút

                                                                                            (Đáp án – Thang điểm có 03 trang)

 

PHẦN

CÂU

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỂM

 

 

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 đ)

 

1

 

- Đoạn thơ nằm trong trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm”) của Đặng Trần Côn (dịch chữ Nôm: Đoàn Thị Điểm)

- Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

0.5

 

 

0.5

 

2

 

Nội dung chính:

Qua cảm nhận về thời gian trôi qua dài đằng đẵng và những hành động gắng gượng đã thể hiện tâm trạng sầu muộn, trống vắng, mong mỏi chờ đợi và khao khát hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ

1.0

 

 

 

3

 

- Từ láy: “đằng đẵng”, “dằng dặc

- Tác dụng:

+“đằng đẵng”àmỗi khắc mỗi giờ như kéo dài, đeo đẳng.

+“dằng dặc”à mối sầu trải dài theo không gian vô tận.

à Những từ láy được sử dụng tài tình, vừa để biểu đạt không gian, thời gian vừa thể hiện độ mênh mang không gì đo đếm được của nỗi nhớ chồng trong lòng chinh phụ

1.0

 

 

II. LÀM VĂN (7.0 đ)

1 (2.0đ)

 

 

 

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lối sống ảo của giới trẻ hiện nay.

a

Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 

 

b

Yêu cầu về kiến thức

2.0

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: giới trẻ sống ảo

0.25

 

 

Các câu phát triển đoạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Giải thích đề: Sống ảo là sống không thực với hiện tại, luôn có những suy nghĩ, ý tưởng dựa vào những  xa vời mà internet mang lại

0.25

 

 

- Thực trạng:

+ Nhiều cô gái có ngoại hình xấu nhưng liên tục khoe những bức ảnh xin đẹp để câu like, để hài lòng với những suy nghĩ ảo tưởng về giá trị của bản thân

+ Giới trẻ khoe sự giàu sang: khoe điện thoại, khoe xế hộp, khoe các buổi tiệc tùng, chơi bời… thường xuyên, trong khi thực tế không được như vậy

+ Khoe người yêu thường xuyên…

à Hiện tượng mang tính phổ biến trong thời gian gần đây

0.25

 

- Nguyên nhân của lối sống ảo:

+ Do tác dụng ngược của mạng xã hội

+ Do tâm lí nhiều bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thức tế.

+ Họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, trở nên hấp dẫn hơn, theo kịp thời đại…

+ Là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng

0.25

- Hậu quả:

+Tốn thời gian, sống thụ động

+ Ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoài đời thực

+ Ảo tưởng về bản thân dễ dẫn đến thiếu tự tin, bi quan, chán nản khi đối diện với cuộc sống

+ Dễ tiếp xúc với những thông tin không lành mạnh, bị kẻ xấu lợi dụng…

0.25

- Giải pháp, bài học rút ra:

 + Mạng xã hội không xấu, có chăng là người sử dụng chưa biết tận dụng đúng cách.Hãy để mạng xã hội dừng lại ở mức là món ăn tinh thần, là phương tiện kết nối bạn bè, đem lại lợi ích thật.

+ Dành thời gian cho những việc có ích

+ Học tập, rèn luyện để trở thành người có ích, khẳng định mình bằng những giá trị đích thực của bản thân

0.5

Câu KĐ

- Hãy thôi sống ảo, tin tưởng vào bản thân, hướng cuộc sống đến với những giá trị có ích cho bản thân và xã hội.

0.25

 

2 (5.0đ)

 

Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.

5.0

 

a

Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài nghị luận văn học cảm nhận về một nhân vật văn học. Kết cấu ba phần đủ, rõ ràng, luận điểm hợp lí, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 

 

b

Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và tác giả Nguyễn Dữ, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

 

MB

Nêu được vấn đề cần nghị luận:

- Tác giả Nguyễn Dữ, truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” được trích trong tập “Truyền kì mạn lục”.

- Nhân vật chính Ngô Tử Văn với vẻ đẹp đại diện cho người trí thức Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí, có tinh thần dân tộc…

0.5

TB

a. Nội dung

3.5

 

a1) Giới thiệu lai lịch và tính tình của nhân vật

- Tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang

- Tính tình: nóng nảy, khảng khái, cương trực, thấy sự tà gian thì không thể chịu được

0.5

a2) Hành động của Ngô Tử Văn

2.0

* Hành động đốt đền:

- Nguyên nhân đốt đền: Tức giận trước cảnh Viên Bách hộ họ Thôi làm yêu làm quái trong dân gian.

- Ý nghĩa của việc đốt đền:

+ Thể hiện tính tình khẳng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ sĩ vì dân trừ bạo.

+Thể hiện tinh thần dân tộc, trừ hồn tên giặc xâm lược để bảo vệ Thổ thần đất Việt.

1.0

0.5

 

0.5

* Hành động vạch tội hồn tên tướng giặc dưới Diêm Vương:

- NTV bịhồn tên tướng giặc kiện vì tội đốt đền dưới Diêm Vương.

- Thái độ của NTV:

+ Khi bị tên hung thần đe dọa, vẫn mặc kệ, ngồi ngất ngưỡng tự nhiên

+ Khi bị quỷ sứ bắt về cõi âm, vẫn không khiếp sợ và nói “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho không nên bắt phải chết một cách oan uổng”.

+ Khi đối mặt với Diêm Vương: lời lẽ cứng cõi, không chịu nhún nhường

- Kết quả: Vạch trần tội ác của tên hung thần ( tội ác giả mạo thổ thần đất Việt, làm yêu làm quái, qua mặt Diêm Vương)

1.0

 

 

 

0.75

 

 

 

 

 

 

 

0.25

 

 

a3) Kết quả: Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa cuối cùng NTV đã chiến thắng:

+ Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.

+ Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt.

+ Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.

àTác giả đề cao tinh thần khảng khái cương trực, dũng cảm đấu tranh vì chính nghĩa, giàu tinh thần dân tộc của nhân vật NTV.

1.0

b. Nghệ thuật

0.5

Đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì: yếu tố hiện thực kết hợp hoang đường kì ảo tạo sự hấp dẫn và thuyết phục về nhân vật NTV.

 

 

KB

- Nhân vật NTV mang đầy đủ vẻ đẹp của người trí thức đất Việt, tạo niềm tin vào việc đấu tranh bảo vệ công lí ở đời.

- Nhân vật thể hiện niềm tự hào, sự khao khát và quan niệm về người trí thức đất Việt của tác giả.

0.5

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10.0 điểm

 

 

 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG    ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                                           Môn thi: Ngữ văn 10   

                                                                                                      Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi: 03

 


I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

…Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục 2013, tr.104)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Của tác giả nào?Được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. (1.0 đ)Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 3. (1.0 đ) Thúy Kiều đã dùng những từ ngữ nào để thuyết phục Thúy Vân? Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ đó?

 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) vềvấn đề Facebook trong đời sống của giới trẻ.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua tám câu đầucủa đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm)

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục 2013, tr.87)

– Hết –

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh…………………………………………….. Số báo danh…….


 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG             ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                                         ĐỀ THI HỌC KỲ II

                                                                                                       Năm học 2016 – 2017

                                                                                                        Môn thi: Ngữ văn 10

                                                                                                          Thời gian: 90 phút

                                                                                            (Đáp án – Thang điểm có 02 trang)

PHẦN

CÂU

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỂM

 

 

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 đ)

 

1

 

- Đoạn thơđược trích từ trích đoạn “Trao duyên” trong tập thơ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

- Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

0.5

 

0.5

 

2

 

Nội dung chính: Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng và kể cho Vân nghe về mối tình của mình với sự kiềm nén tình cảm và nỗi đau.

1.0

 

 

 

3

 

- Các từ ngữ được sử dụng: “cậy”, “chịu”, “lạy – thưa

+ cậy: tin tưởng gửi gắm, hi vọng

+ chịu: nhận lời, làm việc không do mình tự nguyện, buộc phải thông cảm mà chấp nhận

+ Hành động: lạy – thưa: tạo không khí trang nghiêm chứng tỏ vấn đề sắp nói rất hệ trọng, hàm ẩn sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm

 

0.25

0.25

 

0.5

 

 

II. LÀM VĂN (7.0 đ)

1 (2.0đ)

 

 

 

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề Facebook trong đời sống của giới trẻ.

a

Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 

 

b

Yêu cầu về kiến thức

2.0

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

0.25

 

 

Các câu phát triển đoạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Giải thích đề:

+ Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.

+ Facebook không phải là xấu, có hại, có chăng là do người dùng chưa biết cách tận dụng đúng cách

0.5

 

 

- Thực trạngvà tác hại của việc dùng FB trong giới trẻ:

+ Tình trạng nghiện mạng xã hội gây lãng phí thời gian, sức khỏe, tiền bạc, bỏ bê công việc, học hành…

+ Không cẩn thận dẫn đến lộ thông tin cá nhân, bị lừa đảo…

+ Nhiều người sử dụng FB với mục đích xấu: bôi nhọ, nói xấu người khác, nói tục, chửi nhau, gây mâu thuẫn…

+ Dùng Facebook để sống ảo

+ Có thể dẫn đến những trạng thái tâm lí tiêu cực như ghen tị, mặc cảm, suy sụp tinh thần do bị bôi nhọ danh dự

+ Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không lành mạnh…

0.5

 

- Giải pháp:

+ Nhà quản lí: cần có các biện pháp, công cụ làm lành mạnh môi trường FB…

+Gia đình, thầy cô,… quan tâm, giáo dục, định hướng cho HS để sử dụng Facebook một cách hữu ích

+ Giới trẻ: có ý thức cao khi sử dụng, tỉnh táo, làm chủ bản thân, không sử dụng FB cho mục đích thiếu lành mạnh

0.5

- Đúc kết vấn đề, nêu bài học bản thân

0.25

 

2 (5.0đ)

 

Phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua tám câu đầu của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm)

5.0

 

a

Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài NLVHvềmột đoạn thơ, bài thơ. Kết cấu ba phần đủ, rõ ràng, luận điểm hợp lí, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 

 

b

Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn tríchvà tác giả Đặng Trần Côn, HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

 

MB

Nêu được vấn đề cần nghị luận:

- Tác giả bản chữ Hán Đặng Trần Côn và người dịch ra chữ Nôm là Đoàn Thị Điểm

- Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích “Chinh phụ ngâm”) là một trong những đoạn trích tiêu biểu nói về tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người vợ trẻ khi chồng ra trận vắng nhà

0.5

TB

a. Tâm trạng cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ

3.0

 

- Nhớ chồng, mong ngóng: qua hành động lặp đi lặp lại, hết đi ngoài hiên lại vào trong phòng, cuốn rèm (“rủ thác”) lên để trông tin chim thước rồi lại buông rèm xuống…

à hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa à tâm trạng rối bời, nhung nhớ, lẻ loi

- Cô đơn, khát khao sự đồng cảm được chia sẻ: được thể hiện qua hình ảnh ngọn đèn trong đêmà vật vô tri không thể hiểu được tấm lòng người chinh phụ

- Nỗi buồn triền miên, ngậm ngùi, đau đớn: thể hiện qua hình ảnh hoa đèn, thời gian từ ngày sang đêm, dài lê thê; không gian hiu quạnh…

1.0

 

 

 

 

 

1.0

 

 

1.0

b. Nghệ thuật khắc họa tâm trạng

1.0

- Dùng các từ ngữ trực tiếp diễn tả tâm trạng: bi thiết, buồn rầu, nói chẳng nên lời, thương

- Tả cảnh ngụ tình

- Miêu tả tâm trạng qua cử chỉ, hành động

- Câu hỏi tu từ, ngôn ngữ chọn lọc kết hợp một số BPTT

 

 

KB

- Tư tưởng nhân đạo thể hiện qua sự đồng cảm, xót thương với nỗi khổ của người chinh phụ trong tình cảm chia lìa

- Đề cao hạnh phúc lứa đôi

- Tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa

0.5

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10.0 điểm

 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ HỌC KÌ II KHỐI 10

 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Điểm công nghiệp được hiểu là :

       A. Khu vực công nghiệp tập trung gắn liền với các đô thị

       B. Một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp CN

       C.  Một điểm dân cư với một hoặc hai xí nghiệp công nghiệp

       D. Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp

Câu 2: Để đánh giá hoạt động của ngành giao thông vận tải, thường dựa vào:

       A. Trình độ hiện đại của các phương tiện và đường sá

       B. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển

       C. Số lượng phương tiện của tất cả các ngành giao thông vận tải

       D. Tổng chiều dài các loại đường

Câu 3: Các nước có ngành dệt may phát triển nhất thế giới là:

       A.  Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì.

       B. Anh, Pháp, Việt Nam    

       C. Braxin, Liên Bang Nga, Ý

       D. Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam      

Câu 4: Ngành công nghiệp nào sau đây không nằm trong cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm?

       A.  Đường mía

       B.  Nhựa

       C.  Muối

       D.  Xay xát

Câu 5: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn là:

       A. Khu công nghiệp tập trung

       B. Điểm công nghiệp         

       C. Vùng công nghiệp.

       D. Trung tâm công nghiệp 

Câu 6: Ngành công nghiệp nào sau đây được xem là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ?

       A. Hóa chất

       B. Cơ khí

       C.  Điện tử - tin học

       D. Năng lượng

Câu 7: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp hình thành và phát triển trong thời kì CN hóa là:

       A.  Vùng công nghiệp

       B.  Điểm công nghiệp

       C.  Trung tâm công nghiệp

       D.  Khu công nghiệp tập trung

Câu 8: Hai quốc gia có sản lượng khai thác dầu nhiều nhất là:

       A.  Ảrập Xêut và Hoa Kì

       B.  Liên Bang Nga và Ảrập Xêut

       C.  Trung Quốc và Liên Bang Nga

       D.  Hoa Kì và Liên Bang Nga

Câu 9: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất?

       A.  Vùng công nghiệp

       B.  Điểm công nghiệp

       C.  Trung tâm công nghiệp

       D.  Khu công nghiệp tập trung

Câu 10: Nhóm nước có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 60% trong cơ cấu GDP là:

A.  Nhóm nước đang phát triển

          B.  Nhóm nước công nghiệp mới (NICs)

C.  Nhóm nước phát triển và CN mới (NICs)

         D.  Nhóm nước phát triển

Câu 11: Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện với nước, không cần diện tích rộng nhưng cần nguồn lao động trẻ có chuyên môn cao, đó là ngành công nghiệp:

       A. Luyện kim màu

       B. Điện tử - tin học                    

       C. Hoá chất                    

       D. Cơ khí                       

Câu 12: Các hoạt động của dịch vụ kinh doanh:

       A. Du lịch, bán buôn

       B.  Bán lẻ, du lịch

       C. Tài chính, bảo hiểm

       D.  Y tế, giáo dục

Câu 13: Phân loại công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ là dựa vào:

A.  Tính chất tác động đến đối tượng lao động

    B.  Kích thước và khối lượng của sản phẩm

C.  Lịch sử phát triển của ngành

    D.  Công dụng kinh tế của sản phẩm

Câu 14: Ngành công nghiệp phân bố rộng rãi ở các nước phát triển và các nước đang phát triển là:

       A. Công nghiệp hóa tổng hợp hữu cơ và công nghiệp dệt - may

       B. Công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm

       C. Công nghiệp cơ khí máy công cụ và hóa dầu

       D. Công nghiệp luyện kim màu và công nghiệp thực phẩm

Câu 15: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hoá của các nước là:

       A. Cơ khí                       

       B.  Năng lượng

       C. Luyện kim                 

       D. Hóa chất

Câu 16: Quá trình công nghiệp hóa là quá trình:

       A. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại

       B.  Chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào công nghiệp

       C. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

       D. Phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu

Câu 17: Một chiếc xe chở hàng vận chuyển 5 tấn hàng hóa trên một quãng đường dài 20km thì khối lượng luân chuyển là:

       A.  100 tấn.km

       B.  100 tấn

       C.  100 tấn/km

       D.  100 km

Câu 18: Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:

       A. Vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp

       B. Điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, vùng công nghiệp

       C. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp

       D. Vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp

Câu 19: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố nào sau đây?

       A. Lao động

       B. Nguồn nguyên liệu 

       C. Thị trường

       D. Chi phí vận tải

Câu 20: Năm 2003, khối lượng vận chuyển đường sắt của nước ta là 8.385,0 nghìn tấn, khối lượng luân chuyển là 2.725,4 triệu tấn.km. Hỏi cự li vận chuyển trung bình của đường sắt nước ta năm 2003 là bao nhiêu km?

       A.  225 km

       B.  325 km

       C.  345 km

       D.  523 km

Câu 21: Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng?

       A.  Hóa dầu

       B.  Điện lực

       C.  Khai thác dầu khí      

       D.  Khai thác than                       

Câu 22: Khối lượng luân chuyển hàng hóa của ngành giao thông vận tải được tính bằng:

       A.  Tấn

       B.  Tấn/km

       C.  Tấn.km

       D.  Km

Câu 23: Môi trường sống của con người bao gồm:

A. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.

B. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

C. Môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.

D. Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.

Câu 24: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào không thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh:

A. Kinh doanh bất động sản.              B. Thông tin liên lạc.

C. Giao thông vận tải.                       D. Bán buôn, bán lẻ.

Câu 25: Thương mại là:

A. Nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.

B. Khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng.

C. Ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.

D. Ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.

Câu 26: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng:

A. Ngày càng cạn kiệt.       B. Ổn định, ít thay đổi.        C. Mở rộng.               D. Thu hẹp.

Câu 27: Năm 2010, khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển đường sắt nước ta lần lượt là 7861,5 nghìn tấn và 3960,9 triệu tấn.km. Cự li vận chuyển trung bình:

A. 503,8 km.                      B. 198,5 km.                       C. 2,0 km                   D. 0,5 km.

Câu 28: Con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương là:

A. Kênh Xuy-ê.                  B. Kênh Ki-en.                     C. Kênh Von-ga.          D. Kênh Pa-na-ma.

Câu 29: Nhân tố ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ là:

A. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.          B. Mức sống và thu nhập thực tế của người dân.

C. Quy mô, cơ cấu dân số.                                     D. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

Câu 30: Ngành giao thông vận tải trẻ tuổi, có tốc độ phát triển nhanh, sử dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật là:

A. Đường ô tô.               B. Đường ống.              C. Đường hàng không.               D. Đường biển.

Câu 31: Nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải là:

A. Khí hậu và thời tiết.

B. Điều kiện tự nhiên.

C. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân.

D. Phân bố dân cư.

Câu 32: Kênh đào Xuy-ê thuộc nước:

A. Ai Cập.                      B. Hoa Kì.                       C. Pháp.                   D. Pa-na-ma.

Câu 33: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là:

A. Sự chuyên chở người và hàng hóa.

B. Cung cấp vật tư, nguyên liệu cho cơ sở sản xuất.

C. Đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.

D. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Câu 34: Năm 2010, nước ta có giá trị xuất khẩu 72236,7 triệu USD, giá trị nhập khẩu 84838,6 triệu USD. Cán cân xuất nhập khẩu là:

A. 157075,3 triệu USD.                      B. -12601,9 triệu USD.

C. -157075,3 triệu USD.                     D. 12601,9 triệu USD.

Câu 35: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp

thuộc về nhóm ngành

A.  dịch vụcông.                      B. dịch vụ kinh doanh.  C. dịchvụ tiêudùng.  D.dịchvụcánhân.

Câu 36: Sự khác nhau về đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới.

A.  Dầumỏtậptrungởcácnướcpháttriển,côngnghiệpđiệnchủyếuởcácnướcđangpháttriển.

B.  DầumỏtậptrungnhiềuởTâyNamÁ,điệnlựcchủyếu ởTâyÂu.

C.  Dầumỏtậptrungchủyếuởcácnướcđangpháttriển,điệnlựcchủyếu ởcácnướcpháttriển.

D.  DầumỏvàđiệnlựcđềutậptrungởBắcBánCầu.

Câu 37: Ngành công nghiệp nào là cơ sở chủ yếu để phát triển công nghiệp hiện đại.

A. công nghiệphóachất                                          B.côngnghiệpcơkhí.

C. công nghiệpluyệnkim                                        D.côngnghiệpđiệnlực.

Câu 38: Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện:

A.  Tạoraphươngpháptổchứcvàquảntiêntiến

B.  Thúcđẩytăngtrưởngkinhtế

C.  Cungcấptưliệusảnxuất,xâydựngsởvậtchấtchotấtcảcácngànhkinhtế

D.  Khaitháchiệuquảcácnguồntàinguyênthiênnhiên

Câu 39: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là

A.quymô,cơcấudânsố.                                           B.mứcsốngvàthunhậpthựctế.

C.phânbốdâncưmạnglướiquầncư.                      D.truyềnthốngvănhóa,phongtụctậpquán.

Câu 40: Điểm giống nhau cơ bản giữa trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp:

A.  quymôlớnvềdiệntích

B.  đềukhôngcódâncưsinhsống.

C.  cùngcóranhgiớirõràng

D.  mộtsốngànhnòngcốttạorahướngchuyênmônhóa

Câu 41: Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi xa xôi, cơ sở hạ tầng đầu tiên cần phải chú ý là:

A.  Pháttriểnnhanhcáctuyếngiaothôngvậntải

B.  Xâydựngmạnglướiytế,giáodục

C.  Cungcấpnhiềulaođộnglươngthực,thựcphẩm.

D.  Mởrộngdiệntíchtrồngrừng

Câu 42: Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là:

A.  Sảnphẩmtừthủysản.

B.  Sảnphẩmtừtrồngtrọt

C.  Sảnphẩmtừtrồngtrọtchănnuôi

D.  Sảnphẩmtừtrồngtrọt,chănnuôithủyhảisản

Câu43:Đadạngvềsảnphẩm,quytrìnhsảnxuấtđơngiản,chịuảnhhưởnglớnvềlaođộng,thịtrường

và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp

A.sảnxuấthàngtiêutiêudùng.                                  B.điệntử-tinhọc

C. khai thácdầu khí                                                D.khaithácthan

Câu 44: Ý nào không đúng với vai trò của công nghiệp khai thác than.

A.  Nhiênliệuquantrọngchonhàmáyluyệnkim.

B.  Nguyênliệuquýchocôngnghiệphóahọcdượcphẩm.

C.  Nhiênliệuchonhàmáynhiệtđiện

D.  Lànhiênliệuquantrọng,“vàngđen”củanhiềuquốcgia.

Câu 45: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với sản xuất công nghiệp:

A.  Sảnxuấtcôngnghiệpgồm2giaiđoạn

B.  Nhiềungànhphứctạp,đượcphâncôngtỉmĩcósựphốihợpchặtchẽ.

C.  Phụthuộcvàođiềukiệntựnhiên

D.  tínhchấttậptrungcaođộ

Câu 46: Khu vực nào có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới?

A. Bắc                           B. ĐôngNamÁ            C.TrungĐông              D. Latinh

Câu 47: Điểm nào dưới đây không đúng với vùng công nghiệp

A.  đầyđủcácđiềukiệntựnhiên,kinhtếthuậnlợipháttriểnmộtngànhnhấtđịnh

B.  cácđiểmcôngnghiệp,khucôngnghiệp,trungtâmcôngnghiệpcómốiliênhệvớinhau

C.  quymôlãnhthổrộnglớn

D.  vàingànhcôngnghiệpchủyếutạonênhướngchuyênmônhóa

Câu 48: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm:

A. Khai thác than,dầukhí                                       B.Khaithácthan,dầukhívàđiệnlực

C. Khai thác dầu khí điệnlực                             D.Khaithácthanvàđiệnlực

Câu 49: Quy trình sản xuất công nghiệp thường chia thành:

A. 4giaiđoạn                      B. 3giaiđoạn                C. 5giaiđoạn                D. 2 giaiđoạn

Câu 50: Nhân tố ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ là:

A. Quy mô, cơ cấudânsố.                                      B.Mứcsốngthunhậpthựctế.

C.Phânbốdâncưvàmạnglướiquầncư.                     D.Truyềnthốngvănhóa,phongtụctậpquán.

Câu 51: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức tổ chức lãnh thổ điểm công nghiệp:

A.  Đồngnhấtvớimộtđiểmdân

B.  Tậptrungtươngđốinhiềunghiệpvớikhảnăngsảnxuấthợptáccao.

C.  Khôngcómốiquanhệvớicácxínghiệp.

D.  Xínghiệpnằmgầnnguồnnguyênliệu.

Câu 52: Trữ lượng than tập trung chủ yếu ở:

A. BáncầuNam                  B. BáncầuBắc              C. VòngcựcNam.        D.VòngcựcBắc

Câu 53: Nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất để hình thành các điểm dịch vụ du lịch là

A. tài nguyêndulịch.                                              B.cơsởhạtầngdulịch.

C. mức thu nhập củadâncư.                                   D.nhucầucủaxãhộivềdulịch.

Câu54:Dựavàotínhchấttácđộngđếnđốitượnglaođộng,thìsảnxuấtcôngnghiệpđượcchiathành 2 ngànhchính:

A.  Côngnghiệpkhaitháccôngnghiệpnhẹ.

B.  Côngnghiệpkhaitháccôngnghiệpnặng.

C.  Côngnghiệpkhaitháccôngnghiệpchếbiến.

D.  Côngnghiệpnặngcôngnghiệpnhẹ.

Câu 55: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu hao nhiều nguyên vật liệu nhưng đòi hỏi nguồn lao động trẻ và có trình độ kĩ thuật cao là đặc điểm của ngành công nghiệp

A. điện tử -tinhọc              B.cơkhí                        C.hóachất                    D. thựcphẩm

Câu56:Trongcácnhântốtựnhiênsau,nhântốnàocóvaitròquantrọngnhấtđốivớisựhìnhthành pháttriểncôngnghiệp?

A.Sinhvật.                         B. Nước –khíhậu.        C.Khoángsản.              D.Đất.

Câu 57: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là

A.tốcđộchuyênchở,sựtiệnnghiantoàn.               B.sựchuyênchởngườihànghóa.

C. số lượngphươngtiện.                                         D.mốiquanhệkinhtế-xãhộigiữacácnước.

Câu 58: Các ngành kinh tế nào sau đây thuộc nhóm ngành dịch vụ:

A.  Vậntảivàthôngtinliênlạc,Giảitrí,kháchsạnnhàhàng.

B.  Sảnxuấtđiện,Giảitrí,chếbiếnthứcăngiasúc.

C.  Sảnxuấtphầnmềm,nuôitrồngthủysản,kháchsạnnhàhàng.

D.  Thủysản,Vậntảithôngtinliênlạc,hoạtđộngkhoahọccôngnghệ.

Câu 59: “Khu vực có ranh giới rõ ràng, tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác cao”. Đó là đặc điểm của

A. điểmcôngnghiệp                                                B.khucôngnghiệptậptrung

C. trung tâmcôngnghiệp                                        D.vùngcôngnghiệp

Câu 60) Cách phân loại công nghiệp quan trọng và phổ biến nhất hiện nay là:

a) Công nghiệp cơ bản và công nghiệp chế biến.

b) Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

c) Công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại.

d) Công nghiệp cơ bản và công nghiệp mũi nhọn.

Câu 61) Công nghiệp được chia làm hai nhóm A,B là dựa vào:

a) Tính chất và đặc điểm.                            b) Trình độ phát triển

b) Công dụng kinh tế của sản phẩm.         d) Lịch sử phát triển của các ngành.

Câu 62) Công nghiệp dệt, may thuộc nhóm ngành:

a) Công nghiệp nặng                   b) Công nghiệp nhẹ

c) Công nghiệp vật liệu                 d) Công nghiệp chế biến

Câu 63) Các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì:

a) Đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa

b) Đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao

c) Phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển

d) Sự phân công lao động quốc tế

Câu 64) Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì:

a) Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.

b) Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.

c) Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường .

d) Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.

Câu 65) Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng?

a) Khai thác than                b) Khai thác dầu khí

c) Điện lực                     d) Lọc dầu

Câu 66) Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là 

a) Bắc Mỹ                      b) Châu Âu

c) Trung Đông                   d) Bắc và Trung Phi

Câu 67) Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của một nước?           

a) Công nghiệp cơ khí.               b) Công nghiệp hóa chất.

c) Công nghiệp điện tử- tin học.                 d) Công nghiệp năng lượng

Câu 68) Công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì 

a) Có nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú

b) Có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công

c) Có thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông

d) Cả ba lý do trên

Câu 69) Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới?

a) Dệt may                  c) Giày da

b) Thực phẩm               d) Nhựa,thủy tinh

Câu 70) Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp?

a) Cơ khí     b) Hóa chất 

c) Dệt may               d) Chế biến thực phẩm

Câu 71) Điểm khác nhau giữa điểm công nghiệp và khu công nghiệp là:

a) Một bên có dân cư sinh sống,một bên không có dân cư sinh sống.

b) Một bên chỉ có vài xí nghiệp công nghiệp thuộc vài ngành còn một bên có nhiều xí nghiệp với nhiều ngành khác nhau.

c) Một bên có quy mô nhỏ, đơn giản.Một bên có quy mô lớn, phức tạp hơn.

d) Tất cả các khác biệt trên.

Câu 72 ) “Điểm công nghiệp” được hiểu là:

a) Một đặc khu kinh tế.

b) Một điểm dân cư có vài xí nghiệp công nghiệp.

c) Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp.

d) Một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp.

Câu 73) “Khu công nghiệp tập trung” còn có tên gọi khác là:

a) Điểm công nghiệp.             b) Trung tâm công nghiệp.

c) Khu chế xuất.                 d) Vùng công nghiệp.

Câu 74) Khu công nghiệp tập trung thường:

a) Có ranh giới rõ ràng.

b) Có sự tập trung của nhiều xí nghiệp công nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau gắn liền với một thành phố.

c) Có một số ngành công nghiệp nòng cốt làm thành hướng chuyên môn hóa của khu  công nghiệp.

d) Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 75) Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là:

a) Có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị có quy mô vừa và lớn

b) Có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta với ranh giới rõ ràng.

c) Sự kết hợp giữa một số xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư

d) Có không gian rộng lớn,có nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp công nghiệp

Câu 76 ) Đối với các nước đang phát triển các khu công nghiệp tập trung thường được xây dựng nhằm mục đích:

a) Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa

b) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn, kỹ thuật và công nghệ

c) Sản xuất phục vụ xuất khẩu

d) Tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp với nhau

Câu 77) Để đánh giá hoạt động của ngành giao thông vận tải, người ta thường dựa vào:

a)   Số lượng phương tiện của tất cả các ngành giao thông vậntải

b)   Tổng chiều dài các loạiđường

c)   Khối lượng vận chuyển và khối lượng luânchuyển

d)   Trình độ hiện đại của các phương tiện và đườngsá

Câu 78) Giao thông vận tải có vai trò quan trọng vì:

a)   Phục vụ nhu cầu đi lại của conngười

b)   Gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thếgiới

c)   Tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên mônhóa

d)   Tạo mối quan hệ kinh tế xã hội giữa các vùng trong nước và giữa các nước trên thếgiới

Câu 79) Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là:

a)   Đường sá và xecộ

b)   Sự chuyên chở người và hànghóa

c)   Đường sá và phươngtiện

d)   Sự tiện nghi và an toàn cho hành khách và hànghóa

Câu 80) Trong các điều kiện tự nhiên, yếu tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải nhất:

a)Khíhậu                                                            b) Địahình

c)Khoángsản                                                      d) Sinhvật

Câu 81) Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến giao thông vận tải:

a)   Quyết định sự có mặt và vai trò của các loại hình giao thông vậntải

b)   Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vậntải

c)   Ảnh hưởng đến hoạt động của giao thông vậntải

d)   Tất cả các yếu tốtrên

Câu 82) ”Ngành công nghiệp không khói” là dùng để chỉ:

a) Công nghiệp điện tử -tinhọc                                       b) Các ngành dịchvụ

c) Ngànhdulịch                                                                   d) Ngành thươngmại

Câu 83) Phương tiện vận tải nào sau đây có đặc điểm là an toàn, tiện lợi và giá cước rẻnhất:

a)   Đườngsắt                                           c) Đườngống

b)   Đườngsông                                       d) Đườngbiển

Câu 84) Khu vực nào sau đây có chiều dài đường sắt đang bị thu hẹp do sự cạnh tranh của ngành đường ô tô:

a) Tây Âu vàHoaKỹ                                   b) Nhật Bản và CHLBĐức

c) Nga và các nướcĐông Âu                      d) Các nước đang pháttriển

Câu 85) Giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất vừa mang tính dịch vụ. Điều đó xác định:

a)   Vai trò của ngành giao thông vận tải

b)   Đặc điểm của ngành giao thông vậntải

c)   Điều kiện để phát triển giao thông vậntải

d)   Trình độ phát triển giao thông vậntải

Câu 86) Hiện nay ngành đường sắt đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi ngành đường ô tô lý do chính là vì:

a)   Thiếu cơ động, chỉ hoạt động được trên những tuyến cốđịnh

b)   Vốn đầu tưlớn

c)   Sử dụng nhiều lao động để điềuhành

d)   Tất cả cac lý dotrên

Câu 87) Nhược điểm lớn nhất của ngành đường ôtô là:

a)   Thiếu chỗ đậuxe

b)   Tình trạng tắt nghẽn giao thông vào giờ caođiểm

c)   Gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môitrường

d)   Độ an toàn chưacao

Câu 88) Quốc gia có chiều dài đường ống lớn nhất thế giới là:

a. Hoa kỳ vì có nền kinh tế lớn nhất thếgiới

b. Nga vì có lãnh thỗ lớn nhất thếgiới

c. Ả rập Xêút vì có ngành khai thác và xuất khẩu dầu mỏlớn

d. Nhật Bản vì là quốc gia nhập nhiều dầu mỏnhất

Câu 89) Loại hình nào sau đây có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất trong các loại hình giao thông vậntải:

a)   Đườngôtô                                             c) Đườngthủy

b)   Đườnghàngkhông                                 d) Đườngsắt

Câu 90) Ở Nhật Bản phương tiện vận tải đường biển phát triển nhất, nguyên nhân chính  làdo:

a)   Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũngvịnh.

b)   Có địa hình núi và cao nguyên chiếm đasố

c)   Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đóngtàu

d)   Có nhiều hải cảnglớn

Câu 91) Loại phương tiện vận tải được sử dụng như là phương tiện vận tải phối hợp giữa nhiều loại hình giao thông vận tải là:

a)   Đườngôtô                                                     c) Đườngthủy

b)   Đườnghàngkhông                                       d) Đườngsắt

Câu 92) Ngành trẻ nhất trong các loại hình vận tải là:

a)   Đườngôtô                                                   c) Đườngsắt

b)   Đườngống                                                  d) Đường hàngkhông

Câu 93) Điểm giống nhau dễ nhận thấy trong ngành vận tải đường ống giữa các nước  phát triển và đang phát triểnlà:

a)   Đây là ngành có tốc độ phát triển nhanhnhất

b)   Thường gắn liền với cảngbiển

c)   Đây là ngành có vai trò quan trọngnhất

d)   Tất cả đều được xây dựng ở nửa sau thế kỷ20

Câu 94) Những nước phát triển mạnh ngành đường sông hồ là:

a)   Những nước ở Châu Âu nhờ vào hệ thống sông Đa nuýp và Rainơ

b)   Hoa Kỳ, Canada vàNga

c)   Các nước ở vùng có khí hậu lạnh có hiện tượng băng hà nên có nhiềuhồ.

d)   Các nước Châu Á và Châu Phi có nhiều sônglớn

Câu 95) Kênh Suez thuộc chủ quyền của:

a)   Panama                                                          b) Ả rập XêÚt

b)   AiCập                                                          d)Pháp

Câu 96) Kênh Panama nối liền:

a)   Thái Bình Dương với Ấn ĐộDương

b)   Thái Bình Dương với Đại TâyDương

c)   Bắc Băng Dương với Thái BìnhDương

d)   Địa Trung Hải với HồngHải

Câu 97) Cảng biển lớn nhất thế giới trước đây gắn liền với việc ra đời của ngành bảo  hiểmlà:

a)   NewYork                                                         c)Rotterdam

b)   London                                                           d)Kôbê

Câu 98) Khu vực nào sau đây tập trung nhiều cảng biển của thế giới:

a)   TháiBình Dương                                            c) Đại TâyDương

b)   ẤnĐộDương                                                 d) Địa TrungHải

Câu 99) Cảng Rotterdam ,cảng biển lớn nhất thế giới nằm ở:

a)   ĐịaTrungHải                                                    c) BắcHải

b)   ĐạiTây Dương                                                 d) Thái BìnhDương

Câu 100) Loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển là:

a)   Sắt thép và ximăng

b)   Hànhkhách

c)   Khoáng sản kim loại và nôngsản

d)   Dầu mỏ và sản phẩm của dầumỏ

Câu 101) Cảng biển lớn nhất thế giới hiện nay là:

a)   London                                              c)NewYork

b)   Rotterdam                                          d)Singapore

Câu 102) Kênh Kiel nối liền:

a) Địa Trung Hải vàHồngHải                          b) Địa Trung Hải và Ấn ĐộDương

c) Thái Bình Dương và Đại Tây dương  d) Bắc Hải và biển Ban Tích

Câu 103) Kênh Kiel thuộc chủ quyền của:

a)   Đức                                                                 c)Panama

b)   HoaKỳ                                                             d) AiCập

Câu 104) Kênh Panama trước đây thuộc chủ quyền của:

a)   Panama                                                       c)Pháp

b)   HoaKỳ                                                        d) AiCập

Câu 105) Phần lớn các cảng biển đều nằm ở Đaị Tây Dương vì:

a)   Có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảngbiển

b)   Nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Tây Âu và NhậtBản

c)   Nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Châu Âu và HoaKỳ

d)   Nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Hoa Kỳ và NhậtBản

Câu 106) Ngành đường biển đảm nhận chủ yếu việc vận chuyển:

a)   Giữa các vùng venbiển

b)   Quốctế

c)   Giữa các nước phát triển vớinhau

d)   Giữa các nước phát triển và các nước đang pháttriển

Câu 107) Các kênh biển được xây dựng nhằm mục đích:

a)   Nối liền các châu lục được dễdàng

b)   Rút ngắn khoảng cách vận tải trênbiển

c)   Dễ dàng nối các trung tâm kinh tế lớn như Hoa Kỳ - Nhật Bản - EU lại vớinhau

d)   Hạn chế bớt tai nạn cho tàu thuyền vì kín gió hơn ngoài đạidương

Câu 108) Ưu điểm lớn nhất của ngành đường thủy là :

a)    Giácướchạ,thíchhợpvớiviệcvậnchuyểnhànghóanặng,cồngkềnh,khôngcầnnhanh

b)   Vốn đầu tưthấp

c)   Ít gây ra những vấn đề về môitrường

d)   Có tính cơ độngcao

Câu 109) Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là:

a)   Ít gây ra những vấn đề về môitrường

b)   Vận chuyển được khối lượng hàng hóa và hành kháchlớn

c)   Tốc độ vận chuyển nhanhnhất

d)   An toàn và tiệnnghi

Câu 110) Cảng NewYork là cảng biển lớn nhất của Hoa Kỳ nằm trên:

a)   Bờ ĐạiTâyDương                                                    c) Bờ Địa TrungHải

b)   Bờ TháiBìnhDương                                                d) Bờ biển BắcHải

Câu 111) Hai hãng máy bay lớn nhất thế giới đang cạnh tranh nhau quyết liệt hiện nay là:

a)   Boeing vàAirBus                                           c) Air Bus và RollRoyce

b)   Boeing vàRollRoyce                                       d) Honda vàBoeing

Câu 112) Hạn chế lớn nhất của ngành đường hàng không hiện nay là:

a)   Gây ra những vấn đề ô nhiễm môitrường

b)   Giá cước quácao

c)   Kém an toàn vì bị khủng bố lợidụng

d)   Vốn đầu tư quá lớn vượt quá khả năng của những nướcnghèo

Câu 113) Cước phí hạ, thích hợp với những hàng cồng kềnh, không cần vận chuyển nhanh là ưu điểm của ngành:

a)   Đườngsắt                                                            c) Đườngthủy

b)   Đườnghàngkhông                                                d) Đường ôtô

Câu 114) Ngành vận tải nào sau đây có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh ung thư da:

a)   Đườngôtô                                                     c) Đườngbiển

b)   Đườnghàngkhông                                         d) Đườngsắt

Câu 115) Hai ngành vận tải đường hàng không và đường biển hiện nay tuy có nhiều cách biệt nhưng cũng có chung một đặc điểm. Đó là:

a)   An toàn                                            c) Phương tiện lưu thông quốctế

b)   Hiệnđại                                            d) Có khối lượng vận chuyển lớnnhất

Câu 116) Ngành được coi là thước đo của nền văn minh là:

a)   Đườnghàng không                                  c) Thông tin liênlạc

b)   Đườngống                                              d) Đườngôtô

Câu 117) Kênh Suez (Xuy – ê) nối

a)   Địa Trung Hải và Ấn ĐộDương

b)   Thái Bình Dương và Đại TâyDương

c)   Địa Trung Hải và Thái BìnhDương

d)   Hồng Hải và Địa TrungHải

Câu 118) Thị trường là:

a)   CáiChợ

b)   Nơi gặp gỡ giữa người bán và ngườimua

c)   Diễn ra sự trao đổi giữa cácbên

d)   Có thể hiểu bằng cả bacách

Câu 119) Tiền tệ được thực hiện trong quá trình trao đổi được gọi là:

a)   Hànghóa                                           c) Thước đo giá trị hànghóa

b)   Vậtngang giá                                   d) Cả 3 ý trên đều có thểđúng

Câu 120) Người tiêu dùng mong cho:

a) Thị trườngbiếnđộng                                      b) Cung lớn hơncầu

c) Cầu lớnhơn cung                                           d) Cung cầu phù hợp vớinhau

Câu 121) Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất và hàng tiêu dùng là:

a)   Thịtrường                                                         c) Hànghóa

b)   Thươngmại                                                       d) Tiềntệ

Câu 122) Các nhà sản xuất được kích thích mở rộng sản xuất khi trên thị trường:

a)   Cung lớn hơncầu

b)   Cung nhỏ hơncầu

c)   Ngoại thương phát triển hơn nộithương

d)   Hàng hóa được tự do lưuthông

Câu 123) Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là:

a)   Quan hệ so sánh giữa xuất khẩu và nhậpkhẩu

b)   Quan hệ so sánh giữa khối lượng hàng xuất khẩu và nhập khẩu vớinhau

c)   Quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhậpkhẩu

d)   Cả ba ý trên đềuđúng

Câu 124) Khái niệm "tiền tệ” được hiểu là:

a) Thước đo giá trịhànghóa                                   b) Một loại hàng hóa đặcbiệt

c) Phương tiện để lưu thôngthanh toán                 d) Tất cả các ýtrên

Câu 125) “Marketting” được hiểu là:

a)   Giới thiệu sản phẩm hàng hóa đến người tiêudùng

b)   Bán hàng cho người tiêu dùng với lời giới thiệu về sảnphẩm

c)   Tìm hiểu phân tích thị trường để đáp ứng cho phùhợp

d)   Điều tiết cung cầu cho phù hợp với thịtrường

Câu 126) Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng:

a)   Ngoại thương phát triển hơn nộithương

b)   Xuất khẩu lớn hơn nhậpkhẩu

c)   Nhập khẩu lớn hơn xuấtkhẩu

d)   Xuất khẩu dich vụ thươngmại

Câu 127) Muốn cho thị trường hoạt động ổn định thì:

a) Cung phải lớn hơn cầumộtít                b) Cầu phải lớn hơn cung mộtít

c) Cung cầu phảibằngnhau                      d) Cung cầu phải phù hợpnhau

Câu 128) Xuất siêu là tình trạng:

a)   Khối lượng hàng xuất khẩu lớn trong khi khối lượng hàng nhập khẩunhỏ

b)   Khối lượng hàng xuất khẩu quá lớn làm cho hàng hóa bị ứđọng

c)   Giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhậpkhẩu

d)   Xuất khẩu rất lớn của các nước phát triển tràn ngập trong thị trường thếgiới

Câu 129) Tỉ lệ xuất nhập khẩu là:

a)   Tỉ trọng của xuất khẩu hoặc nhập khẩu so với tổng giá trị xuất nhậpkhẩu

b)   Tỉ lệ cho biết cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhậpkhẩu

c)   Tỉ trọng của giá trị xuất khẩu so với gíá trị nhậpkhẩu

d)   Hiệu số giữa giá trị nhập khẩu và giá trị xuấtkhẩu

Câu 130) Năm 2001, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Việt Nam lần lượt là 15 tỉ USD và 16,2 tỉ USD . Như vậy tỉ lệ xuất nhập khẩu của nước ta là:

a) 1,2tỉUSD                                                        c) 47, 7%

b) 47,7 % và52,3%                                            d) 92,5%

Câu 131) Năm 2001 giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta lần lượt là 15 tỉ USD và 16,2 tỉ USD vậy cán cân xuất nhập khẩu là:

a) 1,2tỉUSD                                               c) 52,3%

b)47,7%                                                     d) 92,5%

Câu 132) Người ta chia môi trường sống làm ba loại: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo là dựa vào:

a) Tác nhân                 c) Chức năng
b) Kích thước             d) Thành phần

Câu 133) Môi trường tự nhiên có vai trò:

a) Cung cấp các điều kiện sống cho con người
b) Định hướng các hoạt động của con người
c) Quyết định sự phát triển của xã hội
d) Cung cấp những tiện nghi, phương tiện cho con người

Câu 134) Bảo vệ môi trường được hiểu là:

a) Tránh tác động vào môi trường để khỏi gây ra những tổn thất
b) Làm giảm đến mức cao nhất tác động có hại của con người lên môi trường
c) Biến đổi môi trường theo cách có lợi nhất cho con người
d) Tuân thủ quy luật phát triển của tự nhiên một cách tuyệt đối

Câu 135) Chia tài nguyên thành 3 loại: Tài nguyên có thể phục hồi, tài nguyên không thể phục hồi, tài nguyên không thể hao kiệt là dựa vào:

a) Thuộc tính của tự nhiên             b) Khả năng tái sinh
c) Môi thường hình thành              d) Công dụng

Câu 136) Rừng khai thác xong thì mọc trở lại nên được xem là:

a) Tài nguyên có thể phục hồi            b) Tài nguyên vô tận
c) Tài nguyên sinh vật                       d) Tài nguyên có thể hao kiệt

Câu 137) Quan điểm đúng đắn nhất về vai trò của tài nguyên thiên nhiên là:

a) Có vai trò quan trọng chứ không phải là yếu tố quyết định cho sự phát triển của xã hội
b) Mang tính lịch sử và phụ thuộc vào sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
c) Có ý nghĩa tương đối vì còn tùy thuộc vào giá trị sử dụng và giá trị trao đổi
d) Cả ba ý trên đều đúng

Câu 138) Tài nguyên không thể hao kiệt là loại tài nguyên:

a) Khả năng khai thác và sử dụng của con người không thể làm cho chúng cạn kiệt và suy giảm được
b) Nếu không biết sử dụng đúng thì chất lượng càng giảm và có hại cho con người
c) Không có nguy cơ vì khả năng tái sinh quá nhanh
d) Nếu được khai thác sử dụng hợp lý thì không những không bị hao hụt mà còn giàu thêm

Câu 139) Phát triển bền vững được hiểu là:

a) Sự phát triển không hoặc ít tác động tiêu cực nhất đến môi trường
b) Sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai
c) Sự phát triển dựa trên cơ sở khai thác môi trường tự nhiên nhưng không gây tác động xấu đến môi trường
d) Tất cả các ý trên

Câu 140) Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho danh mục các loại tài nguyên thiên nhiên có xu hướng:

a) Mở rộng             b) Giữ nguyên
c) Thu hẹp             d) Ngày càng cạn kiệt

Câu 141) Giữa các nước phát triển và đang phát triển nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có sự khác biệt đó là:

a) Một bên ô nhiễm do dư thừa, một bên ô nhiễm do nghèo đói
b) Một bên có liên quan đến hoạt động công nghiệp, một bên lại liên quan đến nông nghiệp
c) Một bên ở mức độ trầm trọng còn một bên rất hạn chế
d) Một bên do khai thác quá mức một bên do thải ra quá nhiều

Câu 142) Vận tải đường biển góp phần rất lớn đối với giao thông quốc tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

a) Đúng                 b) Sai

Câu 143) Danh sách của các nguồn tài nguyên được bổ sung không ngừng, tuy vậy tài nguyên vẫn đang cạn kiệt dần. Chỉ có thể khai thác tự nhiên theo chiều sâu mới có thể giải quyết được mâu thuẫn này

a) Đúng                 b) Sai

Câu 144) Giải pháp nào sau đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường?

a) Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
b) Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường
c) Áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường
d) Nâng cao trình độ công nghệ trong khai thác, chế biến.

Câu 145) Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển giải pháp có tính thiết thực hơn cả là.

a) Có chính sách dân số hợp lý, nâng cao dân trí
b) Thực hiện công nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từng nước
c) Tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
d) Khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.

Câu 146) Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất về vấn đề môi trường năm 1992 diễn ra ở.

a) Tokyo                                                               b) Washington
c)
Rio de Janeiro  d) Malina.

Câu 147) Phát thải lớn nhất các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là.

a) Các nước Tây Âu                                            b) Nhật Bản
c) Hoa Kỳd) Trung Quốc và Ấn Độ.

Câu 148) Gia tăng dân số là vấn đề môi trường vì:

a) Con người khai thác và sử dụng tài nguyên.
b) Con người gây ô nhiễm
c) Con người làm thay đổi khí hậu
d) Cả 3 câu đều đúng

Câu 149) Động đất là biểu hiện của:

a) Sự cố môi trường
b) Suy thoái môi trường
c) Khủng hoảng môi trường
d) Ô nhiễm môi trường

Câu 150) Sự tác động của con người vào môi trường tự nhiên:

a) Tăng theo gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế
b) Tăng theo gia tăng quy mô dân số và giảm theo hình thái kinh tế
c) Giảm theo gia tăng quy mô dân số và tăng theo hình thái kinh tế

 

PHẦN II: TỰ LUẬN

 

Câu 1: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?

Câu 2: Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?

Câu 3: Thế nào là ngành dịch vụ? Hãy trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ?

Câu 4: Tại sao nói dầu mỏ là "vàng đen" của nhiều quốc gia? Hãy kể tên những nguồn năng lượng mới hiện đang được con người ứng dụng trong sản xuất và đời sống.

Câu 5: Theo em, con người cần phải làm gì để có thể sử dụng bền vững các nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay?

Câu 6: Chứng minh vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Câu 7: Các nhân tố KTXH ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển ngành công nghiệp. Kể tên 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta.

Câu 8: Thế nào là thị trường? Nêu và phân tích vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước?

Câu 9: Nêu đặc điểm phân bố ngành dịch vụ? 

Câu 10: Thế nào là sự phát triển bền vững? Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?

 

 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn