Ngày 28-03-2024 18:41:59
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6651325
Số người online: 8
 
 
 
 
Thực trạng ngôn ngữ chat
 
Tiểu luận này thực hiện bởi nhóm sinh viên đại học Kinh tế - Luật TP.HCM vào năm 2011 cho môn học "Phương pháp Nghiên cứu khoa học".

 

Thực trạng ngôn ngữ chat

 

Allen Walker

 

 

 

 

GIỚI THIỆU

Tiểu luận này thực hiện bởi nhóm sinh viên đại học Kinh tế - Luật TP.HCM vào năm 2011 cho môn học "Phương pháp Nghiên cứu khoa học".

Tiểu luận dành ra 3 trang giới thiệu phương pháp tốc ký Chữ Việt Nhanh trong mục "Hình thức viết tắt theo quy luật chung" (trang 18—20).

 

Chi tiết thêm về tiểu luận:
Đề tài Nghiên cứu khoa học: Việc sử dụng ngôn ngữ chat trong một bộ phận teen ở thành phố HCM.

Giảng viên hướng dẫn: PGS – TS Phạm Đình Nghiệm.

Sinh viên tham gia đề tài:
1. Nguyễn Thị Thu Thảo (Allen Walker) – K1040203042.
2. Hoàng Thị Hường – K1040202633.

3. Nguyễn Thị Minh Hằng – K1040202554.
4. Trần Thị Nương – K104020287

(KHOA KINH TẾ - LUẬT, Ngành kinh tế đối ngoại, Lớp K10402B)

 

PHẦN MỞ ĐẦU

1.      Lý do nghiên cứu đề tài:

Nếu loại ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa của từng vùng miền khác nhau trên đất nước gọi là “ngôn ngữ địa phương”, loại ngôn ngữ mang tính chuyên nghiệp dùng trong các ngành nghề gọi là “thuật ngữ”, thì loại ngôn ngữ ra đời và phát triển theo trào lưu internet gọi là “ngôn ngữ chat”.

Ngôn ngữ chat là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng internet và mạng điện thoại di động. Ngôn ngữ chat phát triển theo trào lưu mạng và ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet (chiếm 42% cả nước năm 2011) và điện thoại di động (chiếm 60% cả nước năm 2011) ngày càng tăng. Đây là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và xâm nhập vào cả đời sống xã hội với rất nhiều lí do: cá tính, tiết kiệm thời gian, …v. v.

Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ chat cũng gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay từ lúc ra đời, điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm được. Tất cả các cuộc tranh cãi đó đều xoay quanh tính tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ chat đối với tiếng Việt truyền thống và xã hội.

Nói về sự ảnh hưởng của ngôn ngữ chat, hầu như hàng năm đều có các bài báo, những cuộc nghiên cứu khoa học xoay vần với nan đề: Liệu ngôn ngữ chat là trò chơi mật mã đáng lo ngại của giới trẻ hay là một phát triển tích cực của tiếng Việt truyền thống? Nan đề ấy càng được đẩy lên đỉnh điểm của cuộc tranh cãi khi GS. TS Nguyễn Đức Dân đề nghị đưa ngôn ngữ chat vào từ điển Tiếng Việt. Điều này chứng tỏ cùng với sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ chat, thái độ của xã hội đối với ngôn ngữ chat cũng đã thay đổi, trở nên cởi mở và dễ cảm thông hơn. Tuy vậy, việc thay đổi thái độ và cách nhìn nhận như thế có thật sự đúng đắn? Nên chấp nhận ngôn ngữ chat ở mức độ nào là đủ? Ngôn ngữ chat có thể giành được một chỗ đứng trong tiếng Việt hay không?

Để làm rõ tất cả những vấn đề trên, chúng tôi xin được góp một số ý kiến của mình qua đề tài “Việc sử dụng ngôn ngữ chat trong một bộ phận teen ở TP. Hồ Chí Minh”

2.      Mục đích nghiên cứu:

*     Cung cấp cái nhìn khách quan về tác dụng, ảnh hưởng của ngôn ngữ chat tới tiếng Việt và xã hội.

*     Vạch ra được mức độ chấp nhận ngôn ngữ chat cần có đối với nhà trường và xã hội. v. v.

*     Dự đoán được xu hướng phát triển của ngôn ngữ chat trong tương lai gần: được đưa vào từ điển tiếng Việt hay không? Được mở rộng hay gạt bỏ phần nào?...

3.      Nhiệm vụ nghiên cứu:

*     Nghiên cứu sự hình thành và các loại hinh ngôn ngữ chat hiện hành.

*     Ngiên cứu thực trạng sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen TP. Hồ Chí Minh cùng cách nhìn nhận của nhà trường, xã hội đối với ngôn ngữ chat.

*     Làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ chat

*     Đề ra những giải pháp để phát triển ngôn ngữ chat một cách đúng đắn.

4.      Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:

*     Đối tượng: Việc sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen TP. Hồ Chí Minh

*     Khách thể: một số bạn tuổi teen ở TP. Hồ Chí Minh

*     Phạm vi nghiên cứu:

§  Không gian: một số trường THPT và Đại Học ở TP. Hồ Chí Minh

§  Thời gian: từ tháng 10/2011 đến tháng 11/2011

5.      Phương pháp nghiên cứu:

ü  Phương pháp khảo sát điều tra bằng các mẫu phỏng vấn trắc nghiệm cho các bạn tuổi teen ở một số trường THPT và Đại học.

ü  Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu: sử dụng chương trình SPSS để phân tích tài liệu về thực trạng sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen trong quá trình phỏng vấn điều tra, rút ra những điểm mới về việc sử dụng ngôn ngữ chat và cái nhìn của xã hội đối với ngôn ngữ chat. Từ đó rút ra những đặc điểm của ngôn ngữ chat và phân tích được ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh, suy luận ra phương pháp để phát triển ngôn ngữ chat một cách đúng đắn.

6.      Phân công công việc:

 

STT

Tên công việc

Tên người   làm

Thời gian

Chi phí

1

Chọn đề tài

Hằng, Hường, Thảo, Nương

22/09/2011 đến 23/09/2011

không

2

Lập đề cương sơ bộ

Hường

24/09/2011

không

3

Biên tập và hoàn chỉnh đề cương

Thảo

25/09/2011 đến 29/09/2011

30000đ

4

Tìm tài liệu thứ cấp

Hường, Nương

30/09/2011 đến 7/10/2011

không

5

Lập mẫu câu hỏi

Hường, Nương

8/10/2011 đến 12/10/2011

không

6

Điều tra

Hường, Thảo, Nương

Ngày 13/10/2011: trường ĐH kinh tế- luật

Ngày 14/10/2011 đến15/10/2011:Trường cấp 2

Ngày 17/10/2011: Trường cấp 3

 

Phô tô 1000 tờ khảo sát. 200000đ

7

Xử lý số liệu

Thảo, Nương

Ngày 19/10/2011 đến 25/10/2011

không

9

Viết đề tài

Thảo, Hường, Nương, Hằng

3/11/2011 đến 5/12/2011

không

10

Biên tập và hoàn chỉnh đề tài

Hường, Nương, Thảo

6/12/2011đến 14/12/2011

120000đ

 

7.      Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Ngôn ngữ chat là đề tài nóng hổi không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Nói về ngôn ngữ chat, có vẻ như các cường quốc Âu Mĩ như Mĩ, Anh hay Nga có cái nhìn khoan dung hơn so với các nước châu Á như Việt Nam và Trung Quốc. Họ coi đây là một hiện tượng hiển nhiên của xã hội khi lưu hành mạng internet và trên thực tế, không ít các từ điển nổi tiếng như từ điển Oford đã đem ngôn ngữ chat “ôm vào lòng”. Thêm vào đó, công trình nghiên cứu ở Mĩ được đăng tải trên tạp chí American Speech, số mùa xuân 2008, dưới tiêu đề “Linguistic Ruin? LOL! Instant Messaging and Teen Language” (tạm dịch: Phá hỏng ngôn ngữ? Ha ha! Nhắn tin nhanh và ngôn ngữ tuổi Teen) đã có những kết luận ủng hộ cho ngôn ngữ chat [1]: “…Tin nhắn IM không hề phá hỏng khả năng ngôn ngữ của thế hệ trẻ, mà là một mở rộng mới cho sự phục hưng ngôn ngữ.”

Ngay cả tổng thống Nga Dmitry Medvedev khi trả lời đài phát thanh “Mayak” cũng cho rằng ngôn ngữ chat nên được đối xử một cách bình tĩnh và chân thành: “Lúc đầu nó có vẻ lạ, nhưng sau đó bạn nhận ra rằng nó là một phần của môi trường … rõ ràng rằng đây là một mật mã mới bằng lời nói mà không thể bỏ qua. Tôi tin rằng ngôn ngữ internet cần được đối xử một cách bình tĩnh, chân thành… chúng tôi hiểu rằng ngôn ngữ luôn phát triển không ngừng, và tôi chắc chắn rằng một số từ vựng internet bằng cách này hay cách khác đã trở thành nhu cầu hằng ngày của chúng ta.” [2]

Trái lại với các nước Âu Mĩ, các nước châu Á như Việt Nam và Trung Quốc lại tỏ ra thận trọng hơn khi đối mặt với ngôn ngữ chat.

Tại Trung Quốc có rất nhiều luận điểm trái chiều về ngôn ngữ chat, trong khi giáo sư tiếng Trung Lí Như Long cho rằng : “Ngôn ngữ internet đối với Hán ngữ là một loại ô nhiễm” [3] thì cũng có những ý kiến bảo vệ ngôn ngữ chat như giáo sư ngôn ngữ Vương Tân Minh đã giải thích: “Trong quá trình phát triển ngôn ngữ sẽ xuất hiện một ít từ ngữ mới, một số bộ phận có sức hút sẽ được giữ lại và một số bộ phận sẽ bị đào thải, một trong số các từ ngữ mới xuất hiện trong ngôn ngữ internet sẽ trở thành từ mới của Hán ngữ…Không cần quá ngạc nhiên trước sự xuất hiện của ngôn ngữ internet” [4], giáo sư Thang Cát Phu của học viện Văn Học Thiên Tân cũng cho cho rằng : “Khoan dung đối với ngôn ngữ internet còn quan trọng hơn là bóp chết nó” [5].

Riêng ở Việt Nam, hướng đi của các nghiên cứu về ngôn ngữ chat lại chia làm 3 trường phái chính: một là “phản đối”, hai là “chấp nhận, bàng quan” và ba là “chấp nhận, dẫn dắt”.

a.      Phản đối:

Phản đối là trường phái đầu tiên xuất hiện khi Việt Nam đối mặt với sự bùng nổ đột biến ngôn ngữ chat. Các bài báo đầu tiên viết về ngôn ngữ chat xuất hiện năm 2004 với những đầu đề như “Loạn ngôn ngữ chat” (báo Ngôi Sao), “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (báo của Quốc Học Huế)…Hầu hết các ý kiến lúc bấy giờ đều cho rằng ngôn ngữ chat là mối nguy hại làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Đến năm 2005-2006, những ý kiến phản đối về ngôn ngữ chat bắt đầu lan rộng và bùng nổ với một loạt bài báo như “Hãy gìn giữ tiếng Việt” (báo Mực Tím), “Khi học trò lạm dụng ngôn ngữ chat” (Báo Người lao động), “Khổ nạn ngôn từ biến tấu của teen” (báo Đời sống và Pháp luật), “Lậm ngôn ngữ @” (báo Thanh niên)…

Năm 2006 khi nói về vấn đề này, PGS-TS Ngôn ngữ học Đặng Ngọc Lệ, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP. HCM đã nói rằng: “Hiện nay có một vài tờ báo khá lạm dụng thuật ngữ tin học, cho như thế là phù hợp với tuổi học trò. Điều đó hoàn toàn sai, bởi nó làm lu mờ tiếng Việt vốn độc đáo và giàu biểu cảm; làm hỏng chữ viết, tạo ra tiền lệ không nên có đối với lứa tuổi học sinh. Do sự tiến bộ của công nghệ thông tin mà những thuật ngữ tin học có thể dùng khi giao tiếp đơn giản, nhưng nếu dùng vào văn viết là hoàn toàn sai. Nếu cứ để học sinh “lậm” vào cách giao tiếp theo kiểu như thế ngay ở chốn học đường, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt!” [6]

Quả thật sự ra đời và thay đổi chóng mặt của ngôn ngữ chat lúc bấy giờ đã gây sự bàng hoàng và khó chấp nhận đối với thế hệ cũ, Tiến sĩ ngôn ngữ học Hoàng Anh - Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng: “Hiện tượng nói và viết tiếng Việt tùy tiện, bừa bãi trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là ngôn ngữ trên mạng đang diễn ra phổ biến, khiến nhiều bậc phụ huynh phải lên tiếng. Sử dụng ngôn ngữ tuỳ tiện, cẩu thả. Việc lạm dụng ngôn ngữ tiếng lóng của giới trẻ hiện nay là một điều rất nguy hiểm. Điều đáng nói là thứ ngôn ngữ này đang trở thành trào lưu mạnh mẽ đến nỗi nếu học sinh nào không sử dụng nó thì lập tức bị coi là lỗi thời, không sành điệu. Khi thứ tiếng “lai căng” này được đưa vào các ngôn ngữ chính thức như một thói quen vô thức của giới trẻ sẽ dẫn đến sự lệch chuẩn, mất phông văn hoá[7].

Hiện nay vẫn có rất nhiều ý kiến phản đối ngôn ngữ chat, mà một bộ phận đông đảo trong đó là các nhà văn, các giáo viên dạy văn, cô Hoàng Thị Thu Hiền, giáo viên văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, cũng cho rằng nhiều học sinh ngày nay dùng ngôn ngữ vô thưởng vô phạt, thiếu ý thức. Những em học lực không giỏi thường sử dụng thứ ngôn ngữ này. Ngoài ra, tiếng Anh cũng đã xâm nhập sâu vào thói quen sử dụng từ ngữ của học sinh. Ví dụ, trong khi thuyết trình về văn học dân gian, đến cuối bài, các em viết “thank you” (cảm ơn), hay thậm chí quen miệng nói “ok” với cả giáo viên. [8]

Lo lắng về vấn đề này, Thạc sĩ Hoàng Trung Sơn đã chia sẻ: “Bản thân tiếng Việt rất giàu đẹp, phong phú nên việc sử dụng ngôn ngữ @ sẽ gây khó chịu cho người khác, điều này phần nào ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt khi viết các văn bản chính thống.” [9]

Trường phái phản đối luôn tồn tại suốt quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ chat. Trong trường phái này sảm tạp những ý kiến khách quan và phi khách quan, lý tính và phi lý tính, khoa học và phi khoa học. Những ý kiến phản đối có thể bắt nguồn từ định kiến xấu về mạng internet, hoặc cũng có thể bắt nguồn từ lý luận: “Ngôn ngữ được sáng tạo để giao tiếp và hiếu biết lẫn nhau, ngôn ngữ chat khó hiểu và quá xa lạ, nó đã vi phạm quy luật cơ bản của ngôn ngữ” … Dù bắt nguồn như thế nào, các ý kiến trong trường phái phản đổi này đã dần thu hẹp lại trong thời gian gần đây bởi sự chèn ép của hai trường phái mới xuất hiện là “chấp nhận, bàng quan” và “chấp nhận, dẫn dắt”.

b.      Chấp nhận, bàng quan:

Cùng với sự lớn mạnh đột biến không thể ngăn cản của ngôn ngữ chat trong những năm gần đây, các giáo sư tiến sĩ đã vào cuộc và tiến sâu vào nghiên cứu “mổ xẻ” ngôn ngữ chat. Giáo sư Nguyễn Văn Khang đã khẳng địng rằng ngôn ngữ chat không thể xóa bỏ được, bởi “khi nào còn tồn tại cư dân mạng, còn tồn tại nhóm xã hội của giới trẻ, thì còn ngôn ngữ đó. Quy luật phát triển là xã hội luôn vận động, ngôn ngữ cũng vậy, có cái sẽ được tiếp nhận, nhưng có cái sẽ bị đào thải.” [10]

Đồng ý với suy nghĩ trên cũng có nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhà văn danh tiếng như:

- PGS. TS ngôn ngữ học Phạm Văn Tình, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư cũng nói: “Đây là một hiện tượng ngôn ngữ mới xuất hiện vài năm trở lại đây và có xu hướng ngày càng rộ lên. Thực chất đây chỉ là cách nói vui đùa, tếu táo, sử dụng ngôn ngữ với cách biến âm, ghép âm cho có vần điệu. Những cách nói này mang ý nghĩa giải trí nhiều hơn, tuy nhiên không phải là không có những câu cũng có ý nghĩa nhận thức cuộc sống. Có thể nói lối nói vui nhộn này là một hình thức để các bạn trẻ khẳng định mình, đồng thời cũng là cách để giải tỏa áp lực học hành, những stress trong cuộc sống, nên hoàn toàn có thể chia sẻ và thông cảm được.” [11]

- PGS. TS. Hoàng Anh Thi (khoa Ngôn ngữ học, đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội) cho rằng không có qui định cấm sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp cá nhân, hãy để nó diễn ra tự nhiên. [12]

- Nhà văn Văn Giá, chủ nhiệm khoa Viết văn, Đại học Văn hóa Hà Nội, cho rằng, sự vận động của đời sống ngôn ngữ trong giao tiếp có thời gian đóng băng nhưng cũng có thời gian nở rộ: “Phải thừa nhận rằng cách sử dụng ngôn ngữ thông minh, linh hoạt, và năng động của các em làm cho ngôn ngữ không bị đóng băng cằn cỗi mà trở nên sinh động hơn… Chúng ta không nên quá lo lắng mà hãy có cái nhìn bình tĩnh. Những lối nói vui vui, vô hại có thể sẽ tồn tại, còn những cái không tốt, không hay chắc chắn sẽ bị cuộc sống tự thanh lọc, không còn đất sống” 7

Tất cả những ý kiến trên đều cho rằng nên nhận ngôn ngữ chat một cách khách quan và bình tĩnh, họ không hoàn toàn ủng hộ ngôn ngữ chat, nhưng cũng không phản đối, bởi bản thân tiếng Việt có sức sống nội tại rất lớn và mãnh liệt, qua thời gian, tự nó đã biết chắt lọc những tinh hoa của các ngôn ngữ khác (theo cô Hoàng Thị Thu Hiền, Báo Người lao động online: “Nguy cơ… quên tiếng Việt”).

Tóm lại, những cái nhìn trong trường phái “chấp nhận, bàng quan” chỉ là một nhân chứng ghi nhận lại sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ chat như một loại hình ngôn ngữ mới của tiếng Việt hiện đại.

c.      Chấp nhận, dẫn dắt:

Tìm hiểu sâu và có những cách nhìn khách quan về ngôn ngữ chat, nhiều nhà nghiên cứu không chỉ dừng lại ở mức bàng quan mà sẵn sàng bước vào môi trường ngôn ngữ chat và tìm tòi con đường dẫn dắt để giới trẻ dùng ngôn ngữ chat đúng đắn.

“Hiện nay, nếu cứ bắt học sinh phải theo nếp nghĩ cổ truyền của người lớn thì rất khó. Phải chấp nhận những biến đổi của các em. Vấn đề cần thiết là phải giáo dục cho các em nên và không nên sử dụng ngôn ngữ @ trong hoàn cảnh nào” - cô Phùng Thị Nguyệt Thu nói (trích Báo Người lao động online: “Nguy cơ… quên tiếng Việt”).

Có cùng suy nghĩ như trên, Tiến sĩ Trần Hoàng cho biết, hiện nay nhà trường, báo chí, xã hội cũng đã bước vào “sân chơi ngôn ngữ chat”. Chị Nguyệt Ánh (nhân viên công ti Ibasic Việt Nam) tiếp lời: “Thầy cô đóng vai trò rất quan trọng, định hướng cho teen cách tôn trọng và yêu tiếng Việt. Hãy xem ngôn ngữ chat đơn thuần chỉ là một trò chơi với từ ngữ thôi”.[13]

PGS-TS Đặng Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TPHCM, cũng cho rằng: “Việc giới trẻ sử dụng ngôn ngữ @ không ảnh hưởng nhiều đến ngôn ngữ tiếng Việt nhưng có thể ảnh hưởng đến lối sống của lớp trẻ. Do vậy, nhà trường cùng với gia đình cần có sự giáo dục, nhắc nhở đối với giới trẻ khi chúng sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực không đúng nơi, đúng lúc.” (trích Báo Người lao động online: “Nguy cơ… quên tiếng Việt”).

Bàn về việc này, báo Mực Tím cũng từng mở một bàn tròn đối thoại nóng giữa các bạn teen và 2 vị khách mời: Tiến sĩ Trần Hoàng (Giảng viên khoa Ngôn ngữ học, ĐH Sư phạm TP. HCM) và nhà văn trẻ Lưu Quang Minh để giải mã câu hỏi: “Sử dụng ngôn ngữ chat ở đâu, trong hoàn cảnh nào?”

Ngoài những ý kiến trên, nhiều bài báo cũng xuất hiện để trả lời cầu hỏi trong bàn tròn Mực Tím như”Ngôn ngữ chat và sự trong sáng tiếng Việt” (báo Hà Nội mới), “Ngôn ngữ thời @: Nên chấp nhận đến đâu?” (báo SGTT)…v. v.

Theo thời gian, trường phái “chấp nhận, dẫn dắt” đang ngày càng lớn mạnh, điển hình là sự xuất hiện của lời đề nghị “Đưa ngôn ngữ chat vào từ điển” của GS. TS Nguyễn Đức Dân cùng quyết định “bổ sung 4 kí tự F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt” của Bộ GD-ĐT.

Như vậy, hầu hết những người trong trường phái “chấp nhận, dẫn dắt” luôn tràn đầy nhiệt huyết trong việc giải mật mã ngôn ngữ chat, hòa mình với tuổi teen. Họ cho rằng ngôn ngữ là hiện tượng xã hội không ngừng phát triển, chấp nhận và tìm hiểu sự biến hóa và phát triển của ngôn ngữ chat không chỉ thể hiện sự tôn trọng quy luật phát triển của ngôn ngữ mà còn tôn vinh hình ảnh của một tiếng Việt giàu đẹp đầy sức sống, một dân tộc Việt Nam bao dung cùng tự tin, đồng thời thông qua đó, đánh thức tình yêu với tiếng Việt, khơi gợi tinh thần bảo về ngôn ngữ dân tộc của giới trẻ.

 

8.      Cấu trúc đề tài:

Đề tài được chia thành 3 phần chính:

*                                                                                                                                                                                                                                                            Phần mở đầu: bao gồm lý do nghiên cứu đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu.

*                                                                                                                                                                                                                                                            Phần nội dung gồm 3 chương:

ü                                                   Chương I: Lý thuyết chung về ngôn ngữ chat của teen

ü                                                   Chương II: Thực trạng sử dụng ngôn ngữ chat của teen

ü                                                   Chương III: Các tác động của ngôn ngữ chat của teen &phương hướng điều chỉnh ngôn ngữ chat của teen

*                                                                                                                                                                                                                                                            Phần kết luận

*                                                                                                                                                                                                                                                             Phụ lục

*                                                                                                                                                                                                                                                            Tài liệu tham khảo

 

Chương I: Lý thuyết chung về ngôn ngữ chat của teen

1.      Các khái niệm cơ bản:

Tuổi teen: Trong tiếng Anh, có một số tổ hợp được sử dụng rộng rãi: teenage dùng để chỉ các thanh thiếu niên có độ tuổi từ 13 đến 19[14].

·        Lí do thứ nhất là các từ chỉ tuổi này đều có tố teen: thirteen (13), fourteen (14), fifteen (15), sixteen (16), seventeen (17), eighteen (18), nineteen (19).

·        Lí do thứ hai (mà là quan trọng nhất) là đây là từ chỉ lớp tuổi mới lớn (dậy thì) và đang lớn tới độ trưởng thành. Thanh thiếu niên độ tuổi này có sự thay đổi nhiều về thể chất, tâm sinh lí, chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía môi trường sống cũng như cách thức giáo dục.

            Tiếng Việt không có từ nào định danh chuyên chỉ thanh thiếu niên độ tuổi 13 đến 19 như thế. Nên tuổi teen là một cách chuyển di lối nói, xuất phát từ âm và nghĩa của một từ tiếng Anh. Nó có giá trị khá rõ ràng, ngắn gọn và chính xác. Bởi vì nếu chuyển từ tiếng Anh nay sang tiếng Việt nói cho đủ là : “tuổi mười ba đến mười chín” thì dài, tính định danh không cao, không thật hay, không tiện lợi cho giao tiếp. Tổ hợp “tuổi teen” là một giải pháp tình thế chấp nhận đươc.

            Chúng ta cũng cần phải hiểu khái niệm “ngôn ngữ”: “Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và phát triển[15]. Ngôn ngữ còn được hiểu là “hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu hiện, phép ẩn dụ, và một loại ngữ pháp theo logic, mỗi cái đóbao hàm một tiêu chuẩn hay sự thật thuộc lịch sử và siêu việt[16]. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu hay chữ viết và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa và ý nghĩ. Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp giữa người với người và nó chỉ thực sự được công nhận khi có sự tương tác giữa người muốn truyền đạt ý nghĩ với người tiếp nhận ý nghĩ, nói cách khác sự hiểu biết về ngôn ngữ của nhau cũng như việc sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả là những điều kiện cần và đủ để công nhận tính hữu dụng thứ ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng. Dựa trên những khái niệm về ngôn ngữ của các nhà triết gia, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định ngôn ngữ chat của tuổi teen hiện nay cũng mang lại những tác dụng truyền đạt như ngôn ngữ chính thống chỉ có điều nó đã hoàn chỉnh hay chưa mà thôi.

            Ngôn ngữ chat của teen cũng bao hàm hệ thống hoàn chỉnh các kí hiệu mang ý nghĩa trong giao tiếp hoặc biểu hiện nội dung cần truyền đạt. bằng việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một loại ngôn ngữ hoàn chỉnh như có một hệ thồng chữ viết thống nhất với những qui định thống nhất, có thể truyền đạt ý nghĩ giữa người với người. Nó đã phản bác lại những quan điểm cho rằng đây là thứ ngôn ngữ hỗn tạp, phát triển một cách không có hệ thống, không thống nhất. Sau hình thành và phát triển của ngôn ngữ chat tuổi teen, một số nhà nghiên cứu đã nhận định “ngôn ngữ chat tuổi teen hay còn gọi là ngôn ngữ @ thực chất là một thứ ngôn ngữ được thay đổi từ các loại hình ngôn ngữ chính thống, ở việt nam thì đó là sự biến dạng từ tiếng việt, nó bao gồm sự kết hợp của những ký hiệu khác nhau và thường được sử dụng trên mạng Internet, cụ thể là trên các nhật ký các nhân (blog), trên các diễn đàn (forum), mạng xã hội (social network), các công cụ trò chuyện trực tuyến khác (yahoo messenger…), đặc biệt là trong tin nhắn điện thoại (sms).” [17]

            Ngôn ngữ chat của teen chỉ là một biến thể của ngôn ngữ tiếng việt, chứ không phải là ngôn ngữ hoàn toàn mới được sáng tạo một cách triệt để mà không dựa trên bất cứ một ngôn ngữ sẵn có nào, nói tóm lại ngôn ngữ chat của teen chỉ là một hướng rẽ trong sự phát triển của tiếng việt để phù hợp với thời đại số, nó cũng chỉ chủ yếu dược sử dụng trên internet hay tin nhắn điện thoại.                      

2. Ngôn ngữ chat của tuổi teen ở Việt Nam:

2. 1 Sơ lược nguồn gốc hình thành của ngôn ngữ chat [18]:

Sự phát triển của ngôn ngữ chat gắn liền với sự phát triển của internet và điện thoại di động. Cuối năm 1992, tại châu Âu, sms được phát triển một cách rộng rãi. Trong khi đó ở Mĩ người ta lại chuộng IM và email. Công ngệ ngày càng phát triển kéo theo các hệ thống SMS và IM ngày càng đi vào đời sống hơn. Tuy nhiên sự kiện đánh dấu sự ra đời manh nha của ngôn ngữ chat ngày nay chính là việc một bộ phận người từ thời victoria đã viết tắt do sự giới hạn dung lượng tin nhắn trong 160 kí tự. Từ đó, ngày càng có nhiều chữ viết tắt được sử dụng trong tin nhắn điên thoại và trên mạng internet. Các bạn trẻ cảm thấy đây là một hình thức giao tiếp mới mẻ vì vậy họ đã sáng tạo nhiều hình thức viết tắt hơn nưa. Cùng với sự phát triển của các công cụ như yahoo messenger, facebook, twitter, …ngôn ngữ chat của teen ngày càng phát triển một cách đa dạng với những ký hiệu rất phong phú.

2. 2 Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ chat ở Việt Nam [19]:

            Ngôn ngữ chat không chỉ được giới trẻ châu Âu ưa dung mà cả ở các nước châu Á cũng rất phát triển trong cộng đồng teen. Tuy nhiên sự xuất hienj của ngôn ngữ chat của Việt Nam còn chậm hơn rất nhiều so với thế giới bởi khoa học công nghệ caoowr nước ta phát triển chậm hơn so với nhiều nước khác trên thế giới. Chỉ từ năm 2004 trở đi, mạng internet và điện thoại di động mới thực sự được phổ biến rộng khắp và bắt đầu đi vào thời kì phát triển nhanh. Cộng đồng mạng tăng đột biến về lượng nhờ sự ra đời của yahoo blog ở Việt Nam. Để tiết kiệm thời gian, các bạn trẻ đã bắt đầu viết tắt những chữ như “j” thay “i”, …dần dà thành thói quen. ban đầu mọi người có thể thấy lạ nhưng sau quá trình học hỏi từ nhau, người này truyền cho người kia cũng như sự sáng tạo của từng người mà ngôn ngữ chat trở nên phổ biến khi viết blog, nhắn tin qua điện thoại di động hay chat qua mạng.

Năm 2007 là thời kì bùng nổ của ngôn ngữ mạng. Sự bùng nổ của Internet đồng thời với sự thay đổi của xã hội, từ một xã hội khá bảo thủ sang một xã hội cởi mở. Xã hội cởi mở, dòng thông tin, lối sống phong cách phương Tây, phương Đông ồ ạt tràn vào Việt Nam. Giới trẻ là những người thích thú nhất. Họ học tập, sáng tạo, áp dụng và làm ra cái mới của riêng họ, để thể hiện mình. Đối với teen đấy là ngôn ngữ của cá tính và phong cách, ngôn ngữ sẽ thú vị hơn nếu không giống ai. Thực tế, những kí tự ấy xuất phát từ việc nhắn tin. Để nhắn tin nhanh thì “i” => “j”, “b” => “p”, …. Rồi viết tắt đến mức tối thiểu.

*     Lý do loại ngôn ngữ này phát triển nhanh chóng ở Việt nam:

· Về mặt khách quan: đó là những nguyên nhân ngoài ngôn ngữ như: xu hướng đổi mới, sự thay đổi, sự hội nhập, các trào lưu xã hội, sự bùng nổ của Interrnet…và trong ngôn ngữ, đó chính là quy luật tiết kiệm. Đó là quy luật không ai có thể phá vỡ nổi, không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được, dù ghét nó người ta cũng phải nhượng bộ.

· Về mặt chủ quan : tuổi teen muốn tìm sự khác biệt, mới lạ. Họ muốn khẳng định mình trước người lớn, để người lớn phải tôn trọng. Tư duy cần phải tạo nên sự khác biệt đã ăn sâu vào giới trẻ hiện nay.

Tuổi teen thích sử dụng ngôn ngữ chat là vì: Tuổi teen là lứa tuổi có đặc trưng tâm lí thích cái mới, thích khám phá và khẳng định “đẳng cấp” của bản thân. Nên họ dễ bị thu hút vào những trào lưu mới mang đặc trưng phong cách của lứa tuổi mình. Tuổi teen có thể làm chủ được một điều mới lạ mà người lớn không hề biết được. Nên họ cảm thấy thích thú và xem khả năng làm chủ đó thể hiện “đẳng cấp” của thế hệ mình. Sự ra đời của ngôn ngữ tuổi teen gắn liền với mức độ phổ biến của công cụ máy tính và điện thoại di động đối với thế hệ trẻ. Ngôn ngữ tuổi teen rõ ràng đã mang lại những hiệu quả sử dụng nhất định, đáp ứng được phần nào nhu cầu giao tiếp của giới trẻ hiện nay : thể hiện sự nhí nhảnh yêu đời của giới trẻ, biểu lộ cảm xúc rõ nét hơn và thu hẹp khoảng cách giao tiếp trên “không gian ảo”, giảm bớt những cảm xúc đau buồn và sự thô thiển, cộc cằn trong nhiều tình huống so với sử dụng ngôn ngữ bình thường. Tiện lợi trong quá trình sử dụng về mặt thời gian, tính bảo mật.

2. 3 Các quy luật chuyển đổi, các loại mật mã trong ngôn ngữ chat của teen ở Việt Nam.

Sau quá trình tìm hiểu về những biến thể của ngôn ngữ chat, các hình thức chat của teen hiện nay cùng với việc điều tra thực tế việc sử dụng ngôn ngữ chat của các ban trẻ, chúng tôi tạm thời chia hình thức viết ngôn ngữ @ thành 2 hình thức [20]:

A. HÌNH THỨC VIẾT TẮT TỰ TẠO:

Viết tắt tự tạo rất phổ biến ở các phòng chat hoặc trong tin nhắn điện thoại di động. Đây là cách viết tắt không theo một quy luật chung nào. Thỉnh thoảng nó có theo một quy luật thì cũng chỉ áp dụng cho một số từ thường dùng. Theo khảo sát, viết tắt tư tạo được sử dụng

Một số cách viết tắt trong ngôn ngữ chat:

·      Chữ “đi” thành “dj”

·      “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, …

·      “bây giờ” thành “bi h”

·      “biết rồi” thành “bit rui”

·      “qu” thành “w”

·      “gì” thành “j”

·      “ơ” thành “u”

·      “ă” thành “e”

·      “ng” thành “g”

·      Em thành “m”, “e”

·      Anh thành “n”, “a”

·      Chèn tiếng anh vào: Để thể hiện “đẳng cấp nhắn tin”, bên cạnh việc nhắn tin ít kí tự, những người nhắn tin còn thông qua hình thức chèn tiếng anh vào tin nhắn. Ví dụ các tin nhắn ngắn gọn chèn tiếng anh khá thông dụng như sau:

“2day u co ranh o?” (hôm nay bạn có rảnh không?”

“I nho. thanks U da nhac” (tôi nhớ. cảm ơn bạn đã nhắc)

“g9” = “good night” = “chúc ngủ ngon”

“2day” = “today” = “hôm nay”

“2nite” = “tonight” = “tối nay”

“if” = “nếu”

vv

*     Ưu điểm và hạn chế của viết tắt tự tạo:

·        Ưu điểm của ngôn ngữ chat theo hình thức viết tắt tự tạo là khi quen dùng thì cũng thành một quy luật nào đó cho một số từ thường dùng và ta viết được rất ngắn một số chữ thường dùng, ví dụ “không” thành “0”, “ko”, “kk”, “k”, “kg” giữa tôi và bạn A, ký hiệu “0”, “ko”, “k”, “kk” hay “kg” sẽ mang ý nghĩa là “không” nhưng giữa tôi và bạn B thì “k” lại có thể có ý nghĩa là “ok”, “kk” có nghĩa là “very good”.

·        Hạn chế của ngôn ngữ chat theo hình thức viết tắt tự tạo là:

ü  Chỉ viết tắt được một ít chữ thường dùng, chứ không áp dụng được tất cả các từ khác có vần tương tự

ü  Ký hiệu riêng thường không thống nhất giữa các nhóm nên chỉ những người trong nhóm mới hiểu được nhau, người ngoài nhóm muốn hiểu cũng hơi khó và có thể hiểu lầm.

B. HÌNH THỨC VIẾT TẮT THEO QUY LUẬT CHUNG.

·        Viết tắt chữ không dấu:

ü  Phụ âm đầu chữ:

Có 9 qui ước:

F thay cho PH…. vd: “fai” = “phải”

C thay cho K…. vd: “ce” = “ke”, “cim” = “kim”

K thay KH…. vd: “ki ko kan” = “khi kho khan”

Z thay D…. vd: “zu zi” = “du di”, “zo zu” = “do dư”

D thay Đ …. vd: “zi zau zó” = “đi đâu đó”, “zo do” = “do đó”

J thay GI …. vd: “ju jn jay j” = “giu gin giay gi”

G thay GH …. vd: “ge” = “ghe”, “gi” = “ghi”

NG thay NGH…vd: “nge” = “nghe”, “ngi” = “nghi”

Q thay QU…. vd: “qay qan” = “quay quan”, qe qan” = “que quan”, “qet” = “quet”

ü  Phụ âm cuối chữ:

Có 3 qui ước:

G thay NG ….. vd: “xoog” = “xoong”, “kog mog” = “khong mong”

H thay NH…. vd: “hoah” = “hoanh”, “hueh” = “huenh”, “bah” = “banh”

K thay Ch…. vd: “hoak” = “hoach”, “nguek” = “nguech”, “sak” = “sach”

ü  Vần không dấu “nguyên âm kép +chữ cái” :

Đây là phần cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng vì trình bày cách viết tắt có hệ thống cho 39 vần không dấu, vốn có 3 hoặc 4 chữ cái xuống còn 2 chữ cái mỗi vần.

Tiếng việt hiện có tất cả 44 vần không dấu “nguyên âm kép +chữ cái”, trong đó 5 vần oong, oanh, uenh, oach, uech dẫ được viết tắt là “oog”, “oah”, “ueh”, “oak”, “uek” như đã trình bày ở trên.

Còn lại 39 vần:

UA: uat, uan, uang, uay.

OE: oet, oen, oem, oeo

IE: iet, iep, iec, ien, iem, ieng, ieu

YE: yet, yen, yem, yeng. yeu

OA: oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao

UO: uot, uop, uoc, uon, uom, uong, uoi, uou

UYE: uyet, uyen

Trong đó có

            Các nguyên âm kép: ua, oe, ie hayye, oauo, uye

            Các chữ cái cuối: t, p, c, n, m, ng, i hay, u, o

39 vần này dược viết tắt còn 2 chữ cái cho mỗi vần bằng cách: rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm, thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác.

Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm có 6 qui ước và 1 ngoại lệ:

“A” = “ua”, “E” = “oe”, “I” = “ie” hay “ye”, “O” = “oa” (ngoại lệ “A”= “oat” hay cho vần “oay”), “U” = “uo”, “Y” = “uye”

Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác có 8 qui ước:

“D” = “t”, “F” = “p”, “S” = “c”, “L” = “n”, “V” = “m”, “Z” = “ng”, “J” = “I” hay “y”, “W” = “o” hay “u”

Ráp 6 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta viết tắt được 39 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái. Do đó chỉ cần nhớ 14 qui ước trên ta dễ dàng nhớ được 39 vần viết tắt sau:

ad, al, az, aj, … (uat, uan, uang, uay)

ed, el, ev, ew, … (oet, oen, oem, oeo)

id, if, is, il, iv, iz, iw, … (iet, iep, iec, ien, iem, ieng, ieu)

id, il, iv, iz, iw, … (yet, yen, yem, yeng, yeu)

od, os, of, ol, ov, oz, ọ, ai, ow, … (oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao)

ud, uf, us, ul, uv, uz, ụ, uw, … (uot, uop, uoc, uon, uom, uong, uoi, uou)

yd, yl, … (uyet, uyen)

·        Viết tắt chữ có dấu:

Viết tắt chữ có dấu cũng tựa như viết tắt chữ không dấu.

Ngôn ngữ chat luôn rất ngắn như: wá (quá), wen (quen), wên (quên), iu (yêu)

lun (luôn), bùn (buồn), bit k? (biết không?), bít rùi (biết rồi), mí (mấy).

Và rất mới như: chuối (dở hơi), khoai (khó), phở (đẹp đẽ, ngon lành),

 vãi (kinh khủng), hic (buồn), ….

Từ những câu đơn giản

pạn pao nhiu tủi ?” (bạn bao nhiêu tuổi),

pạn kóa số phone hem ?” (bạn có số điện thoại không ?),

đâu gòi, seo hem chả lời zì hít zạ?” (đâu rồi, sao không trả lời gì hết vậy?)…

Đây là một loại biến thể “gần âm, cùng nghĩa” : Biết = bít, viết = vít, c = k (có = kó), b =p (bé = pé), trời ơi = chài oai = cha`j oj, buồn = bùn = pùn, vui = zui…Đến những lời nói phức tạp như:

tuj wen^ rỌi di3n cho4 yOu mờ yOu zận d3n 1 tu4n l3. N3u h3m thyk chOj zOj tuj nữ4 thuj! (Tôi quên gọi điện cho bạn mà bạn giận đến một tuần lễ. Nếu không thích chơi với tôi thì thôi),

“mài bj’k kai’ chje^n kon Bjk’ bj mẹ nóa ka^’m hem choa la^’y xe dj hem? ku~g bun` choa nóa thjk!” (Mày biết cái chuyên con Bích bị mẹ nó cấm không cho lấy xe đi không? Cũng buồn cho nó thật)…

“4nh o? da^y giu*a~ d0‘ng -do*j‘ la. c l0ng~… ng0n’g ch0*‘ aj -da~ ba0 la^n‘ fu

Một số nguyên âm bị các Chat thủ làm méo mó dị dạng, khiến các câu chữ đọc lên nghe như tiếng nhõng nhẽo, ngọng nghịu của mấy em bé hay lắc đầu nguầy ngậy kiểu “hổng thèm đâu” (hỏng xèm âu).

Vd: l thành n, a thành e, êu thành iu;ô thành uê thành i; ôi thành oai, uithành oa. Bạn có thể tìm ra một đoạn văn như thế này trong một forum:

“Thông béo thông béo, tui xin kiu gọi các thành viên hãy tích cực hưởng ứng việc đội mũ bẻo hỉm khi đi ra đường nghen. Vì seo à? Để bẻo đẻm en tòn dzì cái đầu của mình là quan trọng nhứt mờ. Hơn nữa, bi giờ cũng có nhìu kỉu địp lém đóa. Nhà tui vừa mở tịm bán mũ bẻo hỉm, ai có théc méc gì thì gọi cho tui ở số đt: 090xxxxx. Mong pà kon đìu ủng hộ. Kakaka…”

 (“Thông báo thông báo, tui xin kêu gọi các thành viên hãy tích cực hưởng ứng việc đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường nghen. Vì sao à? Để bảo đảm an toàn vì cái đầu của mình là quan trọng nhất mà. Hơn nữa, bây giờ cũng có nhiều kiểu đẹp lắm đó. Nhà tui vừa mở tiệm bán mũ bảo hiểm, ai có thắc mắc gì thì gọi cho tui ở số ĐT: 090xxxx. Mong bà con đều ủng hộ. Kakaka…”)

Cao siêu hơn, gần đây tuổi teen đã cải tiến và cho ra đời một loại Ngôn ngữ @ version 2 hay còn gọi là… Mật mã @, tuy nhiên khảo sát cho thấy lượng người sử dụng loại mật mã này chỉ chiếm 5% trong tổng số người dùng ngôn ngữ chat … 

“***]`])iF_µ`/vµº][“ ][º]”……. !!!
 (º” ][†|µ][ (¬? ])]F_µ` †† |Cl† §µ ]<º ††|F_? 3]F_†” †Pvµº (“]) (. 3º]~ (Cl]” v]F_][~ (Cl][† |? ]<†|] ])º” ])]F_][~ PvCl v/Cl” †|ºCl][` †|Clº?, v/Cl” ]) F_]º ]<†|]F_][“ PvF_ ]_Cl]v[` †µº][ (¬? §F_~ (º” 1 ]v[º]” †]][†| ])Cl]` ]_Clµ. †|Cl] ][Cl]v[ (µ][ (¬~ ]_Cl` 1 ]<†|ºCl][ (¬~ ††|º]` (¬]Cl][ v/Cl” ])Cl]`. PvF_ ††|Cl† §µ ]v[Cl][~ ][ (¬µ¥][ /º]” ])] F_µ` ][Cl¥`. ][†|µ][ (¬ /vº] ††|µ” (†|Cl][ (¬~ 3Clº (¬]º`”3Cl][ (¬` ]º†|Cl][ (¬?” (Cl~. ][†|µ][ (¬~ ]<†|º” ]<†|Cl][, (µ][ (¬` (µ (, ] [†|~ 3] v/Cl][, ])Clµ ]<†|º~, /vCl†” ][]F_/v` †]][, ][†|~ ]_º †ºCl][, /vCl†” /vCl†” ***` (µº]” (µ][ (¬` ]_Cl` ][†|~ (¬]º† ] [µº (“ /vCl†” ]_Cl` ][†|µ][ (¬~ ])]F_µ` ]_µº][ (¬Cl][“ ]_]F_][` vº]” /vº]~ (º][ ][ (¬µº]`. (º” Cl] ])º” ][º]” PvCl][ (¬`” (†|]? ] <†|] ][Clº` 3Cl][ ])Clµ ]<†|º? ])F_][“ 99% ††|]` ]_µ (“])º” 3Cl][ §F_~ ])º][“ ][†|Cl][ ]) (1% ][]F_/v` †|Cl][†| ]º†|µ (“***” /vº]” †|]F_µ? ]) ( (¬]Cl” †Pv] ])] (†|” ††|µ (ºF (µº (§º][ (¬”. († |Cl][ (¬? ]_F_~ (§ ††|Cl† §µ ][ (¬†|]F_† ][ (¬Cl~ ])F_][“][†|µ vCl¥?”

Tạm dịch là: “Vài điều muốn nói.

 Có những điều ko thể bít trước được, bởi cái viễn cảnh khi đó diễn ra quá hoàn hảo, quá đẹp khiến lầm tưởng sẽ có 1 mối tình dài lâu, 2 năm cũng là 1 khoảng thời gian quá dài, thật sự mãn nguyện với điều này. Nhưng mọi thứ chẳng bao giờ “bằng phẳng” cả. Những khó khăn cùng cực, những bi quan, đau khổ, mất niềm tin, những lo toan, mất mát... Cuối cùng là những giọt nước mắt, là những điều luôn gắn liền với mỗi con người. Có ai đó nói rằng: “Chỉ khi nào bạn đau khổ đến 99% thì lúc đó bạn sẽ đón nhận được 1% niềm hạnh phúc... mới hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Chẳng lẽ thật sự nghiệt ngã đến như vậy?”

Nhiều bạn trẻ biết ngoại ngữ bập bõm cũng không ngần ngại chêm vào câu nói hoặc viết xen với tiếng Việt một cách vô tội vạ. Cụ thể, trong ngôn ngữ của giới trẻ, những từ “like is afternoon” (thích thì chiều), “no table” (miễn bàn), “know die now” (biết chết liền) hay “lemon question” (chanh + hỏi thành chảnh)… rất phổ biến. Đặc biệt, nhiều câu còn được các em sáng chế rất thô tục, đại loại như: “I want to kiss toilet you” (anh muốn cầu hôn em) hay ngay câu “sugar sugar ajinomoto ajinomoto” thì ngay cả người nước ngoài cũng không thể ngờ câu này có nghĩa là “đường đường, chính chính”. Thậm chí, một số bạn cho rằng, tiếng Việt không đủ để diễn đạt ý nghĩ, nên mới “chế” ra ngôn ngữ như vậy.

Ngôn ngữ mạng còn có hàng loạt những kiểu chơi chữ hay tiếng lóng thời đại, dùng lâu nay đã trở thành quen thuộc như: xịn, chảnh, chán như con dán, xinh như tinh tinh, tinh vi sờ ti con gà ri, già khốt ta bít, hiểu chết liền, biết chết liền…

 

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHAT CỦA TEEN

 

Hiện nay, việc sử dụng ngôn ngữ chat đã trở thành một vấn đề không hề xa lạ. Ngôn ngữ chat xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, đôi khi còn là công cụ để chứng tỏ “đẳng cấp” theo quan niệm của các bạn trẻ. Trong tán gẫu, nhắn tin hay thậm chí là trong học tập, họ không hề ngần ngại sử dụng ngôn ngữ chat.

1.      Trong hoạt động chat, nhắn tin:

Hiện nay, ngôn ngữ @, ngôn ngữ 9x hay còn gọi là ngôn ngữ tuổi teen đang tràn lan trên các kênh thông tin đại chúng. Một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ đang sử dụng loại ngôn ngữ này như một phương tiện giao tiếp chính trong cuộc sống. Lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký cá nhân (blog) hay thử tán gẫu (chat), chúng ta sẽ thấy tiếng Việt được các bạn trẻ thay đổi “tất tần tật” từ cách viết đến cấu trúc câu. Đối với họ, viết như thế mới là sành điệu, mới phù hợp với xu thế của giới trẻ.

Ngọc Hương, học sinh một trường THCS ở quận Bình Thạnh kể: “Dùng mấy từ ngộ ngộ như thế mới vui. Vào phòng chat mà không sử dụng ngôn ngữ chat thì quê lắm, không thể hiện được đẳng cấp gì cả. Vì thế mà các teen bây giờ đua nhau học từ vựng chat nhiều lắm chị ạ, học được từ vựng nào mới là đưa vào bộ nhớ ngay”. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ, thuộc nhóm tuổi teen, trong đó phần lớn là học sinh phổ thông.
Chúng tôi thử đăng ký làm thành viên để tham gia diễn đàn ABC. Vừa đăng nhập, đập vào mắt tôi là dòng chữ động chạy cắt ngang trang chủ tại mục Thông điệp yêu thương, trong đó có lời của nick pethuong301: “Tui là mem mới đêy. Xynk vừa đủ, sexy đủ xài, làm wen nhoa” (Tôi là thành viên mới đây. Xinh vừa đủ, gợi cảm đủ xài, làm quen nha).

Vào một trang nhật ký có tên H/P Ảo – Goodbye, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều những câu trao đổi theo kiểu “ngôn ngữ… tuổi teen”. Một thành viên tham gia diễn đàn nhận xét một chủ đề về ngành học của chủ nhân trang H/P Ảo – Goodbye, viết: “hj sao bạn bít mik học iều dưỡng…ước ao 1 mik tơi.. nhy?..”. Như một “làn sóng” dây chuyền, chỉ trong vài năm, cách nói, viết trên ngày càng lan rộng trong giới trẻ. Nhiều”teen” xem đó như là một”phát minh”, một thứ ngôn ngữ riêng giúp giới trẻ có thể trao đổi, bày tỏ mọi thứ. [21]

Dạo một vòng diễn đàn, mục nào cũng bắt gặp những kiểu nói “hiểu chết liền”, như: “Bữ4 h kó 4 ka’j sjh nhu*. t òi, nhu*n muh dzuj vj đc kon p4. n moj*” ; “mu*ng wé hok bj ở l4j lúp”... Tôi phải vừa đọc vừa đoán nghĩa là: “Bữa giờ có 4 cái sinh nhật rồi, nhưng mà vui vì được con bạn mời”, “mừng quá không bị ở lại lớp”. Nếu thành viên nào tham gia diễn đàn mà không hiểu những kiểu nói này sẽ chán và chóng rút lui. Vì thế, ai cũng theo đuôi dùng loại ngôn ngữ này. [22]

Tại các diễn đàn của học sinh Trường THPT M. Đ. C ở TP Hải Phòng, T. N. T ở Hà Nội hay L. Q. Đ ở TPHCM... , ngôn ngữ @ được dùng tá lả. Các chủ đề học sinh bàn luận khá lành mạnh, chủ yếu là học tập hoặc trao đổi về cuộc sống, tuy nhiên ngôn ngữ được dùng thì không thể hiểu nổi. Một đoạn đối thoại trên diễn đàn học sinh Trường THPT L. Q. Đ: Oceangirl: “ss đâu ùi, cả thèng red iu wí của em nữa!!!!sao bỏ fam zậy hở???nhớ ss zới red wa ah”. [23]

Những câu than vãn đầy”chất teen” như thế này đang tràn ngập trên các diễn đàn mạng: “Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den" anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam` j`” (Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang làm gì). “Nó lun mún nó of nó fone or nt or wan tâm như pạn nó vẫn thường thía mek dù zì nó là con gái làm shao có thía!!! …”. (Nó luôn muốn Nó của nó điện thoại, hay nhắn tin, hay quan tâm như bạn nó vẫn thường thế vì nó là con gái làm sao có thể...). “Tau pun ngu we” (Tao buồn ngủ quá). “Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo pun ngu wei zj?” (Biết rồi, mày mập như heo không biết sao buồn ngủ hoài vậy). [24]

Giáo sư Nguyễn Văn Khang: “Ngôn ngữ ‘teen’ nó mới và lạ, nó cũng có những đặc điểm rất riêng. Đó là nó đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn trong cách viết chính tả tiếng Việt; nó ngắn gọn đến mức không thể ngắn gọn hơn trong cách diễn đạt; nó biến báo các cách viết, cách diễn đạt theo phong cách cá nhân, tạo ra hàng loạt các biến thể tiếng Việt mới[25]. Ví dụ: “Hello everybody! Rất vui dc làm wen all member. Rảh chat nhé! Ax! quên số dt nà” (Xin chào mọi người! Rất vui được làm quen với mọi người/các thành viên/cả nhóm. Rảnh chát nhé! À, quên, số điện thoại này/nè); “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa); “Minh` xjn chia pun` dzoi ban nhaz. Chien tjnh` cua~ ban sao ma` chan wa".... chuc" ban tjm` duoc 1 tinh` iu moi" dza` hanh fuc" dzoi" tinh` iu do" nhaz ban” (Mình xin chia buồn với bạn nhé/nha. Chuyện tình của bạn sao mà chán quá. Chúc bạn tìm được một tình yêu mới và hạnh phúc với tình yêu đó).

Anh T.H - một cán bộ Đoàn tâm sự [26]: “Đã nghe nhiều và cũng từng đọc nhiều lần cái thứ ngôn ngữ là lạ của giới trẻ 9X qua một vài tin nhắn mà đứa em trai đang học ở Cần Thơ nhắn tin trước đây. Nhưng tôi thật sự sốc khi đọc được những dòng chữ quái dị mà một cô bạn đang là sinh viên năm nhất trường ĐH Văn Lang gửi qua chat cho tôi vào dịp 20-10 vừa qua. Lúc trước, đứa em trai gửi tôi một vài tin nhắn với ngôn ngữ kiểu @ ấy, tôi đã phải ngồi đọc mãi mới hiểu nó viết gì. Ví dụ như: “Em chut ar2 dzui dze trog ngey le tizh iu nha!” (tạm “dịch” là: em chúc anh hai vui vẻ trong ngày lễ tình yêu nha!), hoặc là: “Ar2 ui, hum ney em bun wa…” (tạm “dịch” là: Anh hai ơi, hôm nay em buồn quá). Mặc dù khó đọc và hiểu là vậy, nhưng tôi vẫn có thể hiểu được ngôn ngữ của em trai tôi nhắn, dù đó không phải là tiếng Việt cũng không phải là tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, với những dòng tin nhắn mà cô bạn học đại học Văn Lang nhắn cho tôi thì tôi xin bó tay, vì có ngồi nghĩ nát óc tôi cũng không tài nào có thể dịch ra được những gì cô ấy muốn nói. Cụ thể: “Zeu ngey moi a hog zi zau, a zhe wua trug dzon e, a zoi em wua Bih Qoi choi. Zeu a baz thi nhen tih e bit em koi pai zoi” hoặc một đoạn bị chuyển mã hoàn toàn”“... †|Cl¥ ]_Cl` (µ”])Cl] [†| (µº (“ /º] §º ]º†|Cl][... ???”…”

Những tưởng chỉ một vài bạn trẻ thế hệ 9X hoặc 8X mới lạm dụng kiểu ngôn ngữ Việt không ra Việt, Tây không ra Tây nào ngờ cái thứ ngôn ngữ quái đản kia lại đang trở thành một thứ ngôn ngữ thông dụng trong giới tuổi Teen hiện nay. Nó phổ biến rộng rãi đến mức ta có thể bắt gặp kiểu ngôn ngữ trên bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khi tham gia vào một vài diễn đàn, các forum chat hoặc các trang blog cá nhân.

Có rất nhiều dẫn chứng về việc lạm dụng quá nhiều tiếng lóng làm cho ngôn ngữ “chính thống” bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt mà tôi có dịp đuợc đọc, chẳng hạn như: “bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 12 roài… thí tụi mìn ko đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm… nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.

Với đoạn đối thoại trên, nếu không phải là dân chat chuyên nghiệp, chắc hẳn bạn sẽ không thể hiểu nổi “đoạn văn” đó nói cái gì? Sau nhiều lần chinh chiến tại các phòng chat tuổi Teen và nhức tung đầu tôi có thể tạm dịch đoạn thoại trên như sau: “Buồn quá mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 12 rồi… thế tụi mình không được vui như năm ngoái, nghĩ vậy thôi mà tao buồn ghê gớm… nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”.

Không dừng lại ở những phiên bản ngôn ngữ tiếng Việt quái đản kiểu trên. Tại một số trang blog cá nhân không ít các bạn trẻ tuổi Teen còn giới thiệu cho những ai không đọc được ngôn ngữ thời @ này thì dùng phần mềm V2V (tạm xem là công cụ “dịch” tự động Việt sang Việt, và còn “dịch” được cả”ngôn ngữ siêu Việt”) sẽ làm cho người đó biết chính xác ngôn ngữ của tuổi Teen đang sử dụng muốn nói gì. Tôi ví dụ: To^j dda^u co lo^~j gj` co* chu* (tôi đâu có lỗi gì cơ chứ), hoặc là 3m hj~u chj’t lj`n (Em hiểu chết liền)…

Những tưởng những thứ ngôn ngữ trên”sao hoả” trên sẽ bị chỉ trích, bài xích…Ấy thế mà thật bất ngờ làm sao, khi hiện nay có không ít tờ báo, đặc biệt là những tờ báo viết cho đối tượng tuổi Teen lại bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ Teen hay nói chuyện với nhau vào ngôn ngữ báo chí để làm tăng tính biểu cảm, sinh động cho bài viết của tác giả và gây được ấn tượng đối với độc giả. Ví dụ, mới đây trên trang viết của một tờ báo thuộc ngành đã đăng: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét như con bọ chét, nhỏ như con thỏ, tin vịt, chạy mất dép, bó tay. com, bốc hơi (biến mất), đít chai (kính), 2 (hi-chào), 4U (For you- cho bạn), 2NT (Tonight - tối nay), G92U (Good night to you)… đọc vào mà tôi nhức hết cả đầu, hoa hết cả mắt”

Một kiểu đối đáp cũng thường gặp trong câu chuyện của 9x hiện nay là kiểu “lôi bố mẹ vào cuộc”. Khi bất đồng quan điểm hay xích mích gì đó là các teen sẵn sàng: “Gọi bố mẹ mày ra đây nói chuyện với tao. Mày không có tư cách tranh luận với tao, nhá!” ; hoặc là: “Thằng Hùng Sơn (Sơn là tên bố Hùng) dạo này cặp với con Mai 10Anh hay sao í nhỉ? Thằng này lởm khởm thế mà số xuân ra phết!”.

Không chỉ có tiếng việt được “sáng tạo” mà ngay cả tiếng anh cũng được “biến hóa” tài tình qua cách sử dụng của giới 9x hiện nay. Sau đây là đoạn hội thoại ngắn với bố mẹ qua điện thoại của một bạn học sinh tên Trang ở quận 7: “Bố ơi, con không ăn cơm nhà tối nay nhé. Con có một cái party (bữa tiệc) không thể cancel (bỏ) được. Con sẽ về before eleven p. m (trước 11h tối). Bố không phải call (gọi) cho con đâu nhé…”.

Nhiều bạn trẻ biết ngoại ngữ bập bõm cũng không ngần ngại chêm vào câu nói hoặc viết xen với tiếng Việt một cách vô tội vạ. Cụ thể, trong ngôn ngữ của giới trẻ, những từ”like is afternoon” (thích thì chiều), “no table” (miễn bàn), “know die now” (biết chết liền) hay”lemon question” (chanh + hỏi thành chảnh)… rất phổ biến.

Đặc biệt, nhiều câu còn được các bạn sáng chế rất thô tục, đại loại như: “I want to kiss toilet you” (anh muốn cầu hôn em) hay ngay câu “sugar sugar ajinomoto ajinomoto” thì ngay cả người nước ngoài cũng không thể ngờ câu này có nghĩa là “đường đường, chính chính”. Thậm chí, một số bạn cho rằng, tiếng Việt không đủ để diễn đạt ý nghĩ, nên mới “chế” ra ngôn ngữ như vậy. Đáng lo lắng là không ít bạn trẻ đã qua lâu rồi lứa tuổi “teen” (từ 13-19 tuổi), là sinh viên sắp ra trường hoặc đã đi làm nhiều năm cũng “cưa sừng làm nghé”, sử dụng lối nói, viết trên.

Đã có không ít trường hợp các bạn 9x văng tục, chửi thề, dùng ngôn ngữ, cử chỉ lóng vẫn hay sử dụng trên mạng để đối đáp, sát phạt nhau. Câu chuyện ghi lại tại một quán Internet:

Hai cô nàng tuổi teen đang ngồi chat. Một cô than thở: “Tao đói bụng quá!”. Cô kia thản nhiên: “Tao có cái quần nè. Ăn không?”. Cô này đang đói nhưng cũng “bật” lại ngay: “Đâu, mày cởi quần mày ra đi. Tao ăn cho mày coi” … Đây không phải là trường hợp hiếm hoi các bạn 9x sử dụng tiếng lóng tại nơi công cộng.

Hiện nay, ngôn ngữ chat là một công cụ, phương tiện không thể thiếu của các bạn trẻ. Những phần mềm “dịch thuật” do các bạn 9x tự sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ chat của chính họ cũng đã xuất hiện trên các website, forum hay blog cá nhân. Theo như kết quả khảo sát của chúng tôi thì nhắn tin qua điện thoại, yahoo!và mạng bằng ngôn ngữ chat cũng là trường hợp được teen sử dụng nhiều nhất, trong 100 bạn được hỏi thì có tới hơn 96 bạn trả lời mình chỉ sử dụng ngôn ngữ chat qua mạng và điện thoại. Biểu đồ sau sẽ cho bạn thấy rõ hơn về sự xuất hiện của ngôn ngữ chat trong đời sống:

Hình 1. Biểu đồ thể hiện mức độ xuất hiện của ngôn ngữ chat trong từng hoàn cảnh.

2.      Trong học tập:

Mới đây, cư dân mạng xôn xao vì bài văn của một học sinh lớp 10G5 trường Marie Cuire - bạn Bùi Minh Thu. Đề thi là: “Sau khi chết ở Giếng Loa thành, Trọng Thuỷ đã xuống thuỷ cung và gặp lại Mỵ Châu. Em hãy tưởng tưởng và kể lại câu chuyện đó”. Bài văn của Thu Minh đã sử dụng khá đầy đủ các kiểu tiếng lóng, kí hiệu rất phổ biến trong ngôn ngữ chat. Từ kiểu giới thiệu rất chuyên nghiệp, phân vai nghiêm chỉnh: “10G5 – Intertaiment xin trân tọng giới thiệu: Chuyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ phần 2 qua giọng kể của các nghệ sỹ: Nấm baby, Ngọc lazzy, Lynk zenny, Quân bò sữa, My thạk sùng…”. Đến các câu văn sử dụng tiếng lóng đang rất phổ biến trong giới trẻ như: “Đồ quỷ sứ, tao là đàn bà phụ nữ hẳn hoi, hàng họ đầy đủ, tem chưa bóc, còn zin 100%, thế mà mài dám gọi tao = anh àk, bà lại vả cho một fát thì hết cả lấc cấc bây h”. Và cả những đoạn “sáng tạo” khiến các nhân vật truyền thuyết cũng phải…toát mồ hôi: “Khi chỉ đường cho Trọng Thủy gặp Mỵ Châu, “Long Vương nói: Ngươi đi tới hành lang kia, đâm thẳng, xuyên thủng, rẽ lung tung, cứ thế là tới được room of Mị Châu”, và “Hai vợ chồng gặp nhau, vui mừng như vừa hack được 100k Vcoi, liền xin Long Vương cho đăng ký hộ khẩu thường trú tại thủy cung & xin được cấp sổ đỏ. Họ mở một cửa hàng internet quy mô nhỏ & bán kèm các loại thẻ như: VLTK (võ lâm truyền kỳ), Audition, thẻ Vinaphone, Mobilephone & Viettel. Cửa hàng ngày càng phát triển, 2 vợ chồng không còn phải đụng tay vào việc gì nữa mà để cho oshin làm”.

Một phụ huynh khác chia sẻ: “Con trai tôi học lớp 9, chép bài toàn dùng tiếng lóng, như rùi (rồi), oy (ôi), hẽm bít (không biết), wé đeo khổ (quá đau khổ). Thỉnh thoảng, nó nói chuyện điện thoại với bạn bè cũng phát âm theo cách viết quái dị đó...”.

Cô giáo Trần Thị Nguyệt Ấn, Trường THCS Hùng Vương (TP Tuy Hòa), phát hoảng khi thấy trong bài kiểm tra của một học sinh có nhiều từ được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ kỳ quặc. Những từ như zui zẻ (vui vẻ), buòn, bùn (buồn) thì còn đoán ra nhưng những từ như “we”, “hok” thì chịu thua[27].

Khi trả bài, học sinh này thừa nhận do quen “chat” với bạn nên khi làm bài tự nhiên ghi thế chứ không cố tình. Theo cô Ấn, trung bình mỗi lớp ở khối 9 của trường này có từ 4-5 học sinh thường xuyên sử dụng ngôn ngữ chat trong bài kiểm tra, bài thi. “Khi trả bài, không chỉ trừ điểm mà tôi còn nhắc nhở các em ngay tại lớp. Các em hứa sẽ sửa nhưng sau đó lại vi phạm” - cô Ấn nói.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy rằng đây chỉ là những trường hợp cá biệt, các bạn học sinh, sịnh viên thực chất rất hạn chế sử dụng ngôn ngữ chat của teen trong trường học bởi sợ định kiến của các thầy cô. Nếu như các bạn sử dụng ngôn ngữ chat quá nhiều thì mới xảy ra trường hợp trong bài thi cũng bị nhiễm ngôn ngữ chat hoặc cũng chỉ có những ai can đăm lắm mới dám đưa ngôn ngữ chat của teen vào bài tập hay bài kiểm tra trên lớp mà không mạng tới những sự chấp thuận hay không đồng ý của ai.

Trong biểu đồ biểu hiện mức độ xuất hiện ngôn ngữ chat của teen trong một số hoàn cảnh hiện nay mà chúng tôi rút ra từ những số liệu khảo sát được cũng chứng minh một thực tế là học sinh, sinh viên hiện nay có sử dụng ngôn ngữ chat trong các bài tập và bài kiểm tra trên lớp nhưng số lượng đó rất ít. Hơn nữa thực trạng việc lạm dụng ngôn ngữ chat tuổi teen một cách tục tĩu cũng chỉ xuất hiện ở những bạn có trình độ văn hóa trung bình, chưa nhận thức được việc mình làm, ngôn ngữ mà mình sử dụng, mà ở cái sự hiểu biết không tới đâu ấy thì người ta không biểu hiện những lời nói hay thậm chí là cử chỉ thô lỗ theo cách này thì cũng bằng cách khác.

 Dù có ngôn ngữ chat tuổi teen hay không thì sự phát triển của xã hội kéo theo những tư tưởng lệch lạc đi ngược lạ văn hóa được cho là tốt đẹp của đất nước từ ngàn đời cũng có thể khiến một bộ phận người thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Đó cũng là một cái giá phải trả cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy chúng ta không thể đổ lỗi cho ngôn ngữ chat cho việc làm ô uế văn hóa Việt. Trong cuộc khảo sát những sinh viên đại học những người được cho là cũng có học vấn khá trong xã hội, chúng ta sẽ thấy khả quan hơn về tình hình sử dụng ngôn ngữ chat của teen. Những vấn đề lạm dụng ngôn ngữ chat của teen nêu trên thực tế chỉ xuất phát từ một bộ phận teen cá biệt còn đa số teen đều đồng tình với việc sử dụng nhưng không nên lạm dụng ngôn ngữ chat:

Hình 2. Biểu đồ thể hiện thái độ của teen về việc dùng ngôn ngữ chat tuổi teen hiện nay.

3.      Mức độ sử dụng:

Theo như khảo sát thì trong 100 bạn thì có tới 35 bạn trả lời là sử dụng ở mức độ bình thường nhưng theo sát con số 35 là 32 bạn trả lời là sử dụng nó khá nhiều. điều này chứng tỏ ngôn ngữ chat đang được các bạn trẻ sử dụng thường xuyên và có xu hướng tăng dần. Để có thể có cái nhìn bao quát hơn về mức độ sử dụng ngôn ngữ chat của teen hiện nay, chúng ta hãy cũng xem biểu đồ sau:

Hình 3. Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng ngôn ngữ chat của teen hiện nay.

4.      Lí do sử dụng:

Không phải ngẫu nhiên mà giới trẻ hiện nay lạị “mê mẩn” ngôn ngữ chat đến vậy. khá nhiều lí do để ngôn ngữ chat trở nên thịnh hành như vậy. Có thể kể đến:

Thứ nhất, sống trong một môi trường mà ngôn ngữ chat đã quá thịnh hành như vậy, giới trẻ thường có tâm lí chạy theo số đông. Điều này càng khiến ngôn ngữ chat trở thành một trào lưu, một công cụ để giới trẻ “theo kịp” chúng bạn.

Thứ hai, phải khách quan nhìn nhận những ưu thế mà ngôn ngữ chat mang lại:

ü  Đặc biệt: Teen là những con người đại diện cho sự trẻ trung năng động, sáng tạo và rất thích tạo sự khác biệt. Với tâm lý của tuổi mới lớn, sự nổi bật, thích được chú ý cũng là một điểm được các teen rất lưu ý và có lẽ cũng bởi vậy mà bất cứ một sự mới lạ và đặc biệt nào cũng khó qua mặt được lưa tuổi này. Nhưng phong cách ăn mặc của teen luôn thay đổi lien tục đơn giản bởi teen thích sự mới lạ và đặc biệt hay nói cách khác teen thích cái gọi là độc mà càng độc thì càng ưa chuộng. Nếu hiểu tâm lý của teen thì chúng ta cũng chẳng lấy gì làm lạ khi ngôn ngữ chat lại nhanh chóng lan nhanh trong cộng đồng những ngưởi tuổi 9x đến vậy. Đơn giản là bởi sự đặc biệt của ngôn ngữ chat đã thu hút họ. Hơn nưa sau quá trình sử dụng họ thấy thứ ngôn ngữ này có những ưu điểm nhất định và hợp với họ thì họ tiếp tục sử dụng.

Ví dụ: Ngo^n ngu*~ ma. ng so* khai (ra^’t +)a (. c bie^. t). Trước đây, teen thường chat hoặc post bài trên diễn đàn kiểu như thế. Đa phần các bạn sử dụng internet ngoài dịch vụ nên phần mềm gõ tiếng Việt không có. Để tránh bị hiểu lầm và cho rõ nghĩa, chúng ta phải đánh dấu câu bằng các dấu có sẵn trên bàn phím. Dù sao, cách viết này cũng tồn tại trong một thời gian khá dài đấy chứ! Hơn nữa, nó dễ sử dụng nên dần dần trở thành ngôn ngữ chung cho các 9X khi nói chuyện qua mạng trong trường hợp không có bộ gõ Unicode.

• Ưu điểm: dễ đánh máy, dễ hiểu, dễ đọc (nếu chịu khó).

ü  Phá cách:

Dần dần, các teen viết theo kiểu giản lược, thậm chí phá vỡ cấu trúc ngữ pháp. Ví dụ, chữ “c” bị các bạn thay thế bằng chữ “k”, “i” thay thế bằng “y”, “t” thay thế bằng “k”, “b” thay thế bằng “p” … Nói chung, đây là ngôn ngữ không thống nhất vì thường thì ai nghĩ như thế nào thì “chế” ra như thế ấy. Có thể cùng một từ mà nhiều bạn viết theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, ngôn ngữ này rất đa dạng và mang đậm cá tính của mỗi người nếu biết cách dùng chúng. Hầu hết những “phá cách” thế này xuất hiện nhiều trên blog và các web, forum…

• Ưu điểm: Mang đậm dấu ấn cá nhân.

ü  Tóm gọn hết mức:

Ví dụ: Kỉu túm gọn (zản lược hít mức). Ngay từ cái “tiu đề” đã thấy cách này rất quen thuộc. Trong cuộc sống tất bật, thời gian là vàng, giới trẻ cũng tiết kiệm thời gian hết mức bằng cách tạo thêm một “trường phái” ngôn ngữ thế này. Họ đã quá quen với những từ như “rùi, hok, chài, wé, iu…”. Đánh máy như vậy sẽ đỡ mất thời gian, và đỡ mệt cho cả bên gửi và bên nhận.

• Ưu điểm: đỡ tốn thời gian, cũng làm bật lên nét riêng của mỗi người, phong cách dễ thương. Do phát âm thế nào thì viết thế ấy nên cách này dễ hiểu hơn cách thứ 2 nhiều.

Đây cũng là lý do lớn nhất khiến các bạn trẻ sử dụng ngôn ngữ chat tuổi teen. Có tới 57% bạn được hỏi chọn tính tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc của ngôn ngữ chat tuổi teen làm lý do để sử dụng nó. Với số liệu thu thập dược, chúng tôi đã vẽ dược một biểu đồ thể hiện lý do sử dụng ngôn ngữ chat của teen:

Hình 4. Biểu đồ thể hiện lý do sử dụng ngôn ngữ chat của teen.

ü  Sáng tạo:

Ví dụ: PhOnG CáCH DàNh cHO NhỮNg tEEN yÊu ThíCh SÁnG tạO

Đây được coi là cách dễ chịu nhất và làm vừa lòng mọi người nhất. Chỉ cần nhấn phím “Shift” ngẫu nhiên khi đánh máy sẽ “cho ra đời” những dòng chữ bay bướm, tự do, nhìn lại mát mắt.

• Ưu điểm: nhìn đẹp mắt, tạo ấn tượng cho mọi người, dễ đọc, dễ đánh máy.

5.      Thái độ của mọi người xung quanh đối với ngôn ngữ chat: (dựa vào phiếu khảo sát so sánh ủng hộ/phản đối nhiều hơn)

Trước việc lây lan nhanh chóng của ngôn ngữ chat hiện nay, dư luận nổi lên nhiều luồng ý kiến: ủng hộ có, phản đối có thậm chí là cả hai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những người phản đối ngôn ngữ chat của teen trong xã hội vẫn chiếm đa số mặc dù càng ngày số lượng người ủng hộ thứ ngôn ngữ này sau khi nhìn nhận những ưu điểm của nó. theo khảo sát có tới 35% người được hỏi tỏ ra khó chịu với sách báo có chứa ngôn ngữ chat và chỉ hơn 20% người bày tỏ thái độ ủng hộ và thích thú với chúng. Để có thể nắm bắt được thái độ của mọi người với ngôn ngữ chat hiện nay, chúng tôi xin đưa ra biểu đồ sau khi đã phân tích dữ liệu thu thập được:

Hình 6. Biểu đồ thể hiện của mọi người với ngôn ngữ chat của teen.

   Những người ủng hộ cho rằng việc dùng ngôn ngữ chat như vậy sẽ làm phong phú  hóa tiếng việt, tạo cơ hội cho các bạn trẻ phát huy tính sáng tạo. Những người theo xu hướng này thường ở độ tuổi thanh niên, am hiểu nhiều về lứa tuổi teen.

Những người phản đối lại cho rằng ngôn ngữ chat đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt, suy thoái một bộ phận giới trẻ hiện nay. Việc sử dụng tràn lan loại ngôn ngữ này khiến cho họ nghi ngờ về nhận thức của tuổi trẻ.

Mỗi xu hướng luôn có những nguyên nhân nhất định. Ta không thể quy chụp đâu là đúng, đâu là sai. Vấn đề là lí do từ đâu hình thành nên xu hướng ấy?

6.      Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ chat của các bạn trẻ TP. HCM:

a.      Yếu tố khách quan:

Một trong những yếu tố khách quan chủ yếu dẫn đến việc sử dụng tràn lan ngôn ngữ chat của các bạn trẻ ở TP. HCM là môi trường sống. TP. HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đời sống vật chất nhìn chung khá đảm bảo. Điều này càng là động lực để các bạn trẻ có nhu cầu khẳng định mình khi hầu như không cần phải lo đến những vấn đề về kinh tế…Nhu cầu ấy phần nào đó (dù rất nhỏ) được hiện thực hóa bởi việc sử dụng ngôn ngữ chat. Lí do vì khi dùng loại ngôn ngữ này, các bạn có thể tự do sáng tạo, tự do thể hiện mình và làm nên cái riêng của bản thân….

Bên cạnh đó, khi đời sống được ổn định hay khá giả, các bạn trẻ sẽ được tiếp xúc nhiều với internet, chat, facebook, forum…-những nguồn cung cấp và lan truyền ngôn ngữ chat mạnh mẽ. Thật khó mà không bị ảnh hưởng khi mà sự tiếp xúc diễn ra thường xuyên như vậy.

Trong thời đại hiện nay, không chỉ riêng TP. HCM mà nhiều nơi khác, sự quan tâm của gia đình dành cho con cái càng ngày càng rời rạc, bố mẹ không định hướng cho con mình, không tìm hiểu con mình làm gì, nghĩ gì…nên các bạn trẻ rất dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, kể cả sự ảnh hưởng đó là tiêu cực hay tích cực.

TP. HCM là một thành phố vô cùng năng động. Sự năng động biểu hiện không chỉ qua những con người trưởng thành, có địa vị xã hội mà còn thể hiện qua những người trẻ đầy nhiệt huyết với đam mê sáng tạo và khát vọng khẳng định mình nếu có cơ hội. Việc sử dụng ngôn ngữ chat đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ, thậm chí nếu không biết sử dụng có thể bị “ngượng” với bạn bè. Đối với những bạn trẻ muốn khẳng định mình như vậy thì sao có thể chịu “ngượng” như thế. Vậy là ngôn ngữ chat lại càng có cơ hội nhân rộng ra hơn nữa.

b.      Yếu tố chủ quan:

Ngay trong yếu tố khách quan cũng đã ít nhiều đề cập đến yếu tố chủ quan. Đó là sự hiếu thắng của tuổi trẻ, muốn “bằng bạn, bằng bè” …

Bên cạnh đó, tuổi trẻ còn là tuổi bốc đồng, khó phân biệt được những giá trị đúng sai. Ta chưa khẳng định ngôn ngữ chat là tốt hay xấu nhưng vì đó là cái mới, cái theo phong trào nên việc các bạn trẻ ở TP. HCM nhanh chóng tiếp thu và phát huy là điều không khó hiểu.

CHƯƠNG III. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ CHAT CỦA TEEN VÀ PHƯỚNG HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH NGÔN NGỮ CHAT

1.      Tác động tiêu cực:

Mặc dù ngôn ngữ chat tuổi teen mang lại rất nhiều lợi ích nhưng nó vẫn không được thừa nhận thậm chí nhiều người còn muốn loại bỏ thứ ngôn ngữ này. Không có gì là không có nguyên nhân, những người bác bỏ ngôn ngữ chat cũng có những lý do riêng của họ. Những lý do khiến nhiều người không ưa gì ngôn ngữ chat chính là những mặt tiêu cực của ngôn ngữ này.

a.      Đối với tuổi teen:

*             Một trong những vấn đề tốn nhiều giấy mực nhất chính là ngôn ngữ chat sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt. Vấn đề này đã được báo chí nhiều lần đề cập đến và thu hút dược sự quan tâm của dư luận, trước hết là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và ngôn ngữ. Nhiều người tỏ ra lo lắng cho về một tương lai cho ngôn ngữ tiếng Việt, vốn được coi là trong sáng và sức biểu cảm. Họ cho rằng ngôn ngữ tuổi teen hiện nay là thứ ngôn ngữ lai căng, nó bóp méo tiếng Việt, làm lệch lạc cả một nét đẹp văn hóa mà chúng ta vẫn gìn giữ bấy lâu.

Sự lo lắng đó không phải là không có cơ sở, khi mà một bộ phận lớp trẻ và cư dân mạng hiện nay đang sử dụng tiếng việt một cách tùy tiện. Phải nhìn nhận một thực tế là ngôn ngữ chat có những biến thể khiến cho nhiều người đọc, thậm chí ngay cả teen cũng khó có thể hiểu nổi.

Trên thực tế, cuộc khảo sát cho thấy có khoảng 6% bạn trong lớp ghi nhầm các từ thuộc ngôn ngữ chat vào bài thi dẫn đến điểm bị trừ, thậm chí ngay cả trong lớp cũng có thể chia phe mà chơi vì ngôn ngữ chat: vì các từ ngữ được sáng tạo “bất thình lình” nên ai không bắt kịp thời đại để hiểu được ngôn ngữ của bạn mình thì sẽ bị chê “wê wá đi”, không có tiếng nói chung, cuối cùng sẽ bị bỏ lơ trong các câu chuyện của nhóm. Nhiều nạn nhân tuổi teen của ngôn ngữ chat đã than phiền rằng:

mình teen đây mà nhìu lúc chat cũng chả hỉu đc mấy e viết gì....khổ thế đấy...” (trích bạn $een ♣ n0lo√e từ lesking.com.vn)

“Ngôn ngữ xì tin đang đề cập đến khác với những từ lóng đặc sắc của giới trẻ để làm cho lời nói sinh động và trẻ trung hơn. Đó là những cách thay đổi ký tự bát nháo, “chế” từ ngữ, cách viết lẫn lộn giữa số và chữ, làm ngôn ngữ trở nên tạp nham và bị bóp méo.

 Có lẽ vẫn chưa hết “thời sự” khi bàn đến chuyện viết, chat, thậm chí cả nói bằng ngôn ngữ được xem là “xì tin” của một bộ phận teen, dù trào lưu viết chữ này đã được tẩy chay từ cách đây nhiều năm. Hiện tượng mix ngôn ngữ tiếng Việt thành “ngôn ngữ @” vẫn bị các bạn trẻ sử dụng tràn lan.

 Khi viết những dòng ngôn ngữ kiểu này, nhiều bạn trẻ xem rằng đó là khẳng định “phong cách @”, “siêu 9x” của mình mà không hề biết rằng chính những dòng chữ ấy đã hạ thấp chính các bạn ấy đi bao nhiêu.” (trích bạn 2T.CwT từ lesking.com.vn)

“ghét ngôn ngữ xì teen... đọc mún òi con mắt cũng ko ra... ngày xưa mình cũng dùng mà có như bây giờ đâu... càng ngày chả giống ai >“<“ (trích bạn peheo0906)

“Mấy ngôn ngữ trên nhíu mày 1 lúc là đọc được. Còn thể loại Mật mã như này : “PvF_ §º PvCl][(¬` PvF_ (Cl][(¬` ]µ F_/v ††|]` F_/v §F_~ ][(¬†|]~ PvF_ ††|µº][(¬ †|Cl] F_/v.§º ]_Cl/v”…, “thì bại não là còn nhẹ. =]]” (trích bạn DươŋgZiŋ)

Rõ ràng những kí tự tuổi teen không còn là những dòng chữ vì những mục đích tốt đẹp như làm giàu và phong phú tiếng Việt , hay làm ngắn gọn thời gian viết, mà là công cụ để thể hiện những cái tôi “phá phách”, tạo nên thứ ngôn ngữ kì dị và méo mó, làm hư văn phạm, sai lầm trong các lỗi viết truyền thống nhỏ nhất như chấm câu ngắt dấu phẩy, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Tuy nhiên nếu đã thừa nhận ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt thì cũng có nghĩa mặc nhiên thừa nhận ngôn ngữ hình thành phải dựa trên những cơ sở xã hội nhất định và hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan, mà sự đổi mới và phát triển là kết quả tất yếu. “Ngôn ngữ chat tuổi teen” cũng không ngoại lệ, đó là kết quả tất yếu từ những tác động của yếu tố xã hội ngoài ngôn ngữ như: xu hướng đổi mới, thay đổi và hội nhập, sự bùng nổ của các trào lưu - khuynh hướng xã hội, sự va chạm giao – giao thoa giữa những thành tố văn hóa khác nhau trong đó có ngôn ngữ, đặc biệt là vai trò của mạng internet.

Ngôn ngữ suy cho cùng cũng là để phục vụ nhu cầu giao tiếp giữa người với người, truyền tải thông tin, ý nghĩ, …Vì vậy khi có sự đòi hỏi của giới trẻ về một loại ngôn ngữ “gọn, dễ hiểu, cá tính” thì sự xuất hiện của ngôn ngữ chat đáp ứng được nhu cầu là hoàn toàn hợp logic và sự phát triển của xã hội, đây là một hiện tượng xã hội không thể ngăn cản. Như vậy, thay vì “bóp chết” ngôn ngữ chat, tại sao ta không thử tiếp nhận và chọn lọc nó? Rõ ràng mặc dù ngôn ngữ chat của teen vẫn chưa có một hệ thống hoàn chỉnh như tiếng Việt nhưng điều đó hoàn toàn có thể hiểu được bởi sự non trẻ của thứ tiếng này ở Việt Nam. Nếu được khuyến khích phát triển, ngôn ngữ chat của teen có thể sẽ “đẹp” hơn nữa, hoàn chỉnh hơn nữa.

*     Tác động tiêu cực tiếp theo là ngôn ngữ chat sẽ khiến các bạn trẻ sa vào ăn chơi, chỉ chạy theo trào lưu, làm mọi cách để chứng tỏ bản thân sành điệu, theo kịp thời đại mà chểnh mảng việc học hành. Giới trẻ có thể ngồi hàng giờ chỉ để sáng tạo ra đôi ba chữ chat teen mới độc nhất để khoe với bạn bè nhưng khi người khác đọc vào thì sẽ chẳng thể hiểu được nội dung. Nhiều bạn còn có tư tưởng lệch lạc là ngôn ngữ của mình càng khó hiểu càng đặc sắc, đây thực chất cũng là một yếu điểm của ngôn ngữ chat khi có sự biến đổi liên tục khiến cho nhiều người không thể nắm bắt được vì thế mà tạo ra sự khó hiểu hoặc hiểu lầm.

Mà minh chứng rõ ràng cho yếu điểm đó, chính là phong cách biến đổi ngôn ngữ chat của các tuổi teen hiện nay đã đi đến mức bão hòa (tức là sử dụng hết vốn chữ cái tiếng Việt để sáng tạo) và dần tiến sang khu vực không giống ai, bí hiểm đến mức nhố nhăng khó chịu, ví dụ như vài bạn 9x gần đây đã cải tiến ngôn ngữ chat như sau:

“***]`])iF_µ`/vµº][“ ][º]”…….!!!

 (º” ][†|µ][(¬? ])]F_µ` †† |Cl† §µ ]<º ††|F_? 3]F_†” †Pvµº(“ ])(. 3º]~ (Cl]” v]F_][~ (Cl][† |? ]<†|] ])º” ])]F_][~ PvCl v/Cl” †|ºCl][` †|Clº? , v/Cl” ]) F_]º ]<†|]F_][“ PvF_ ]_Cl]v[` †µº][(¬? §F_~ (º” 1 ]v[º]” †]][†| ])Cl]` ]_Clµ.†|Cl] ][Cl]v[ (µ][(¬~ ]_Cl` 1 ]<†|ºCl][(¬~ ††|º]` (¬]Cl][ v/Cl” ])Cl]`.PvF_ ††|Cl† §µ ]v[Cl][~ ][(¬µ¥][ /º]” ])] F_µ` ][Cl¥`.][†|µ][(¬ /vº] ††|µ” (†|Cl][(¬~ 3Clº (¬]º`”3Cl][(¬` ]º†|Cl][(¬?” (Cl~.][†|µ][(¬~ ]<†|º” ]<†|Cl][,(µ][(¬`(µ(,] [†|~ 3] v/Cl][,])Clµ ]<†|º~,/vCl†” ][]F_/v` †]][ ,][†|~ ]_º †ºCl][ , /vCl†” /vCl†” ***` (µº]” (µ][(¬` ]_Cl` ][†|~ (¬]º† ] [µº(“ /vCl†” ]_Cl` ][†|µ][(¬~ ])]F_µ` ]_µº][ (¬Cl][“ ]_]F_][` vº]” /vº]~ (º][ ][(¬µº]`.(º” Cl] ])º” ][º]” PvCl][(¬`”(†|]? ] <†|] ][Clº` 3Cl][ ])Clµ ]<†|º? ])F_][“ 99% ††|]` ]_µ(“ ])º” 3Cl][ §F_~ ])º][“ ][†|Cl][ ])( 1% ][]F_/v` †|Cl][†| ]º†|µ(“ ***” /vº]” †|]F_µ? ])( (¬]Cl” †Pv] ])](†|” ††|µ( ºF (µº( §º][(¬”.(† |Cl][(¬? ]_F_~ (§ ††|Cl† §µ ][(¬†|]F_† ][(¬Cl~ ])F_][“][†|µ vCl¥?”

Dịch là:

“Vài điều muốn nói….!!!

Có những điều ko thể bít trước được, bởi cái viễn cảnh khi đó diễn ra quá hoàn hảo, quá đẹp khiến lầm tưởng sẽ có 1 mối tình dài lâu, 2 năm cũng là 1 khoảng thời gian quá dài, thật sự mãn nguyện với điều này. Nhưng mọi thứ chẳng bao giờ “bằng phẳng” cả. Những khó khăn cùng cực, những bi quan, đau khổ, mất niềm tin, những lo toan, mất mát... Cuối cùng là những giọt nước mắt, là những điều luôn gắn liền với mỗi con người. Có ai đó nói rằng: “Chỉ khi nào bạn đau khổ đến 99% thì lúc đó bạn sẽ đón nhận được 1% niềm hạnh phúc... mới hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Chẳng lẽ thật sự nghiệt ngã đến như vậy?”

Quả thực, nhìn những dòng viết trên đây, chúng ta mới hiểu được “sự nghiệt ngã” của các “ma trận ngôn ngữ” mà tuổi teen sáng tạo ra, nhưng trái ngược với những người ngoài cuộc, Ngọc Anh, một bạn đã sáng tạo ra các kí tự “lóa mắt” như thế đã tự hào và nói:

- Mình thấy viết theo kiểu mật mã thể hiện được cá tính riêng của mình. Hơn nữa người ngoài nhìn vào họ sẽ nghĩ rằng chúng ta không sử dụng tiếng Việt mà sử dụng tiếng Nhật hay tiếng Ả rập nào đó.

Đây cũng là tâm lý chung của hầu hết các bạn đang xài ngôn ngữ chat, vì nó “phá cách”, vì nó độc nhất vô nhị, tạo sự khác biệt và các bạn tự hào về điều đó. Nhiều bạn biện hộ rằng những kí tự này trông thú vị nên xài, theo trào lưu nên xài, thậm chí có bạn còn cho “đó là một thứ tiếng Việt mới mẻ, ngắn gọn và vô cùng tiết kiệm nhiên liệu”.

Nhưng các bạn lại không ngẫm lại, nếu xài quen những kí tự này thì khi nói chuyện với những người “khác nhóm”, lỡ như các bạn lại “quen tay hay việc” nói ra những câu tuổi teen khiến người khác không hiểu thì sao, lúc đó cuộc nói chuyện sẽ trở nên rắc rối và chán ngấy, không còn phù hợp với lí do “ngắn gọn và tiết kiệm nhiên liệu nữa”, mà đó sẽ là con dao chặt đứt con đường giao tiếp của các bạn với “bên ngoài”. Điều đáng sợ hơn, khi các bạn lỡ tay sử dụng chúng trong các bài thi, đơn xin việc, liệu giáo viên và người chủ doanh nghiệp có chấp nhận được không? Đây cũng là một vấn đề cần chú ý khi dùng ngôn ngữ chat.

*     Một trong những ảnh hưởng tiêu hưởng tiêu cực khác mà mọi người cũng đang rất lo lắng chính là tư tưởng và thói quen của những bạn trẻ. Chính cách diễn đạt đơn giản trong ngôn ngữ chat đã làm lệch lạc trong cách tư duy, suy nghĩ của một bộ phận thanh thiếu niên. Do sử dụng quá nhiều ngôn ngữ chat mà không trau dồi tiếng Việt khiến cho việc trình bày, diễn đạt của các bạn trở nên khô cứng, văn phong lủng củng, cứng nhắc.

*     Ngoài ra, không chỉ những chữ cái bị biến đổi kì dị, những câu thành ngữ cũng bị các bạn tuổi teen “xào nấu” thành những dòng khó hiểu, vô nghĩa như: “chán như con gián”, “chán như con cá rán”, “buồn như con chuồn chuồn”… đặc biệt là những câu thành ngữ trong quyển “Sát thủ đầu mưng mủ” của Thành Phong, các thành ngữ được sáng tạo và cả cải tạo khiến nhiều làn sóng phản cảm dấy lên như: những câu dường như lệch cả về đạo đức: nói “Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ”, “một điều nhịn là chín điều nhục” theo tác giả thì đây chỉ là những thành ngữ hài không có giá trị văn học, nhưng có những câu như vậy mà muốn khiến người khác vui vẻ, thì chẳng phải là kích động cho lối sống bạo lực, mặc kệ đồng loại hay sao?....

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh cho rằng, những câu nói này bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và không phải là mới, tuy nhiên, khi nó được xuất bản thành sách, có thể giới trẻ sẽ không phân biệt được thế nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là nói vui và thế nào là chuẩn mực. Rất có thể các em sẽ nghĩ rằng, những cách nói biến tướng, tếu táo ấy được công nhận là chuẩn mực, từ đó sẽ dẫn đến những cách nghĩ, cách viết không đúng với bản chất của tiếng Việt. Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh minh họa mặc dù gây cười nhưng khá phản cảm, thậm chí làm sai lệch những hình ảnh đẹp của truyền thống [28].

Theo các chuyên gia giáo dục cho rằng việc đưa ra kiểu thành ngữ tuổi teen không nghiêm túc này vô tình đã phá hủy về giá trị ngôn ngữ truyền thống với những câu thành ngữ tục ngữ sâu sắc cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cho dù sách in ra chỉ mang tính giải trí nhưng cũng cần phải có sự chọn lọc theo một chuẩn mực nhất định, nếu không sẽ tạo ra sự tùy tiện và ảnh hưởng không tốt, đặc biệt với lứa tuổi nhỏ [29].

Hơn nữa, với việc biến đổi thành ngữ như thế cộng thêm tính thích bắt chước, tò mò và thích tỏ ra khác biệt của tuổi teen, thì các thành ngữ mới sẽ có nguy cơ thay thế các thành ngữ cũ, khi đó, quan niệm đạo đức liệu có thay đổi theo hay không? Vốn từ vựng tiếng Việt của tuổi teen có thay đổi theo hay không? Câu trả lời là: rất có thể.

Nói về vấn đề này, tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học (Khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TPHCM), đã nhận xét: “Dưới ảnh hưởng của “phương tiện giao tiếp” đơn giản tới mức hời hợt như thế, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em. Bắt chước là chuyện bình thường, nhưng nếu trẻ cứ bắt chước mà không được định hướng, chọn lọc sẽ trở thành thói quen khó điều chỉnh và về lâu dài tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để trẻ chạy theo thói quen qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn ngữ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy[30].

Tuy nhiên cũng phải nói tất cả những nhận định trên chỉ là những ý kiến chủ quan bởi chúng ta không thể so sánh nét đẹp của một thứ ngôn ngữ tuổi đời còn trẻ, còn đang trên con đường phát triển để toàn diện hơn với một ngôn ngữ đã trải qua hàng trăm năm phát triển, thay da đổi thịt. Các bạn bạn tuổi teen rồi sẽ lớn lên, trưởng thành và đến với môi trường mới, ngôn ngữ chat sẽ được các bạn tự điều chỉnh lại sao cho phù hợp với môi trường xung quanh, thực tế các cuộc khảo sát cho thấy mức độ dùng của sinh viên đại học và học sinh THCS, THPT khác nhau rất nhiều: Trong môi trường còn nhiều định kiến với ngôn ngữ chat như hiện nay, các bạn sinh viên luôn hạn chế và chọn lọc hơn khi dùng ngôn ngữ chat.

H.7. Biểu đồ mức độ sử dụng ngôn ngữ chat của sinh viên Đại Học và học sinh THCS, THPT

b. Đối với thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và người lớn tuổi:

Nếu ngôn ngữ chat là phần thân thiết trong cuộc sống tuổi teen, thì nó lại là vị khách xa lạ và có phần đáng sợ, không thể chấp nhận đối với người lớn. Không ít giáo viên phải đau đầu vì dịch ngôn ngữ chat trong bài làm văn của các tuổi teen. Cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền , giáo viên văn trường chuyên Lê Hồng Phong đã nhiều lần phải trừ điểm thậm chí bắt học sinh viết lại toàn bài văn vì những câu “tiếng Việt không ra tiếng Việt” chiếm gần toàn bộ bài thi: “Nhiều học sinh ngày nay dùng ngôn ngữ vô thưởng vô phạt, thiếu ý thức. Những em học lực không giỏi thường sử dụng thứ ngôn ngữ này. Ngoài ra, tiếng Anh cũng đã xâm nhập sâu vào thói quen sử dụng từ ngữ của học sinh. Ví dụ, trong khi thuyết trình về văn học dân gian, đến cuối bài, các em viết “thank you” (cảm ơn), hay thậm chí quen miệng nói “ok” với cả giáo viên.” [31]

Quá bức xúc khi phải vò đầu dịch bài văn “teen” của các 9x , cô giáo Lê Thị Thu Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 8/1 Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TPHCM nói: “Nếu làm ngơ, “căn bệnh” này sẽ rất khó trị!” [32]

Thiết nghĩ nếu các tuổi teen cứ viết lách theo các kí tự dùng trên mạng, sau đó lại quen tay mà tuôn ra vài câu ngạn ngữ bất thường như “một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ” thì liệu vốn ngữ văn của các bạn sẽ đi về đâu, liệu các bạn có còn nhớ được những câu ca dao cũ nhưng đầy tình nghĩa như “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, “trong đầm gì đẹp bằng sen..”? Liệu có ai còn nhớ Phạm Quỳnh ở đầu thế kỉ 20 đã nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn thì nước ta còn”, vậy thì khi những câu tục ngữ đã bị thay đổi, vốn từ vựng trở nên nghèn nàn trong thể hiện cảm xúc như “buồn như con chuồn chuồn”, “nhỏ như con thỏ”… thì tiếng Việt ta, ngôn ngữ ta sẽ ra sao? Tương lai của các môn học, đặc biệt là môn ngữ văn trong trường sẽ đi về đâu? Đây là câu hỏi mà ai cũng biết, chỉ là không có cách nào giải quyết mà thôi.

Không chỉ xâm nhập vào trường học, ngôn ngữ chat còn tiến quân về nhà, gây hoang mang lo lắng cho các bậc cha mẹ. Nhiều giáo viên phụ huynh rất muốn biết học trò và con cái nghĩ gì, làm gì để biết cách giáo dục cho chính xác. Họ cũng rất tích cực tìm hiểu và cố gắng hòa mình vào ngôn ngữ chat. Nhưng hầu hết họ không thể theo kịp trào lưu nói chuyện của tuổi teen, bởi các chữ cái mới, kí tự mới luôn xuất hiện thường xuyên bởi vì sự sáng tạo không ngừng nghỉ, cộng thêm tâm lý muốn được tôn trọng, muốn tỏ ra hơn cả người lớn của các em, không muốn cha mẹ theo dõi gắt gao, khiến khoảng cách và độ lệch ngôn ngữ giữa các thế hệ lại càng xa và khó dung hòa.

Một phụ huynh nói về ngôn ngữ chat đã than phiền rằng: “Nhiều khi đọc những tin nhắn trong điện thoại của con gái mà không hiểu nó viết gì, càng lo lắng hơn là nó toàn dùng mấy kí tự khó hiểu đó để hẹn bạn trốn học đi chơi, không thể kiểm soát được…”

Không chỉ khó chịu với lối viết “phá phách” của các 9x, người lớn cũng rất khó chấp nhận khi thấy những từ tiếng anh, tiếng pháp đi kèm với các từ tiếng Việt trong câu như: “Hi mọi người! Mình là abc,xyz, mình rất vui được làm quen với everybody. Mình đang study ở abcxyz High School. Mình rất confident trong các extracurricular activities. Hiện nay mình đang cope up with chương trình học rất killer của trường… Nhưng mình tin với capacity của mình, mình sẽ hoàn thành completely cái syllabus đó.”

Quả thật không người lớn nào có thể hiểu nổi và chấp nhận được những dòng nửa tây nửa ta thế này, tiếng anh thì dùng vô tội vạ, lạm dụng quá mức còn tiếng Việt thì viết theo kiểu được chăng hay chớ, quên từ nào thì thay từ tiếng anh vào. Đặng Thai Mai đã nói: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay…”, với cách thay thế chóng mặt như trên, với sự ra đời ngày càng nhiều của loại tiếng Việt “lai căng”, thứ tiếng hay ấy liệu có thể tồn tại bao lâu? Thật đáng thương thay.

Ngoài việc gây hại cho nhà trường và gia đình, ngôn ngữ chat còn gây hại cho xã hội, không biết bao nhiêu trò “cứu net” diễn ra ngang nhiên trên đường phố, trò lừa gạt dụ dỗ buôn bán trẻ vị thành niên nghênh ngang hoạt động trước pháp luật, mà bàn tay chắp nối cho các hành vi tội phạm đó, chính là sự ngây thơ của các bé tuổi teen và ngôn ngữ chat khó hiểu này. Nhiều cảnh sát đã phải đau đầu và mất không ít thời gian dịch những kí tự ngôn ngữ chat khi dò tìm dấu vết của bọn tội phạm buôn người, đỉnh điểm là trong bài báo của Thư Viện Hoa Kì, một tác giả đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh chú ý về việc con em mình dùng ngôn ngữ chat trên mạng, thứ ngôn ngữ mà chỉ những người trong nhóm mới hiểu được [33]. Riêng ở Việt Nam, Đội công an chống tội phạm, mua bán phụ nữ trẻ em Hà Nội đã phải lên tiếng cảnh tỉnh gay gắt khi phát hiện tới 11 ổ nhóm mua bán người - một con số đáng lo ngại trong địa bàn thủ đô:

Qua chát hoặc từ việc cứu nét, các đối tượng buôn người giả vờ tán tỉnh, yêu đương; hứa hẹn giúp đỡ kiếm việc làm có thu nhập cao; rủ rê các em học sinh, sinh viên đua đòi, bỏ học, bỏ gia đình đi chơi rồi lừa bán vào các ổ mại dâm. Có trường hợp các đối tượng khống chế, cưỡng ép nạn nhân bằng các hình thức như hiếp dâm rồi quay phim khống chế, đánh đập, cưỡng ép nạn nhân bán dâm. Thậm chí, có trường hợp nạn nhân bị rao bán luôn trên mạng internet.” [34]

Thông qua ngôn ngữ chat, bọn săn người và lợi dụng tình dục đã gạ gẫm các em trên chat room, theo tình báo của Hoa Kì thì cứ 5 em trong chat room thì 1 em bị gạ gẫm để tấn công và tra tấn tình dục, tệ hơn là giết người [35]. Cộng thêm khoảng cách ngôn ngữ giữa các thế hệ và công việc bận rộn của các phụ huynh, việc này trở thành vấn đề bức xúc khó giải quyết đối với gia đình và xã hội.

Rõ ràng ngôn ngữ chat mang lại nhiều tác động tiêu cực mà ngay cả những người sử dụng chúng cũng không lường trước được. Tuy nhiên, hầu hết những hệ quả xấu từ ngôn ngữ chat đều được thúc đẩy từ bàn tay con người, vậy nên nó cũng sẽ được kiểm soát và kiềm chế các tác hại bởi chính bàn tay con người.

2.      Tác động tích cực:

Dù có những tác hại đáng lo ngại nhưng ngôn ngữ chat không những có thể tồn tại mà nó còn ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ bởi nó đã đáp ứng được những yêu cầu của tuổi teen trong thời đại số. Ngôn ngữ chat của teen khác biệt với những ngôn ngữ khác ở sự sáng tạo, tiện lợi, đôi lúc nó cũng giúp chúng ta dễ dàng bày tỏ cảm xúc.

*   Lý do lớn nhất khiến các bản trẻ yêu chuộng sử dụng ngôn ngữ chat tuổi teen chính là sự tiện lợi và tiết kiệm trong giao tiếp. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được đặc điểm tích cực này ở ngôn ngữ chat. Bằng việc viết tắt và biến thể tiếng việt sao cho ngắn gọn hơn thì rõ ràng là khi sử dụng thứ ngôn ngữ này chúng ta có thể tiết kiệm dung lượng kí tự, từ đó tiết kiệm được tiền bạc và thời gian hơn nhờ cách giao tiếp ngắn gọn nhanh lẹ.

Theo như điều tra của chúng tôi thì có tới 57% bạn trẻ nói rằng lý do sử dụng ngôn ngữ chat tuổi teen là sự tiện lợi và tính tiết kiệm của nó. Thật vậy, nếu như bạn ngồi trau truốt viết một tin nhắn 160 ký tự thì cũng với khoảng thời gian ấy bạn có thể viết được 3 đến 4 tin nhắn cùng nội dung bằng ngôn ngữ chat tuổi teen.

PGS.TS. Hoàng Anh Thi (khoa Ngôn ngữ học, đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội) cho rằng không có qui định cấm sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp cá nhân, ngay cả cô cũng thường xuyên sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp: “tôi có dùng trong mức độ nào đó, nhất là khi cần nhanh. Ví dụ bỏ chữ n trong xong, trường hoặc thay hai kí tự qu bằng một kí tự w… Đó là sự giảm bớt kí tự, tiết kiệm thời gian nhắn tin mà không ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin. Tôi cũng nhận được thông tin bằng ngôn ngữ chat chủ yếu của sinh viên. Có lẽ vì là nhắn tin cho cô giáo nên sinh viên cũng có ý thức hạn chế phần nào, và trong mức độ chấp nhận được, có lợi cho tiết kiệm thời gian. Nhưng cái gì cũng nên giới hạn. Như hiện nay thì đúng là có vấn đề, vì ngôn ngữ chat của giới trẻ không còn nằm ở sự tiết kiệm, mà có lúc đã trở nên kì dị. Tuy nhiên thật may là nó chỉ dừng lại ở chat, ở các diễn đàn…” [36]

Trên thực tế đã có những cách viết chữ việt nhanh bằng ngôn ngữ chat, điển hình là trang web http://vietpali.sourceforge.net, hướng dẫn viết tắt các chữ việt với lời giới thiệu rất hấp dẫn “Nghiền ngẫm 40 phút, bạn sẽ tiết kiệm hơn 40% thời gian gõ”. Thật vậy, khuyết điểm của tiếng việt là nhiều câu chữ còn rất dài, vì dụ như âm gi đọc giống âm j, sao ta không thay gi thành j? Âm qu đọc giống âm w, sao ta không thay qu thành w? Tất cả những vấn đề này đều được đề cập đến trong quyển sách “Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ”, Nxb Văn Hoá, Hà Nội, 1961. Kể cả cuộc hội nghị bàn về cải tiến chữ quốc ngữ do Viện Văn Học tổ chức tại Hà Nội năm 1960 cũng nêu ra những bất cập trong việc sử dụng chữ quốc ngữ, ví dụ như việc dùng NG thay cho NG, NGH; dùng j thay cho gi; k thay cho k, c; f thay cho ph; d thay cho đ và z thay cho d… Mà tất cả những bất tiện trên, ngôn ngữ chat đều có thể giải quyết được.

Trong thời đại tốc độ công nghiệp hóa như vũ bão, mọi thứ đều phát triển, biến đổi một cách chóng mặt, đòi hỏi con người cũng phải có tốc độ làm việc, sinh hoạt nhanh hơn, bận bịu hơn. Trong thời buổi đất chật người đông, ai ai cũng đua nhau làm ăn, cạnh tranh ngày một khốc liệt, cơ hội trong cuộc sống của mỗi người phải tự dành giật lấy thì sự nhanh chậm giữa anh và tôi quyết định tất cả, thế chẳng phải thời gian và tiền bạc là vô cùng quý giá vì vậy lợi ích này của ngôn ngữ chat tuổi teen đáng được coi trọng.

Theo điều tra có hơn 30% bạn được hỏi thừa nhận mình sử dụng từ 25% - 75% lượng ngôn ngữ chat trong quá trình học tập. Tuy nhiên trong số các bạn sử dụng ngôn ngữ chat trong học tập thì chỉ có hơn 6% bạn đưa thứ ngôn ngữ này vào các bài kiểm tra, đa số các bạn chỉ ứng dụng nó vào việc chép bài. Đây cũng là điều dễ hiểu, chính những định kiến cho rằng tất cả loại hình trong ngôn ngữ chat tuổi teen đều làm biến dạng tiếng việt thậm chí là bóp méo cả một nền văn hóa đã khiến các bạn trẻ rụt rè trong việc đưa ngôn ngữ chat tuổi teen vào các bài kiểm tra trên lớp, ngay cả khi j có thể thay thành gi, qu thay thành w… cho ngắn gọn hơn. Hiện nay các bạn trẻ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ chat khi nhắn tin sms, viết blog, twitter, ….

Tóm lại, nếu như tiếng việt của chúng ta mất rất nhiều thời gian để có thể hiểu được ý nghĩa từ, câu thì khi đọc ngôn ngữ chat tuổi teen bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa mà nó muốn truyền đạt bởi các kí tự khá ngắn gọn, xúc tích, nói cách khác ngôn ngữ chat giúp tăng khả năng nắm ý, nâng cao độ nhạy cảm với ngôn ngữ. Theo giáo sư David crystal viết trong cuốn language on the internet, việc sử dụng ngôn ngữ chat tuổi teen hay “texting” không những không làm giảm bất cứ khả năng nào của teen mà còn tăng khả năng ngôn ngữ. Ông đã dùng chính sinh viên tại nơi ông giảng dạy làm ví dụ và đối tượng nghiên cứu, ông chỉ ra rằng những sinh viên thường xuyên sử dụng ngôn ngữ chat tuổi teen có khả năng đọc và viết cũng như sự nhanh nhạy trong việc nằm bắt ý tốt hơn những sinh viên không hoặc rất ít sử dụng ngôn ngữ chat tuổi teen [37].

*   Lợi ích thứ ba mà ngôn ngữ chat tuổi teen mang lại chính là sự diễn đạt cảm xúc một cách chân thật một cách dễ dàng. Trong số bạn được hỏi thì có tới 53% bạn chọn lý do mình sử dụng ngôn ngữ chat bởi đặc điểm này của nó. Không giống như các ngôn ngữ khác việc thể hiện cảm xúc đều khiến các bạn trẻ rất ngại ngùng, ngôn ngữ chat mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái khi chia sẻ cảm xúc. Đặc biệt khi guồng quay cuộc sống ngày một hối hả vì áp lực từ học tập, công việc, xã hội, …làm cho con người ta trở nên đầy tâm trạng, thậm chí là mắc chứng stress, khi đó nhu cầu chia sẽ tâm tư tình cảm như một liều thuốc để giải tỏa áp lực. Từ đó, những bạn trẻ, những con người không ngừng học hỏi để tìm kiếm cái mới mẻ đáp ứng nhu cầu của chính họ và ngôn ngữ chat của teen chính là thứ công cụ mới giúp họ giải quyết vấn đề truyền đi sóng cảm xúc của bản thân tới người khác. Khi vui bạn chỉ cần chèn vào đoạn hội thoại một cái mặt cười (J), khi buồn thì đã có một cái mặt mếu (L) hay khi tức giận là 2 gạch chéo tựa như cái chau mày. Sự đơn giản và ngộ nghĩnh của các biểu tượng là đặc điểm luôn được các bạn ưa chuộng, nó giảm đi những cảm xúc đau buồn.

*   Lợi ích cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng của ngôn ngữ chat tuổi teen chính là tính sáng tạo và sự mới mẻ của nó. Ngôn ngữ chat tuổi teen được chính các bạn tuổi teen sáng tạo ra vì vậy nó dĩ nhiên phải có sự tươi mới, cá tính. Có thể thừa nhận đây cũng là một trong những mặt tích cực của ngôn ngữ chat tuổi teen. Nó mang hơi thở của tuổi trẻ, luôn tràn đầy sức sống. Vì thế mà cách các bạn trẻ sử dụng ngôn ngữ chat cũng là cách các bạn thể hiện cá tính và cái tôi của mình.

Nói về tính sáng tạo của ngôn ngữ chat, nhà văn Văn Giá đã khẳng định: “Phải thừa nhận rằng cách sử dụng ngôn ngữ thông minh, linh hoạt, và năng động của các em làm cho ngôn ngữ không bị đóng băng cằn cỗi mà trở nên sinh động hơn” [38]

Rõ ràng không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, ngôn ngữ chat còn sáng tạo nên một mùa xuân tươi mới cho tiếng Việt truyền thống qua những câu nói hài hước, mang ý nghĩa giải trí, người ta có thể cười vì một câu nói vu vơ “buồn như con chuồn chuồn” hay “chán như con gián”, bởi lẽ hai danh từ trong câu nói chẳng ăn nhập gì với nhau ngoài hợp âm, người ta cũng có thể cười khi nghĩ một cách tích cực về câu thành ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu được ăn thêm cỏ” trong quyển “Sát thủ đầu mưng mủ” của Thành Phong, bởi lẽ nếu dùng nó để mỉa mai châm biếm thói vô tâm của giới trẻ thời nay thì ăn khớp quá đi chứ, ngoài ra, còn có nhiều câu thành ngữ bị cải biên hài hước như:

Hoặc

Hay

 

Lối nói vui nhộn này là một hình thức giúp các bạn trẻ khẳng định mình, đồng thời cũng là cách để giải tỏa áp lực học hành, những stress trong cuộc sống, nên hoàn toàn có thể chia sẻ và thông cảm được.(theo GS.Phạm Văn Tình, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư).

Hơn nữa, có nhiều câu thành ngữ được sáng tạo trong ngôn ngữ chat đã trở thành một công cụ giao tiếp với mục đích “hòa khí phát tài” của các chủ kinh doanh. Nhiều bảng quảng cáo hài hước đã xuất hiện với các câu tuổi teen như: “chuẩn không cần chỉnh”, “ăn chơi không sợ mưa rơi”, “xấu nhưng biết phấn đấu”… Thậm chí có nhiều cửa hàng bán quần áo in trên áo các câu này và trở thành mặt hàng nóng hổi của giới trẻ.

       

Nói về vấn đề này, anh Hoàng, chủ một showroom ôtô cho rằng những câu nói kiểu như “chán như con gián”, “buồn như con chuồn chuồn” hay “bình thường như cân đường hộp sữa” anh vẫn hay dùng khi ai đó hỏi: “Kinh doanh dạo này thế nào?”.

Anh cho biết tại thời điểm Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 về siết ôtô nhập khẩu, giới buôn xe còn an ủi nhau bằng các câu đại ý như: “Đâu sẽ có đó, thịt chó có mắm tôm” hay “Miệt mài quay tay vận may sẽ đến”.

Theo anh, cũng là câu nói nhưng nếu biết lựa chọn một cách thể hiện ví von, ấn tượng, câu chuyện sẽ “vào cầu” và thu hút hơn. “Bạn hãy tưởng tượng một vị khách giàu có vào mua hàng, họ cò kè bớt một thêm hai. Nếu bạn nói với anh ta rằng: nhà giàu mà ki bo, chắc chắn sẽ làm họ phật ý. Nhưng thay vào đó bạn ví von rằng: "Nhà giàu tiếc gì con lợn còi" hay "ăn chơi sợ gì mưa rơi" sẽ nhẹ nhàng và dễ nghe hơn rất nhiều”, anh Hoàng chia sẻ.(theo vnexpress.net: “Kinh Doanh nhiễm ngôn ngữ ‘Sát thủ đầu mưng mủ’”)

Ngôn ngữ chat được sử dụng ngày càng phổ biến và dường như xuất hiện trong hầu hết các tin nhắn điện thoại, tin nhắn yahoo, email, trong giao tiếp hằng ngày, facebook. Trong một chuẩn mực nào đó, không quá lạm dụng ngôn ngữ chat để cho người khác có thể hiểu được thì nó sẽ giúp các mối quan hệ thiết lập dễ dàng hơn, tiến tới sự gần gũi, tạo sự cởi mở. Không những thế, xã hội là qui luật của sự vận động và phát triển, với ngôn ngữ chat cũng vậy, đó là sự phát hiện, sáng tạo của chính giới trẻ, nó chứng minh cho sự năng động, khả năng sáng tạo cũng như sự dễ dàng thích nghi, học hỏi, nắm bắt thông tin, tìm tòi cái mới, lạ của thế hệ trẻ hôm nay.

Phát biểu về tính tích cực của ngôn ngữ chat, giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Văn Khang đã nói: “Ngôn ngữ lớp trẻ ngày nay đang đi tiên phong trong đổi mới. Thế hệ trẻ không làm hỏng ngôn ngữ của cha ông, mà trái lại đang làm phong phú nó, làm cho nó dân chủ và sáng tạo hơn. Có cái “quậy” phá rối, nhưng có những cái quậy bắt nguồn từ sự thông minh, “phá cách” một cách sáng tạo. Tất nhiên, cái gì cũng có tính tự phát và cần có sự can thiệp, điều chỉnh của pháp luật và dư luận xã hội… Nếu ta biết giáo dục, định hướng theo chiều tích cực thì “trăm sông sẽ chảy về biển cả”. Tiếng Việt ngày xưa không chỉ vẫn vẹn nguyên, vẫn đẹp mà còn được bồi đắp, giàu đẹp thêm nhiều. Công lao đó, không tính cho lớp trẻ thì tính cho ai?” [39]

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe nói về nhận định ngôn ngữ chat làm mất sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng liệu có ai từng nghĩ rằng, ngay từ thời cha ông ta, tiếng Việt cũng đã vay mượn rất nhiều từ Hán Việt, tiếng Pháp, tiếng Mĩ để làm giàu thêm cho tiếng mình, vậy thì tại sao khi ngôn ngữ chat xuất hiện với  hầu hết các chữ cái được biến hóa từ chính vốn tiếng Việt, lại bị cho là “ô nhiễm”?

 Như vậy, nhận định về “mất đi sự trong sáng của tiếng Việt” là không hoàn toàn đúng đối với một số bộ phận ngôn ngữ chat, bởi: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải bắt đầu từ chuẩn hóa tiếng Việt. Chuẩn hóa không phải là đưa những khuôn cứng nhắc, bất di bất dịch rồi lấy đó để “phê phán đúng sai”. Chúng ta cần sớm xây dựng và ban hành chính sách về ngôn ngữ…Ngôn ngữ không chỉ là lời trao gửi thông thường mà còn là văn hóa giao tiếp. Tôi đã tham dự nhiều sự kiện truyền thông mà trong đó ngôn từ lớp trẻ rất phong phú, sinh động… làm nhiều người ngạc nhiên. Vậy còn lời than phiền về ngôn ngữ thiếu chuẩn mực của lớp trẻ? Xin thưa: Đó là một thực tế của quá trình phát triển ngôn ngữ trong một xã hội đang phát triển.” (GS. Nguyễn Văn Khang [40])

*                                                                                               Kết luận: Rõ ràng tính tích cực của ngôn ngữ chat cũng nhiều không kém gì những mặt tiêu cực của nó. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sử dụng ngôn ngữ chat đúng mực và đúng trường hợp, nó mới phát huy được hết lợi thế của mình.

Qua cái nhìn khách quan về tác động tiêu cực và tích cực của ngôn ngữ chat, chúng ta có thể rút ra được những cái nhìn chưa thực sự thấu đáo của một bộ phận người có định kiến với ngôn ngữ chat và xét về sự tồn tại hiện nay của nó có xứng đáng để chúng ta lưu lại và phát triển hay không, vì nếu được tiếp tục cải tiến thì trong tương lai nó có thể sẽ lấp đầy những thiếu sót mà ngày nay ta còn quan ngại. Ngôn ngữ chat có thể còn nhiều thiếu sót nhưng cũng phải nói thêm, không một thứ ngôn ngữ nào là không thiếu sót và không cần bổ sung hay chỉnh sửa, bởi sự phát triển của ngôn ngữ là một quy luật tất yếu của tự nhiên.

Tóm lại, ngôn ngữ chat là ngôn ngữ của giới trẻ, của tuổi teen, nó là một biến thể của tiếng Việt chính thống (không thể đa dạng và hoàn chỉnh như ngôn ngữ chính thống-tiếng Việt, chủ yếu được sử dụng ở phạm vi giao tiếp nhất định vì vậy nó không phổ biến và khó có thể thay thế cho tiếng Việt), một khi môi trường của tuổi teen vẫn còn thì ngôn ngữ chat sẽ vẫn còn hiện diện, kể cả những tác động của nó.

3. Phương hướng phát triển ngôn ngữ chat đúng cách:

3. 1 Xu hướng phát triển của ngôn ngữ chat trong tương lai gần:

Xung quanh vấn đề ngôn ngữ chat tuổi teen có rất nhiều ý kiến trái chiều, cả ủng hộ, phản đối, khen chê từ nhiều đối tượng khác nhau, nhưng một thực tế hiện nay mà không ai có thể phủ nhận là ngôn ngữ chat là một trong những nhánh phát triển của tiếng Việt và đó là sự phát triển tất yếu cần có như những sự phát triển khác của xã hội. Theo giáo sư Nguyễn Văn Khang thì “ngôn ngữ chính là tấm gương phản chiếu xã hội hay là chiếc nhiệt kế đặc biệt của xã hội Việt Nam[41].

Thực tế, lịch sử đã chứng minh điều này, ngôn ngữ được sử dụng ở Việt nam không ngừng biến đổi, để có tiếng Việt như ngày hôm nay chúng ta đã chấp nhận từ bỏ chữ Nôm. Tiếng Việt đã và đang phản ánh mọi sự thay đổi của xã hội Việt Nam và theo đó tiếng Việt cũng đang có những thay đổi dưới tác động của xã hội Việt Nam. Khi xã hội tồn tại các nhóm xã hội thì tương ứng với nó sẽ có ngôn ngữ của xã hội đó. Sự xuất hiện của cư dân mạng thì cũng đồng thời xuất hiện ngôn ngữ của cư dân mạng.

Không chỉ riêng tiếng Việt mà với ngôn ngữ nào cũng vậy. Ở Trung Quốc cư dân mạng còn đưa ra một thứ ngôn ngữ gọi là “ngôn ngữ sao hỏa” mà chỉ có họ mới hiểu được. Với quá trình hình thành và phát triển theo đúng quy luật phát triển của tự nhiên thì ngôn ngữ chat của teen có thể khẳng định là không thể xóa bỏ được. Khi nào còn sự tồn tại cư dân mạng, còn tồn tại nhóm xã hội của giới trẻ thì còn ngôn ngữ đó. Quy luật phát triển là xã hội luôn vận động, ngôn ngữ cũng vậy có cái sẽ được chấp nhận nhưng cũng có cái sẽ bị đào thải và với những đặc điểm ưu việt của mình ngôn ngữ chat đã dần được mọi người chấp nhận và rồi ủng hộ thậm chí chúng còn đang xâm nhập vào đời sống của chúng ta với tốc độ nhanh như vũ bão.

Hiện nay, ngôn ngữ chat của teen chủ yếu chỉ được sử dụng trên các công cụ công nghệ thông tin như internet hay điện thoại bằng hình thức nhắn tin chứ mức độ xuất hiện của ngôn ngữ chat trong các bài viết có tính trang trọng hay nghiêm túc như luận văn, bài kiểm tra hay các bài báo là rất thấp, ấy vậy mà chỉ mới dừng lại ở mức đó đã khiến dư luận xã hội xôn xao, phát sinh nhiều luồng tranh cãi và sự quan ngại của không ít người. Đó thực sự là một minh chứng cho sự phát triển dữ dội, không gì ngăn cản được của ngôn ngữ chat.

Nhiều nhà ngôn ngữ và những người có trình độ học vấn cao còn tỏ ra lo lắng rằng thứ ngôn ngữ này sẽ thay thế tiếng Việt. Có người còn đề cập đến việc đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng Việt và cùn nảy sinh không ít những ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề này.

Tuy nhiên chúng tôi cho đây là sự lo ngại không cần thiết bởi dù ngôn ngữ chat của teen đang lan truyền nhanh chóng nhưng nó chủ yếu chỉ phát tán trong cộng đồng teen trong môi trường mạng internet.

Hơn nữa ngôn ngữ chat thực tế không thể có một hệ thống chữ viết như tiếng Việt vì vậy ngôn ngữ chat khó có thể thay thế cho tiếng Việt nếu có thì điều đó cũng chỉ xảy ra trong một tương lai rất xa, có thể là hàng nghìn năm cũng như tiếng Việt cũng phải trải qua cả một thời gian dài hàng trăm năm hình thành và phát triển mới có thể thay thế hoàn toàn cho chữ Nôm. Còn về việc ngôn ngữ chat có được mọi người ủng hộ để đưa vào từ điển tiếng Việt hay không, chúng ta hãy cùng xem biểu đồ phân tích về vấn đề này:

Hình 8. Biểu đồ thể hiện ý kiến của mọi người về việc đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng Việt.

Thực tế khảo sát cho thấy hầu hết mọi người đều cho rằng không nên đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng Việt (chiếm 63% những người được hỏi) hoặc nếu có đưa vào thì cũng cần chọn lọc và chỉnh sửa. Điều này cho thấy mọi người đều nhận thức được tính chưa hoàn chỉnh của ngôn ngữ chat và thừa nhận sự ưu việt hơn của tiếng Việt.

Dù vậy đó chỉ là ý kiến không nên đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng Việt chứ không có nghĩa là không nên tiếp tục sử dụng ngôn ngữ chat. Ngôn ngữ chat có thể thua kém hơn so với tiếng Việt ở nhiều phương diện tuy nhiên nó vẫn có những ưu điểm rất lớn mà chúng ta không thể phủ nhận. Ngôn ngữ chat không hề làm mất đi vẻ đẹp của tiếng Việt mà chỉ có những người không biết cách sử dụng nó hợp lý mới làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của tiếng Việt.

3. 2 Định hướng phát triển ngôn ngữ chat của teen sao cho đúng cách:

Vấn đề thực sự cấp bách đặt ra lúc này là làm sao để có thể sử dụng ngôn ngữ chat tuổi teen đúng cách để nó phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, hạn chế những mặt tiêu cực còn tồn tại và phát huy những mặt tích cực đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt.

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề trên cụ thể như sau:

·        Bởi ngôn ngữ chat của teen thay đổi liên tục nên việc nắm bắt là rất khó vì vậy bất cứ một cuốn từ điển hay phần mềm dich ngôn ngữ chat nào cũng là lỗi thời vì vậy việc phổ biến ngôn ngữ chat như là ngôn ngữ chính thống và để tất cả mọi người đều có thể hiểu được là điều khó có thể làm được. Tốt hơn hết các bạn trẻ chỉ nên sử dụng ngôn ngữ chat khi giao tiếp với những người có thể hiểu được và tránh thể hiện thứ ngôn ngữ này trước những người không đọc được vì họ sẽ cho đó là sự thiếu tôn trọng. Nói cách khác là chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ chat đúng nơi, đúng chỗ, đúng cách.

Trong mỗi người cần phải có ý thức hơn trong việc dùng ngôn ngữ chat, phải nhận thức được lúc nào, ở đâu, với ai là thích hợp, có thể dùng ngôn ngữ chat.

·        Ngôn ngữ chat một mặt không có hệ thống như tiếng việt, không hoàn chỉnh như tiếng Việt vì vậy không thể thay thể cho tiếng Việt trong một sớm một chiều. Điều này khẳng định vai trò quan trọng khó có thể thay đổi của tiếng Việt hiện nay đồng nghĩa với việc chúng ta không thể lơ là trau dồi tiếng mẹ đẻ. Mỗi người đều có thể sáng tạo ra ngôn ngữ chat, song hãy quan tâm đến ngôn ngữ chính thống, đặt ngôn ngữ chat trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc để tìm ra những từ mới vừa hay, có ý nghĩa và phù hợp, lại góp phần vào việc làm giàu có, phong phú từ vựng cho tiếng Việt.

·        Ngôn ngữ chat tuổi teen vẫn cần phải được phát huy những mặt tích cực của nó vì thật khó có ngôn ngữ nào tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho chúng ta như ngôn ngữ chat tuổi teen. Chúng ta vẫn nên sử dụng loại ngôn ngữ này những lúc cần tiết kiệm thời gian và tiền bạc cũng như khi muốn thể hiện cảm xúc chân thật một cách dễ dàng chỉ có điều hãy sử dụng nó đúng hoàn cảnh.

·        Chúng ta thực sự cũng không có lý do gì mà ngăn cản sự sáng tạo của bản thân để làm giàu thêm cho ngôn ngữ tuổi teen nếu như sự sáng tạo đó phù hợp với nét đẹp văn hóa. Nếu đã coi ngôn ngữ là phương tiện thể hiện, là chìa khóa dẫn tới thế giới của tư duy, thì với việc ngăn cản tìm hiểu hay sáng tạo ra ngôn ngữ chat chúng ta đã tự tay đóng cánh cửa, bỏ lỡ cơ hội hiểu biết thêm về giới trẻ.

TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

Mặc dù thời gian thực hiện đề tài hạn hẹp nhưng sau sự nỗ lực hết mình của các thành viên trong nhóm, chúng tôi đã hoàn thiện đề tài với một số kết quả nhất định. Tuy còn nhiều sai sót nhưng công trình nghiên cứu của chúng tôi cũng đã mang lại không ít những thành tựu.

·        Trước hết, chúng tôi đã mang lại cho mọi người những hiểu biết nhất định về thứ ngôn ngữ này thông qua hệ thống lý thuyết chung về ngôn ngữ chat của teen. Thực tế một số người vẫn chưa có một khái niệm chính xác về ngôn ngữ, lại càng không hiểu rõ về sự hình thành, phát triển cũng như các hình thái ngôn ngữ này vì vậy mà họ không đã có những kết luận chủ quan duy ý chí về tác động của ngôn ngữ chat đến đời sống cũng như tiếng việt. Do đó việc cung cấp những thông tin cần thiết về ngôn ngữ chat tuổi teen là sự thành công bước đầu giúp cho mọi người có một kiến thức nền tảng để đánh giá mọi mặt về ngôn ngữ chat của teen hiện nay.

·        Thứ hai, bằng việc thực hiện cuộc khảo sát về vấn đề sử dụng ngôn ngữ chat của teen trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, với đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên các trường thcs, thpt và đại học, chúng tôi đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng ngôn ngữ chat của teen hiện nay cũng như thái độ của teen đối với ngôn ngữ chat mà họ đang sử dụng qua đó giúp mọi người hiểu hơn về ngôn ngữ chat của teen.

·        Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà chúng tôi cũng đã hoàn thành là việc phân tích những tác động tích cực cũng như tiêu cực của ngôn ngữ chat tuổi teen hiện nay đối với các chủ thể khác, từ đó giúp mọi người nhìn nhận một cách khách quan về ứng dụng của ngôn ngữ chat trong đời sống, bỏ đi những định kiến duy ý chí đối với ngôn ngữ chat của teen bởi thông qua những phương pháp thống kê chúng tôi đã đưa ra được nhũng bằng chứng xác thực nhất về tính tích cực của ngôn ngữ chat của teen.

·        Chúng tôi cũng tự tin khẳng định những hữu ích trong phương hướng phát huy nhũng mặt mạnh và hạn chế những điểm yếu trong quá trình sử dụng ngôn ngữ chat của teen. Với nhũng giải pháp điều chỉnh ngôn ngữ chat của teen hiện nay mà nhóm nghiên cứu đề xuất, chúng tôi hi vọng ngôn ngữ chat của teen có thể trở thành một công cụ giao tiếp hữu hiệu cho teen như một sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ, mà không làm mất đi những nét đẹp vốn có của tiếng việt. bên cạnh đó với việc xác định hướng phát triển tiếp theo của ngôn ngữ chat, chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ định hướng một cách đúng đắn sự phát triển cho ngôn ngữ chat tuổi teen.

*     Một số hạn chế ở đề tài:

Trong quá trình thực hiện khảo sát, một số người còn ngại chia sẻ kiến hoặc cung cấp thông tin sai dẫn tới chút sai số trong những dữ liệu thu thập được, bên cạnh đó tính khách quan của phiếu khảo sát còn chưa cao vì số lượng người khảo sát còn ít.

 

 

I. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CẦN LƯU Ý:

·        SMS-Short message service: dịch vụ tin nhắn ngắn

·        IM-Instan message: nhắn tin tức thời

·        @: kí hiệu được dùng trong địa chỉ email nay được dùng để chỉ những thứ lien quan tới máy tinhshay internet, …

·        E-mail (electronic mail): thư điện tử

·        8x, 9x: từ không chính thống, để chỉ những người có năm sinh lần lượt trong thập niên 80, 90 thể kỉ XX.

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.      Tài liệu hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học của PGS.TS Phạm Đình Nghiệm.

2.      Trịnh Thanh Thủy: “Ngôn ngữ mạng, gió lành hay gió độc” trên trang web http://vietpali.sourceforge.net

3.      Phạm Văn Sinh & Phạm Quang Phan, 2010, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của  chũ nghĩa Mác – Lênin, tái bản, NXB Chính trị quốc gia.

4.      Nguyễn Tường Anh, 2010, Định nghĩa Tiếng nói & Ngôn ngữ, http://concuame.com/index.php?option=com_content&view=article&id=61&Itemid=17, xem ngày 10/11/2010.

5.      Baron N.S 2003. Language of the Internet, Stanford: CSLI Publications

6.      Crystal,D, 2006, Language and the Internet, Oxford Universities Press, London, UK.

7.      Một số trang web tham khảo và đọc thêm:

*     http://ngonngu.net/

*     www.nld.com.vn

*     http://www.baomoi.com

*     http://vietpali.sourceforge.net/binh/VietTatChuVietTrongNgonNgu@.htm

*     http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2011/3/146645.cand

*     Báo vnexpress, báo lao động, báo tuổi trẻ, báo mới, báo mựuc tím, vietbao, tintuc102.com, SGTT, CAND online, trang web Viết chữ nhanh:  http://vietpali.sourceforge.net/binh/, …

*     Đoàn Xuân Kiên: “Chữ quốc ngữ qua những biển dâu”.

*     Tham luận của GS. Hoàng Thụy “Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ”:       http://vietpali.sourceforge.net/binh/ThamLuanCuaGiaoSuHoangThuy.htm

*     http://special.kremlin.ru/transcripts/11227

*     202.205.177.9/edoas/website18/09/info14909.htm

*      news.sina.com.cn/o/2004-10-28/10394063963s.shtml

 

 

 

PHỤ LỤC:

PHẦN MỞ ĐẦU.. 2

1.    Lý do nghiên cứu đề tài:. 2

2.    Mục đích nghiên cứu:. 2

3.    Nhiệm vụ nghiên cứu:. 2

4.    Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:. 2

5.    Phương pháp nghiên cứu:. 2

6.    Phân công công việc:. 2

7.    Tổng quan tình hình nghiên cứu:. 3

8.    Cấu trúc đề tài:. 3

Chương I: Lý thuyết chung về ngôn ngữ chat của teen. 3

1.    Các khái niệm cơ bản:. 3

2.    Ngôn ngữ chat của tuổi teen ở Việt Nam:. 3

2. 1 Sơ lược nguồn gốc hình thành của ngôn ngữ chat:. 3

2. 2 Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ chat ở Việt Nam:. 3

2. 3 Các quy luật chuyển đổi, các loại mật mã trong ngôn ngữ chat của teen ở Việt Nam. 3

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHAT CỦA TEEN.. 3

1.    Trong hoạt động chat, nhắn tin:. 3

2.    Trong học tập:. 3

3.    Mức độ sử dụng:. 3

4.    Lí do sử dụng:. 3

5.    Thái độ của mọi người xung quanh đối với ngôn ngữ chat:. 3

6.    Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ chat của các bạn trẻ TP. HCM:. 3

a.    Yếu tố khách quan:. 3

b.    Yếu tố chủ quan:. 3

CHƯƠNG III. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ CHAT CỦA TEEN VÀ PHƯỚNG HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH NGÔN NGỮ CHAT.. 3

1.    Tác động tiêu cực:. 3

a.    Đối với tuổi teen:. 3

b.    Đối với thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và người lớn tuổi:. 3

2.    Tác động tích cực:. 3

3.    Phương hướng phát triển ngôn ngữ chat đúng cách:. 3

3. 1 Xu hướng phát triển của ngôn ngữ chat trong tương lai gần:. 3

3. 2 Định hướng phát triển ngôn ngữ chat của teen sao cho đúng cách:. 3

TỔNG KẾT ĐỀ TÀI. 3

I. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CẦN LƯU Ý: 3

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 3

 

************************************************************************************

Các tác giả:

·        Nguyễn Thị Thu Thảo

·        Hoàng Thị Hường

·        Nguyễn Thị Minh Hằng

·        Trần Thị Nương

 

NGUỒN: https://www.academia.edu/4493393/th_c_tr_ng_ngon_ng_chat

 

 

 

 

 

 

 

© Trần Tư Bình (Email: tubinhtran@gmail.com, Web: Chữ Việt Nhanh).

 

Về Trang Chính

Ch Vit Nhanh

 

 

 

 



[1] http://americanspeech.dukejournals.org/cgi/reprint/83/1/3.pdf (American Speech, Vol. 83, No. 1, Spring 2008 doi 10.1215/00031283-2008-001, page 27)

[2] http://special.kremlin.ru/transcripts/11227: tổng thống Nga trả lời phỏng vấn đài phát thanh Mayak về việc dùng ngôn ngữ chat để văng tục trên internet, tháng 5-2011

[3] Trích báo Tân Hoa Xã,  trang web Giáo Dục Trung Quốc Moe.gov.cn – “Ngôn ngữ internet ảnh hưởng xấu tới Hán ngữ”: 202.205.177.9/edoas/website18/09/info14909.htm

[4], 5 Trích news.sina.com.cn - “Ngôn ngữ internet phá vỡ văn tự truyền thống: mấy nhà vui mừng mấy nhà sầu”: news.sina.com.cn/o/2004-10-28/10394063963s.shtml

 

[6] Báo người lao động online: “Lậm ngôn ngữ @”

[7] Báo Đời sống và pháp luật: “Khổ nạn ngôn từ biến tấu của… teen”

[8] Báo Người lao động online: “Nguy cơ… quên tiếng Việt”

[9] Báo người lao động online: “Lậm ngôn ngữ @”

[10] www.benhhoc.com: “Bình luận về ngôn ngữ tiếng Việt”

[11] Báo giáo dục Việt Nam: “Chẳng nên cản giới trẻ nói ‘hồn nhiên như… cô tiên’”

[12] News.go.vn: “Hãy để ngôn ngữ chat diễn ra tự nhiên”

[13] Báo Mực Tím online: “Giải mã ngôn ngữ teen”

[14] Báo New fashion: “Là bạn của teen”

[15] Phạm Văn Sinh & Phạm Quang Phan, 2010, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của  chũ nghĩa Mác – Lênin, tái bản, NXB Chính trị quốc gia.

 

[16] Nguyễn Tường Anh, 2010, Định nghĩa Tiếng nói& Ngôn ngữ, http://concuame.com/index.php?option=com_content&view=article&id=61&Itemid=17

[17] Viettinnhanh: “Ngôn ngữ chat hay nhu cầu đổi mới tiếng Việt”

[18] Tham khảo Baron N.S 2003. Language of the Internet, Stanford: CSLI Publications

[19] Tham khảo Baron N.S 2003. Language of the Internet, Stanford: CSLI Publications

[20] Trần Tư Bình: “Viết tắt chữ Việt trong ngôn ngữ và tin nhắn”

[21] Báo baocantho.com: “Loạn ngôn ngữ…tuổi teen”

[22] Báo Người lao động online: “Ngôn ngữ… biến thái”

[23] Báo congannghean.vn: “Hoa mắt, đau đầu đọc ngôn ngữ tuổi ‘teen’”

[24] www.benhhoc.com: “Bình luận về ngôn ngữ tiếng Việt”

[25] www.benhhoc.com: “Bình luận về ngôn ngữ tiếng Việt”

[26] www.philiptran.info: “Ngôn ngữ ‘quái đản’ của teen”

[27] Báo dân trí: “Nói không với ngôn ngữ chat”

[28] Báo mới: “Từ hiện tượng sát thủ đầu mưng mủ, giới trẻ có tự ý thức được mình?”

[29] Báo giáo dục Việt Nam: “Bị ‘tuýt còi’, ‘Sát thủ đầu mưng mủ’ vẫn gây sốt”

[30] Vietbao.vn: “Khi học trò lạm dụng ngôn ngữ chat”

[31] Báo sức khỏe và dinh dưỡng, mục thời sự trong nước: “Nguy cơ… quên tiếng Việt”

[32] Báo Mực tím: “Lậm ngôn ngữ @”

[33] Báo datviet.com, Trịnh Thanh Thủy: “Ngôn ngữ mạng: gió lành hay gió độc?”

[34] Báo Tiền Phong online: “Nhiều thủ đoạn lừa bán thiếu nữ qua mạng”

[35] Báo datviet.com, Trịnh Thanh Thủy: “Ngôn ngữ mạng: gió lành hay gió độc?”

[36] News.go.vn: “Hãy để ngôn ngữ chat diễn ra tự nhiên”

[37] Crystal,D, 2006, Language and the Internet, Oxford Universities Press, London, UK

[38] Báo tintuc102.com: “Chẳng nên cản giới trẻ nói ‘hồn nhiên như… cô tiên’”

[39] Bản tin Đại Học Quốc Gia Hà Nội: “Làm đẹp thêm ‘dòng sông’ ngôn ngữ”

[40] Báo CAND online: “Các nhà ngôn ngữ bàn về ‘tuổi teen sử dụng ngôn ngữ hỗn tạp’”

[41] Báo CAND online: “Các nhà ngôn ngữ bàn về ‘tuổi teen sử dụng ngôn ngữ hỗn tạp’”

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn